Ngay cả các giám đốc điều hành của Google và nhân viên phụ trách dữ liệu vị trí cũng không biết cách các cài đặt quyền riêng tư hoạt động. Ảnh: AP.
Jen Chai, giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, chuyên phụ trách dịch vụ định vị, thậm chí cũng không biết các cài đặt quyền riêng tư của công ty này có mối quan hệ như thế nào.
Các tài liệu này là một phần vụ kiện chống lại Google của văn phòng công tố bang Arizona (Mỹ) từ năm 2020. Trong đơn kiện, bang Arizona cáo buộc công ty này thu thập dữ liệu vị trí từ điện thoại thông minh một cách bất hợp pháp dù người dùng không cho phép.
Các tài liệu từ vụ kiện đã được công bố trước đó, nhưng có nhiều phần thông tin bị xóa mờ. Một thẩm phán đã ra lệnh cho phép mở phần tài liệu đã bị làm mờ vào tuần trước, theo yêu cầu của nhóm thương mại Nội dung số và Liên minh Truyền thông. Họ cho rằng công chúng cần biết về hoạt động thu thập dữ liệu của Google, và cách công ty này sử dụng sức ép pháp lý để ngăn chặn những sự chỉ trích hướng vào mình.
Các tài liệu bị rò rỉ thậm chí còn mô tả chi tiết hơn về cách Google che giấu các kỹ thuật thu thập dữ liệu của mình khỏi người dùng và cả nhân viên công ty.
Người dùng gần như không có cách nào sử dụng dữ liệu vị trí trên điện thoại Android mà không chia sẻ với Google. Ảnh minh họa: LP. |
Google sử dụng nhiều cách khác nhau để thu thập vị trí của người dùng, bao gồm kết nối điện thoại với WiFi hoặc buộc người dùng chia sẻ dữ liệu để sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba không liên kết với Google.
"Không có cách nào để cung cấp vị trí của bạn cho ứng dụng của bên thứ ba mà qua mặt được Google”, tài liệu phiên tòa trích lời của một nhân viên Google.
Cách Google làm khó người dùng
Theo các tài liệu, trong các phiên bản Android thử nghiệm mà Google để phần cài đặt quyền riêng tư ra ngoài, dễ tìm hơn, người dùng thường chọn tắt hoặc hạn chế chia sẻ. Để giải quyết vấn đề này, Google đã tìm cách chôn sâu các quyền riêng tư đó trong menu cài đặt.
Google cũng cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại thông minh ẩn phần cài đặt vị trí "thông qua việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc che giấu, bỏ qua sự thật". Công ty này nói với đối tác của mình là người dùng chỉ hạn chế dữ liệu vì nhà sản xuất đưa ra cho họ chọn.
Các nhân viên của Google đều nhận ra sự phản đối của người dùng đối với hoạt động thu thập dữ liệu. Với mô hình của Google, việc thu thập ít dữ liệu đi có khả năng làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc lấy dữ liệu người dùng công khai cũng để lại tiếng xấu cho Google.
"Đúng ra nên có tùy chọn cho tôi sử dụng vị trí trên điện thoại mà không chia sẻ thông tin đó cho Google", một nhân viên của Google bình luận.
"Đây có thể là cách giúp Apple đánh bại chúng ta”, một nhân viên khác bày tỏ mối lo ngại, bởi Táo khuyết luôn nhấn mạnh đến quyền riêng tư cho người dùng.
![]() |
Nhiều nhân viên Google cũng cho rằng công ty này đang làm quá khi thu thập dữ liệu, khiến người dùng bỏ qua sử dụng iPhone. Ảnh: Reuters. |
Năm 2020, hành vi thu thập dữ liệu trên các ứng dụng Google từng bị tiết lộ. Đó là khi Google tuân thủ quy định mới của Apple có tên Privacy Label (nhãn quyền riêng tư) trên iOS 14, buộc tất cả ứng dụng phát hành trên App Store liệt kê các loại dữ liệu thu thập như lịch sử duyệt web hay vị trí, dữ liệu tài chính, danh bạ... phục vụ cho mục đích quảng cáo được cá nhân hóa.
Sau khi quy định mới được đưa ra, Google đã mất 3 tháng để cập nhật ứng dụng tuân thủ quy định của Apple. Dựa trên danh sách dữ liệu thu thập bởi Chrome, dễ dàng thấy Chrome thu thập và liên kết tất cả dữ liệu với thiết bị và thông tin cá nhân. Trong khi đó, Safari thu thập nhưng không liên kết lịch sử duyệt web, dữ liệu và vị trí của người dùng.
Năm 2020, ông lớn công nghệ này và công ty mẹ Alphabet bị một nhóm người dùng kiện 5 tỷ USD tại California. Nguyên đơn cáo buộc Google thu thập dữ liệu người dùng một cách không minh bạch thông qua công cụ phân tích Google Analytics, quảng cáo và một số ứng dụng khác.
(Theo Zing)
Nhà chức trách Đức sẽ điều tra liệu sức mạnh thị trường của Google có đủ lớn để trở thành đối tượng áp dụng luật cạnh tranh kỹ thuật số mới hay không.
" alt=""/>'Muốn Google không biết bạn ở đâu thì đừng dùng Google Maps'Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết, thời điểm 2011-2013, thị trường bất động sản xảy ra khủng hoảng thừa, hàng hóa nhiều nhưng không hấp thụ được vào thị trường.
Thời điểm này thì ngược lại, quá thiếu nguồn hàng, các phân khúc không đồng đều, thiếu sản phẩm phù hợp với thị trường.
Thực thi chính sách: Cần nhanh hơn
Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, mỗi khi thị trường bất động sản lao dốc thì chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng giảm sút và rơi vào cảnh khó khăn. Nếu không đủ năng lực tài chính để xử lý thì sẽ lan sang nhiều lĩnh vực khác.
Theo ông Nghĩa, vấn đề không chỉ là tìm cách phục hồi thị trường, mà còn là ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính.
Còn theo ông Đính, để giải quyết triệt để vấn đề thị trường cần xử lý chính sách nhanh hơn, chi tiết hơn, đặc biệt với nhà ở xã hội. Trong giai đoạn này, đây là sản phẩm này sẽ kích hoạt giao dịch tốt hơn trên thị trường, vốn đang trong tình trạng thiếu giao dịch trầm trọng. Có sản phẩm phù hợp thì chỉ số giao dịch sẽ tăng lên, các guồng quay được kích hoạt, ổn định trở lại.
Bên cạnh đó, cần xây dựng và sớm ban hành các quy định quy trình xử lý hồ sơ thủ tục cho các nhà đầu tư, trong đó có các khâu chuyển nhượng dự án, đấu thầu đấu giá, phê duyệt giá đất, lựa chọn chủ đầu tư…
Ông Vương Duy Dũng - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành địa phương thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ cho thị trường.
Nhiều giải pháp được triển khai đã có kết quả cụ thể và tác động tích cực với thị trường. Tại thời điểm này Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi 3 chính sách rất quan trọng: Luật Đất đai, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Những nội dung như chính sách về chuyển nhượng dự án bất động sản và nhiều nội dung khác đã được sửa đổi, bổ sung, Quốc hội cơ bản rất đồng tình và cho thêm một số ý kiến để Chính phủ sửa đổi và nghiên cứu, trình Quốc hội trong cuộc họp tháng 5 tới.
Để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021, thời gian qua, Bộ TT&TT và trực tiếp là Cục Tin học hóa đã thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Đặc biệt, vào ngày 19/4, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký văn bản đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch của bộ, tỉnh cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021.
Trong đó, đề nghị các bộ, tỉnh xác định rõ chỉ tiêu đạt được theo từng tháng, danh sách chi tiết các dịch vụ công đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức 4 trong năm nay và danh sách các dịch vụ công không đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức 4 kèm theo giải thích nguyên nhân không đủ điều kiện.
Nhưng theo ghi nhận của Bộ TT&TT, vẫn còn nhiều bộ, tỉnh chưa ban hành kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trung bình trên cả nước mới đạt 37,43%.
“Nếu không có sự quyết tâm, quyết liệt triển khai của các bộ, tỉnh, mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 như đã đặt ra sẽ không thể đạt được”, Bộ TT&TT lưu ý.
Trong văn bản vừa gửi các bộ, ngành, địa phương hôm nay, ngày 21/7, Bộ TT&TT tiếp tục đề nghị các bộ, tỉnh đẩy mạnh triển khai kế hoạch để có thể đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021.
Cụ thể, các bộ, tỉnh cần xây dựng và triển khai ngay kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện của cơ quan, địa phương mình lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021 nếu kế hoạch chưa được xây dựng. Theo thống kê, vẫn còn 25 bộ, tỉnh chưa ban hành kế hoạch.
Các bộ, tỉnh cũng được đề nghị chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên nguồn lực để các cơ quan, đơn vị thực hiện thành công, đúng tiến độ kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021. Định kỳ hàng tháng gửi báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến về Bộ TT&TT qua hệ thống đánh giá mức độ chuyển đổi số tại địa chỉ https://dti.gov.vn.
Song song đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sử dụng, khai thác hiệu quả các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đặc biệt là kết nối, khai thác triệt để dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm cung cấp hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến mức 4, giảm thiểu giấy tờ khi người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Thực hiện định hướng đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số bằng cách triển khai dựa trên các nền tảng số, trong nửa đầu năm nay, một trong những nền tảng đã được Bộ TT&TT xây dựng và đưa vào vận hành là Nền tảng đo lường giám sát dịch vụ công trực tuyến. Nền tảng đã được chia sẻ để sử dụng chung trên toàn quốc.