ChatGPT là ứng dụng tăng trưởng nhanh nhất lịch sử sau khi ra mắt tháng 11/2022. Nó gây ra cả sự phấn khích lẫn lo sợ. Nhà phát triển OpenAI gặp rắc rối trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu, nơi hành vi thu thập dữ liệu quy mô lớn vấp phải chỉ trích từ nhà quản lý.
Nhân viên của các công ty khác có thể đọc được những đoạn trao đổi trên ChatGPT, trong khi AI có khả năng tái sản xuất dữ liệu mà nó hấp thụ trong quá trình đào tạo, gây lo ngại rò rỉ thông tin độc quyền.
Ben King, Phó Chủ tịch phụ trách Tín nhiệm khách hàng tại hãng bảo mật Okta, cho rằng mọi người không hiểu cách dữ liệu được sử dụng khi họ dùng AI tạo sinh. Với doanh nghiệp, đây là điều rất quan trọng vì người dùng không có hợp đồng với nhiều dịch vụ AI. Chúng chỉ đơn giản là dịch vụ miễn phí, vì vậy doanh nghiệp không thể đánh giá rủi ro theo quy trình thông thường.
OpenAI từ chối bình luận khi được Reuters hỏi về tác động nếu nhân viên dùng ChatGPT, song nhấn mạnh dữ liệu của đối tác doanh nghiệp không được dùng để đào tạo chatbot trừ khi được cho phép.
Khi dùng chatbot Bard của Google, nó sẽ thu thập dữ liệu như văn bản, vị trí và thông tin hữu ích khác. Google cho phép người dùng xóa hoạt động quá khứ khỏi tài khoản và yêu cầu gỡ nội dung nạp vào AI.
Một nhân viên của ứng dụng hẹn hò Tinder tiết lộ, đồng nghiệp dùng ChatGPT cho các “công việc vô hại” như viết email mời tham dự sự kiện nhóm, tạm biệt khi ai đó nghỉ việc hoặc tìm kiếm nói chung, ngay cả khi công ty không chính thức cho phép.
Tháng 5/2023, Samsung Electronics cấm nhân viên toàn cầu sử dụng ChatGPT và các công cụ AI tương tự sau khi phát hiện một nhân viên vô tình tải mã nhạy cảm lên nền tảng. Tháng 6/2023, Alphabet cảnh báo nhân viên về cách họ dùng chatbot, bao gồm cả Google Bard.
Chia sẻ với Reuters, một số công ty cho biết họ đang áp dụng ChatGPT và nền tảng khác nhưng vẫn nâng cao cảnh giác. Người phát ngôn Coca-Cola cho biết đã bắt đầu thử nghiệm và tìm hiểu về tác dụng của AI trong hoạt động nội bộ. Hãng gần đây giới thiệu phiên bản Coca-Cola ChatGPT cho nhân viên. Nhà sản xuất gia vị Tate & Lyle cũng đang dùng thử ChatGPT và tìm cách sử dụng an toàn thông qua hàng loạt thử nghiệm.
Trong khi đó, vài nhân viên nói rằng họ không thể truy cập nền tảng trên máy tính công ty. Một nhân viên giấu tên của P&G chia sẻ ChatGPT bị chặn hoàn toàn trên mạng văn phòng.
Paul Lewis, Giám đốc an toàn thông tin của hãng bảo mật Nominet, nhận xét doanh nghiệp có quyền để lo ngại. Theo ông, mọi người được hưởng lợi từ nâng cao năng suất lao động nhưng thông tin không hoàn toàn an toàn và có thể bị lộ. Những “lời nhắc độc hại” có thể bị lợi dụng để chatbot AI tiết lộ thông tin nhạy cảm. Vì thế, cần phải tiến hành sử dụng một cách thận trọng.
(Theo Reuters)
Hãng tin Bloomberg dẫn kết quả một cuộc khảo sát hơn hai chục địa điểm của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank cho biết như vậy.
Gia nhập nhóm 1% những người giàu có nhất thế giới chưa bao giờ là dễ dàng và nó đặc biệt khó ở Monaco. Theo Báo cáo Thịnh vượng 2021 của Knight Frank, nếu muốn gia nhập nhóm siêu giàu tại công quốc vùng Địa Trung Hải, nơi người dân không phải đóng thuế thu nhập, bạn phải có khoảng 8 triệu USD.
Trong khi đó, nếu ở Thụy Sĩ hay Mỹ, bạn sẽ phải có lần lượt 5,1 triệu USD và 4,4 triệu USD. Tại Singapore, số tiền này là 2,9 triệu USD.
"Bạn có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của chính sách thuế ở cấp cao nhất. Sau đó, bạn có thể thấy chiều rộng và chiều sâu của thị trường Mỹ", Liam Bailey - trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của hãng Knight Frank cho thấy.
Báo cáo trên cho thấy đại dịch đã làm khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo bị mở rộng như thế nào. Điểm đầu vào đối với 1% người siêu giàu ở Monaco cao hơn gần 400 lần so với Kenya, quốc gia xếp hạng thấp nhất trong số 30 địa điểm mà Knight Frank nghiên cứu.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, khoảng 2 triệu người ở quốc gia châu Phi trên đã rơi vào cảnh đói nghèo vì cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong khi đó, 500 người giàu có nhất thế giới đã có thêm 1,8 nghìn tỷ USD trong năm 2020, theo Dữ liệu Tỷ phú của Bloomberg. Trong số này, các đại gia về công nghệ ở Mỹ như Elon Musk và Jeff Bezos là những người kiếm được nhiều tiền nhất.
Hiện, Mỹ đang dẫn đầu về số cá nhân siêu giàu bất chấp mức tăng trưởng giàu có tăng vọt ở Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Trung Quốc. Các tỷ phú giàu có nhất khu vực này hiện có tổng số tài sản trị giá 2,7 nghìn tỷ USD, dữ liệu do Bloomberg thống kê cho thấy. Con số này cao gấp 3 lần so với hồi cuối năm 2016.
Từ năm 2020 tới 2025, Châu Á-Thái Bình Dương được dự báo sẽ tiếp tục vượt mức tăng trưởng toàn cầu về số cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, những người có trên 30 triệu USD. Theo Knight Frank, Ấn Độ và Indonesia là những nước đứng đầu về chỉ số này.
Hoài Linh
Với sự phát triển vượt bậc, các thành phố này trở thành điểm đến lý tưởng dành cho giới siêu giàu trên thế giới.
" alt=""/>Tiết lộ điều kiện gia nhập nhóm 1% siêu giàu của thế giớiPhụ huynh học sinh phải đóng cả 2 loại học phí
Phụ huynh Trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội) vô cùng bất ngờ khi nhận tờ thông báo từ nhà trường với nội dung các khoản thu lên tới hơn 8 triệu đồng, truy thu từ tháng 8 đến tháng 11/2018.
Theo thông báo của nhà trường, ngoài tiền ăn bán trú, tiền chăm sóc bán trú, nước uống, quỹ Đoàn, Đội thì mỗi tháng học sinh phải đóng 2 loại học phí.
Trong đó, một loại học phí theo quy định chung của thành phố đối với các trường công lập là 155.000 đồng/tháng và một loại khác là học phí hệ chất lượng cao với 1.958.000 đồng/tháng. Riêng tháng 8, mức thu học phí hệ chất lượng cao chỉ là 979.000 đồng do chỉ thu học phí nửa tháng (do chưa chính thức vào năm học mới).
Nhận được thông báo này từ các con qua giáo viên chủ nhiệm, một số phụ huynh bức xúc đặt câu hỏi rằng dù biết trường có đề án hoạt động theo mô hình chất lượng cao nhưng hiện đề án đã được phê duyệt chưa mà đã thu “loại học phí chất lượng cao. Trong khi điều kiện học tập chất lượng không cao tương xứng khoản học phí phải đóng. Cụ thể là sĩ số học sinh đông, phòng ngủ bán trú chật chội, trường có bể bơi nhưng học sinh vẫn phải mua vé,…
Một số khác thắc mắc tại sao lại tồn tại song song 2 loại “học phí” trong cùng một nhà trường?
Nhiều phụ huynh cho rằng nếu công khai, minh bạch, trường phải thông báo mức học phí và lộ trình tăng học phí cho phụ huynh biết vào thời gian chuẩn bị tuyển sinh, thay vì đến tháng 11 mới công bố.
![]() |
Về điều này, bà Ngô Diệp Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân thừa nhận đến thời điểm này nhà trường chưa có quyết định công nhận là trường chất lượng cao và khoản thu như trên chỉ áp dụng trong lúc chờ có quyết định.
Theo bà Lan, căn cứ để nhà trường thu hơn 8,2 triệu đồng từ tháng 8 đến tháng 11 là dựa trên văn bản thỏa thuận với phụ huynh học sinh và văn bản phê duyệt của UBND Quận Thanh Xuân.
Cụ thể theo công văn do Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân- bà Lê Mai Trang ký, UBND quận thống nhất về các khoản thu năm học 2018 - 2019 của Trường THCS Thanh Xuân.
Về 2 loại học phí, bà Lan lý giải, thực chất là một khoản là học phí theo quy định của thành phố, còn khoản tiền 1,958 triệu đồng là khoản thu cho chương trình chất lượng cao (gồm chương trình học nâng cao, tăng cường kỹ năng sống, câu lạc bộ năng khiếu với mức thu 1,158 triệu đồng/tháng/học sinh; mô hình liên kết với mức thu Toán tiếng Anh là 400.000 đồng/tháng/học sinh và Tiếng Anh bản ngữ là 400.00 đồng/tháng/học sinh).
Theo bà Lan, cam kết của 100% phụ huynh là căn cứ để nhà trường làm tờ trình lên UBND quận Thanh Xuân. Ngoài bản cam kết của phụ huynh, ngày 15/9 trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, trường cũng thông tin về lộ trình học phí để phụ huynh chuẩn bị chứ không phải thu đột ngột.
![]() |
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng, trong thông báo tuyển sinh năm học mới, Trường THCS Thanh Xuân cũng không hề thông tin về dự kiến thu mà nội dung này chỉ được đưa ra vào cuộc họp phụ huynh ngày 15/9, tức là sau khi học sinh đã tựu trường được 1 tháng. Tức học sinh gần như “vào trường rồi mới biết”.
Về việc này, bà Lan cho hay, đề án đã nêu rõ “đăng công khai trên trang web của quận" nên nhà trường không thông báo trong thông tin tuyển sinh.
Điều này khiến phụ huynh khó hài lòng bởi nếu theo quy định về "3 công khai" thì các trường phải thông báo rõ mức học phí của năm học, lộ trình học phí cho phụ huynh trong thời gian tuyển sinh trên trang web của trường và niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh.
![]() |
Trường THCS Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. |
Điểm đáng nói có thể thấy UBND quận Thanh Xuân phê duyệt cho trường mức thu năm học 2018-2019 ở thời điểm chưa chính thức thực hiện lộ trình trường chất lượng cao.
Dù Trường THCS Thanh Xuân chưa được công nhận là trường chất lượng cao nhưng văn bản Phó chủ tịch UBND quận ký ngày 6/11/2018, thống nhất các khoản thu năm học 2018 - 2019 của trường lại dẫn quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn của HĐND thành phố Hà Nội.
Đề án xây dựng trường không thể coi là căn cứ pháp lý để đưa ra các khoản thu khi chưa được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Việc cho phép thí điểm hay công nhận trường chất lượng cao không thuộc quyền hạn của UBND quận/huyện.
Theo Điều 4, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí tại các cơ sở giáo dục quốc dân: "Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chất lượng cao chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và thực hiện quy chế công khai do Bộ GD-ĐT quy định".
Thanh Hùng
Dự thảo Luật Giáo dục (thảo luận chiều nay tại Quốc hội) bổ sung quy định không thu học phí trẻ 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập.
" alt=""/>Phụ huynh bức xúc vì con học một trường nhưng bị truy thu 2 loại học phí