Theo tờ này, đó là một cuộc hành trình mà lúc bắt đầu chính bản thân ông Park Hang Seo cũng… hú họa, ra đi không mấy niềm tin, chẳng nghĩ mình có thể trụ lâu. Ông lựa chọn ngồi ‘ghế nóng’ ĐTQG Việt Namcó một sự thật rất rõ: hết thời ở Hàn Quốc và ông cần công việc để kiếm sống!
“Lúc ông Park Hang Seo nhận chức HLV trưởng U23 Việt Nam và tuyển Việt Nam vào tháng 10/2017, chẳng ai (ở Hàn Quốc) hay cả. Điều này cũng dễ hiểu, vì trong giới bóng đá nước nhà, ông đã hết thời.
Bản thân ông cũng thú nhận, quyết định đến Việt Nam vì không còn lựa chọn nào khác vào thời điểm ấy.
Tuy nhiên, khi ông chuẩn bị rời cương vị thuyền trưởng ĐTQG Việt Nam 31/1/2023 này, nó trở thành tin tức quốc tế, vượt ra ngoài Việt Nam và Hàn Quốc. Trong 5 năm 3 tháng dẫn dắt ĐT Việt Nam, HLV Park Hang Seo đã viết lại lịch sử cho bóng đá Việt Nam, thay đổi hoàn toàn về cái nhìn của bóng đá Đông Nam Á, khu vực được coi là ‘vùng trũng’ nhất của môn thể thao Vua”.
Sports Korea chỉ ra những giá trị mà HLV Park Hang Seo mang lại, ngoài các danh hiệu, chiến tích trên sân cỏ như chức vô địch AFF Cup, 2 HCV SEA Games 30 và 31, tuyển Việt Nam lần đầu lọt vào đến vòng loại cuối World Cup khu vực châu Á,…
Chiến lược gia người Hàn Quốc nhanh chóng tạo thành ‘cơn sốt bóng đá’ tại Việt Nam sau giải đấu đầu tiên tại U23 châu Á ở Thường Châu 2018.
Tinh thần chiến đấu, những màn trình diễn ấn tượng đưa U23 Việt Nam lần đầu tiên có mặt ở chung kết giải đấu, và dù không thể chạm cúp nhưng thầy trò ông Park được chào đón như những người anh hùng ngày trở về.
Những ngày tươi đẹp của HLV Park Hang Seo cùng bóng đá Việt Nam tiếp tục khi Olympic Việt Nam vào bán kết Asiad 2018, rồi tuyển Việt Nam điền tên vào 8 đội mạnh nhất châu Á tại Asian Cup 2019, chỉ chịu khuất phục tuyển Nhật Bản 0-1 sau đó.
Xen giữa đó, ông Park giúp tuyển Việt Nam thỏa giấc mơ vô địch AFF Cup lần 2 sau 10 năm chờ đợi. Có thể nói, năm 2018 là năm đỉnh cao của tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park hang Seo.
Với lứa U23 Việt Nam, ông Park giúp họ giành Vàng tại SEA Games 30 – lần đầu sau 60 năm, và tiếp tục bảo vệ thành công danh hiệu ở kỳ đại hội kế tiếp (SEA Games 31). Đáng kể, tuyển Việt Nam còn lập thành tích lần đầu trong lịch sử có mặt ở vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Từ chỗ vất vả đi tìm danh hiệu, HLV Park Hang Seo đến và đã biến bóng đá Việt Nam thành quốc gia mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Thành tích của HLV Park Hang Seo không chỉ là kỳ tích của riêng bóng đá Việt Nam. Bóng đá Đông Nam Á vốn vẫn kém xa châu Á chứ chưa nói đến thế giới. Có thể nói, các quốc gia khu vực xem AFF Cup như ‘World Cup Đông Nam Á’ và sống trong cái ‘ao làng’ của mình.
Tuy nhiên, với các chiến tích tại U23 châu Á, Asiad, Asian Cup và vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á của HLV Park cùng tuyển Việt Nam, hay cách Thái Lan, Indonesia và Malaysia hướng đến, họ từng bước thay đổi chuẩn bóng đá khu vực.
Giờ đây các ĐTQG châu Á khác đối đầu với các đội khu vực Đông Nam Á bắt đầu cảnh giác hơn, xem họ là đối thủ khó chơi hoặc không dễ để thua, thay vì xem như có thể thắng với rổ đựng banh. Ở vòng loại cuối World Cup 2022 vừa qua, tuyển Việt Nam cũng chỉ để thua Nhật Bản 0-1.
Cùng với làn sóng K-pop, phim Hàn Quốc, HLV Park Hang Seo chính là cầu nối tuyệt vời cho mối quan hệ giữa 2 đất nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Khi ấy, tổng thống Moon Jae-in đang đương chức cũng đã ca ngợi chiến tích của bóng đá Việt Nam cũng như tuyên dương ông Park: “Tôi rất vui khi mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng gần gũi hơn”.
Trong khi đó, tại Việt Nam, ông Park cũng vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Nhì (2020) vì những cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Đây là Huân chương lao động hạng Nhì đầu tiên được Nhà nước Việt Nam trao cho một HLV người nước ngoài.
Vào tháng 12/2022 vừa qua, tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk Yeol đã trao tặng huân chương ngoại giao cho HLV Park Hang Seo do có đóng góp to lớn vào thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa 2 nước...
Video top 5 bàn thắng cảm xúc nhất bóng đá Việt Nam thời HLV Park Hang Seo:
Chia sẻ tại hội nghị, ông Lê Minh Mạnh - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an - cho biết thời gian qua, Cục đã tăng cường công tác nắm tình hình trên không gian mạng, nhất là đối với những hội nhóm, diễn đàn mạng xã hội có liên quan đến việc chia sẻ tài liệu học tập, đề thi thử, đề thi tốt nghiệp... các năm. Từ đó, Cục kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề, tình hình liên quan, ảnh hưởng đến kỳ thi.
“Qua nắm tình hình, chúng tôi thấy vẫn còn tình trạng mua bán những thiết bị sử dụng công nghệ cao để gian lận thi cử.
Thủ đoạn của các đối tượng hết sức tinh vi, được tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng, xây dựng thành quy trình hẳn hoi, sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang để quay chụp tài liệu rồi liên lạc giữa bên trong và bên ngoài phòng thi” - ông Mạnh nói.
Theo ông Mạnh, thiết bị gian lận sử dụng có thể là camera dạng cúc áo. “Thí sinh gian lận sẽ mặc áo dài tay và cài camera vào cúc áo. Thí sinh có thể liên hệ với các đối tượng bên ngoài bằng các vật dụng, thiết bị trung gian đặt ngoài hành lang của phòng thi và kết nối với camera cúc áo. Các em chỉ cần trang bị tai nghe nhỏ bằng hạt đậu cho vào tai và một thiết bị trung gian gắn ở đùi. Qua đó, sau khi quay chụp, các đối tượng sẽ có đề thi và giải rồi đọc kết quả cho thí sinh thông qua tai nghe” - ông Mạnh chia sẻ.
Ông Mạnh cho hay do các đối tượng thực hiện các thủ đoạn rất tinh vi, công nghệ cũng thay đổi hàng ngày nên rất cần cảnh giác.
Đại diện Cục A05 cũng đề xuất Bộ GD-ĐT không cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình không kết nối mạng vào phòng thi - như quy chế hiện nay.
“Các thiết bị như camera cúc áo hay tai nghe hạt đỗ không có chức năng liên hệ trực tiếp với bên ngoài mà đều qua thiết bị trung gian. Chưa kể việc đánh giá thiết bị là không có hay có kết nối mạng cũng rất khó khăn. Thậm chí, ngay cả cơ quan chức năng như Cục A05, A06 để đánh giá cũng phải triển khai những thiết bị chuyên dụng mới đánh giá cụ thể được.
Có những thiết bị ban đầu không có chức năng phát sóng nhưng tội phạm công nghệ cao dễ dàng tích hợp các phần mềm thu phát sóng giấu kín bên trong thì chúng ta khó kiểm soát được” - ông Mạnh lý giải về đề xuất không nên cho các thí sinh mang các thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi.
Ngoài ra, ông Mạnh cũng đề xuất tăng cường thông tin tuyên truyền trước kỳ thi về những vấn đề liên quan đến vi phạm quy chế thi, đặc biệt là việc làm lộ, lọt đề thi... nhằm hướng dẫn, răn đe, ngăn ngừa tối đa hành vi vi phạm này.
“Hầu hết các em không ý thức được việc sao chụp đề thi gửi ra ngoài phòng thi là hành vi làm lộ bí mật Nhà nước” - ông Mạnh nói.
Cũng liên quan đến công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của kỳ thi cũng như nhận thức về bảo mật, ông Nguyễn Chí Thành - Phó trưởng phòng 06, Cục An ninh chính trị nội bộ A03, Bộ Công an - cho rằng thực tế, nhiều thí sinh, thậm chí có cả những giáo viên chưa nhận thức được hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.
“Khi chúng tôi xử lý những vụ việc trong năm 2021 liên quan đến việc phát tán đề thi ra ngoài, nhiều thí sinh chưa biết rằng sẽ bị xử lý hình sự.
Có những vụ việc mà người tham gia vào giải đề thi hộ toàn là các sinh viên tài năng của các trường, chỉ được các đối tượng xấu trả công 1 triệu đồng để giải đề thi trong ngày hôm đó. Khi phát hiện, chúng tôi phải tính đến chuyện khởi tố và câu chuyện đó thực sự rất đau lòng” - ông Thành chia sẻ.
Thanh Hùng
Theo CNN, Chủ nhật tuần trước, cuộc thi "ngồi đờ đẫn" (Space-out) thường niên đã tìm ra người giỏi nhất trong việc ngồi yên trong 90 phút mà không ngủ quên, kiểm tra điện thoại hay nói chuyện.
Trong suốt cuộc thi, ban tổ chức sẽ theo dõi nhịp tim của người tham gia, trong khi khán giả bỏ phiếu cho 10 thí sinh yêu thích nhất. Người nào có nhịp tim ổn định nhất trong số 10 người sẽ giành chiến thắng.
Cuộc thi do chính quyền thành phố Seoul tổ chức đã thu hút hơn 4.000 người đăng ký. 117 thí sinh được chọn có độ tuổi đa dạng từ học sinh lớp 2 đến những người ở độ tuổi 60.
Đối với các thí sinh, cuộc thi là cơ hội để phục hồi sau tình trạng kiệt sức và căng thẳng từ công việc ở một trong những đất nước có áp lực học tập và thành công khắc nghiệt nhất thế giới.
Người sáng lập cuộc thi “ngồi đờ đẫn” là một họa sĩ thị giác với bút danh Woopsyang sau khi cô bị kiệt sức trầm trọng.
“Tôi tự hỏi tại sao tôi luôn lo lắng khi không làm gì cả,” Cô nhớ lại, đồng thời nói thêm rằng đó là lúc cô nhận ra sự lo lắng của mình xuất phát từ việc so sánh bản thân với những người có cuộc sống bận rộn. "Thực tế, những người đó cũng có thể muốn ngồi thẫn thờ và không làm gì cả giống như tôi," Woopsyang nói.
"Vì vậy, tôi đã tạo ra cuộc thi này. Tôi nghĩ rằng sẽ rất tuyệt vời nếu tất cả cùng nhau ngồi yên thư giãn ở cùng một địa điểm, cùng một thời gian."
Cuộc thi cũng là một loại hình nghệ thuật trình diễn.
"Mặc dù các thí sinh đang đứng yên bên trong địa điểm thi đấu, nhưng khán giả liên tục di chuyển xung quanh."
Woopsyang nói rằng mục tiêu của cô là "tạo ra sự tương phản trực quan giữa một nhóm người không làm gì với một nhóm đang bận rộn."
Nhiều người nổi tiếng đã tham gia cuộc thi, điển hình là vận động viên trượt băng tốc độ cự ly ngắn Kwak Yoon-gy, người từng hai lần giành huy chương bạc Olympic.
"Tôi đã tham dự Thế vận hội năm lần và chưa bao giờ được nghỉ ngơi đúng nghĩa trong suốt 30 năm luyện tập. Tôi nghe nói tôi có thể thư giãn đầu óc và nghỉ ngơi ở cuộc thi này, vì vậy tôi đến đây với suy nghĩ ‘Ồ, đây chính là thứ mình cần'", vận động viên 34 tuổi cho biết.
MC tự do Kwon So-a, người chiến thắng trong cuộc thi năm nay tại Seoul chia sẻ: “Hàn Quốc là một đất nước cạnh tranh khốc liệt, nơi mọi người nghĩ rằng nếu họ không làm gì cả thì họ có thể bị tụt hậu,” Kwon, 35 tuổi, cho biết. “Tôi nghĩ mọi người đều có nhịp sống riêng mình và đôi khi chúng ta cần sống chậm lại.
Kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 2014, cuộc thi “ngồi đờ đẫn” đã diễn ra ở nhiều thành phố khác nhau trên thế giới như Bắc Kinh, Rotterdam, Đài Bắc, Hồng Kông và Tokyo.
Cẩm Tú