Mới đây trên một hội nhóm xã hội thu hút hàng triệu thành viên, một câu hỏi đặt ra được nhiều người trong giới trẻ quan tâm thảo luận: "Tại sao nhiều đôi chia tay lúc một trong hai người mới ra trường đi làm?". Câu hỏi gây nên sự chú ý có lẽ bởi nó nêu ra hoàn cảnh mà không ít cặp đôi rơi vào khi nói đến chuyện tình sinh viên.Rất nhiều lý do khác nhau đã được các bạn trẻ đưa ra để lý giải vì sao một cuộc tình dễ dàng đổ vỡ khi một trong hai ra trường. Tài khoản Lyna cho hay: "Lúc còn là sinh viên chưa có cơ hội gặp gỡ tiếp xúc nhiều người nên tình yêu dù giàu dù nghèo vẫn là tình yêu màu hồng, tình yêu đẹp.
Lúc ra trường đi làm rồi gặp được nhiều người khác tốt hơn thì chia tay, nhiều bạn trẻ bây giờ là như thế. Hoặc là khi trẻ yêu không suy nghĩ nhiều, yêu theo cảm xúc thôi, nên yêu ai cũng được, sau này đi làm, lớn hơn, trưởng thành hơn thì bắt đầu suy nghĩ thực tế hơn và cần một người yêu tốt hơn người hiện tại nên chấm dứt với người cũ".
 |
|
Ý kiến của Lyna được nhiều người đồng tình. Nhưng liệu rằng việc thay đổi môi trường có phải là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt? Bạn Lê Thu Hằng lý giải: "Không còn chung môi trường, không gặp nhau nhiều, không cùng môn học, tiết học thì sẽ chia tay. Tình yêu sinh viên cũng như tình yêu "gà bông" thích nhau vậy. Đẹp nhưng khó bền.
Còn nếu hai người yêu nhau thật sự và đủ trưởng thành thì dù ở đâu, mỗi người một lĩnh vực, một chỗ làm, chỗ học riêng biệt, hai tính cách có phần khác nhau thì họ vẫn cứ yêu và không dễ bỏ nhau". Từng trải qua đổ vỡ cuộc tình thời thanh xuân, tài khoản Bao Ngoc Vu chia sẻ: "Tôi cũng bị bỏ rơi ở khoảnh khắc chênh vênh ấy. Cũng chẳng có lý do nào chính đáng cả, chỉ là bạn nghèo, tài chính không ổn định và người ta có mối quan hệ khác tốt đẹp hơn là chia tay ngay thôi".
Sự thật trần trụi và những nỗi lo cơm áo gạo tiền của người trẻ khiến họ thay đổi góc nhìn và quan điểm sống dẫn đến cảm xúc cũng chi phối khá nhiều. Tài khoản Hùng Nguyễn cho hay: "Khi còn trên giảng đường hay mới đi làm ở cái tầm tuổi này phần lớn các bạn vẫn là trẻ. Vậy nên khi chuyển giai đoạn lên một nấc thang mới là va vấp cuộc đời thì lúc đó những suy nghĩ khác sẽ buộc các bạn phải điều chỉnh mình, kể cả tình cảm cũng như cách nhìn về tiền bạc".
Dù thật đáng buồn vì phải chấm dứt mối quan hệ với người từng đồng hành trong những năm tháng tuổi trẻ rực rỡ nhất, nhưng có vẻ như không ít bạn trẻ từng ngậm ngùi, chấp nhận sự thật cuộc sống không mấy dễ dàng sau khi ra trường và đành kết thúc chuyện tình trên giảng đường. Bạn Nguyen Phuong Minh chia sẻ:
"Đi học và ra đời khác nhau mà, đi làm thì ai cũng bóng bẩy, đi ăn đi chơi sang hơn lúc còn sinh viên. Chưa kể đi làm về mệt, tính tình ai cũng dễ nổi nóng rồi hay giận hờn gây sự lẫn nhau. Nhìn lại xung quanh nơi công sở quá nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn. Nhưng mình nghĩ lý do quan trọng dẫn tới việc chia tay vẫn là tâm - tình không vững".
Bạn Xuân Bắc cho rằng, bắt đầu bước ra cuộc sống cơm áo gạo tiền cũng là lúc quan điểm sống của cả hai có sự khác nhau, cách nhìn cuộc sống cũng không còn như nhau nữa và những cám dỗ bên ngoài quá lớn thì tình cảm là thứ gì đó rất mong manh.
Không giống như những ý kiến phía trên, bạn Tino Uyca cho rằng, việc các cặp đôi khó giữ tình cảm khi một trong hai ra trường chỉ đơn giản là do thời gian biểu bị lệch nhau: " Khi còn đi học thì nhiều thời gian rảnh, đến khi đi làm rồi bận công việc, không còn thời gian để nhắn tin hay gọi thường xuyên như lúc còn đi học. Mình và người yêu đã từng trải qua khoảng thời gian đó nên nếu vượt qua được thì tình cảm lại càng bền chặt".
Bạn đã từng trải qua mối tình nào chốn giảng đường chưa? Và có từng đau khổ vì cảm giác đổ vỡ? Bạn đã làm gì để vượt qua? Hãy cùng chia sẻ bằng cách gửi bình luận bên dưới bài viết nhé!
Theo Dân Trí

Nên duyên khi tình cờ gặp gỡ trên tàu ngày Giáng sinh
Cách đây 10 năm, Linda Wenger và Michael McTwigan (Mỹ) tình cờ ngồi đối diện nhau trên chuyến tàu. Lời bắt chuyện bất ngờ đã mở ra một chuyện tình đẹp.
" alt=""/>Chuyện tình sinh viên: Khó bền lâu sau ngày tốt nghiệp?
Năm ngoái, Caroline Caugliere (28 tuổi), giám đốc dự án, thuê căn hộ ở bên dưới tòa chung cư tại khu Prospect Heights cùng bạn trai Christian (30 tuổi), bartender, và 2 con mèo.Căn hộ thiếu ánh sáng tự nhiên nhưng được bù đắp bằng các tiện nghi như máy rửa bát, máy giặt, máy sấy và vòi sen lớn. Cảnh quan xung quanh mặt tiền tòa nhà cũng tăng thêm sự riêng tư, che khuất luồng xe qua lại, theo The New York Post.
“Tôi không chắc sẽ thuê căn hộ này nếu không có các tiện nghi. Giá thuê dao động từ 2.000 USD cho căn một phòng ngủ đến 4.500 USD cho căn 3 phòng ngủ mỗi tháng. Tôi thực sự cảm thấy nơi này như nhà mình khi sống ở đây trong năm qua”, Caugliere cho biết.
 |
Caugliere dọn tới căn hộ tầng hầm để tiết kiệm chi phí thuê nhà. Ảnh: Stephen Yang/NY Post. |
Lựa chọn hấp dẫn
Mặc dù là yếu tố thiết yếu lâu năm của cuộc sống bình dân ở thành phố New York, những căn nhà tầng hầm lại mang tiếng xấu. Ví như chúng gợi đến hình ảnh những không gian sống không cửa sổ, nguy hiểm do các gia đình nhập cư đông đúc chiếm giữ.
Trên thực tế, hơn 150.000 người đang sống trong 50.000 căn hộ tầng hầm được ước tính tồn tại trên toàn thành phố, theo các báo cáo được công bố.
Tuy nhiên, không ai có thể nói chắc chắn rằng có bao nhiêu người New York đang sống bên dưới những ngôi nhà và tòa chung cư. Nguyên nhân là bất chấp những nỗ lực của chính phủ trong những năm gần đây nhằm điều chỉnh các căn hộ tầng hầm, chúng phần lớn vẫn không được quản lý và bất hợp pháp.
Thất bại trong chính sách đó đã được giải tỏa đáng kể sau khi trận lũ lụt kỷ lục vào mùa thu năm nay nhấn chìm 11 người New York trong các căn hộ tầng hầm bất hợp pháp và làm hư hại thêm hàng nghìn ngôi nhà.
Tuy nhiên, khi giá thuê của New York đạt mức cao kỷ lục, các căn hộ ở tầng hầm, cả hợp pháp và bất hợp pháp, là lựa chọn thay thế thậm chí còn hấp dẫn hơn bao giờ hết.
  |
Caugliere cho rằng ấm cúng là điều khiến cô thích nhất khi sống trong căn hộ dưới tầng hầm. Ảnh: Stephen Yang/NY Post. |
Theo dữ liệu của chuyên gia Miller Samuel từ công ty bất động sản Douglas Elliman, giá thuê trung bình hiệu dụng ròng ở Manhattan đã tăng lên tới 10,1% từ tháng 7 đến tháng 10 và 20% kể từ tháng 1 khi lạm phát tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1990.
Các công ty môi giới đang báo cáo về cuộc chạy đua, với sự quan tâm đến những ngôi nhà tầng hầm đang tăng cao.
Chỉ riêng mức giá rẻ đã quá đủ để thúc đẩy những người thuê nhà dọn xuống dưới lòng đất. Nhưng các căn hộ tầng hầm cũng cung cấp cho người thuê lớp bảo mật bổ sung trong thời kỳ đại dịch, theo nhà môi giới Isaac Rosenberg của công ty Compass.
“Căn hộ tầng hầm giúp tránh tiếp xúc với cá nhân khác nhiều nhất có thể. Nhiều người thường bỏ qua những căn hộ có tầng hầm, nhưng với việc giá cả ở New York tăng chóng mặt và sự gia tăng khả năng sáng tạo trong việc sử dụng không gian, chúng thực sự là những viên ngọc tiềm ẩn”, Rosenberg nói.
Những đặc quyền bất ngờ khác của việc cư trú trong lòng đất là cửa sổ sâu được xây vào tường, đóng vai trò như bề mặt phụ, cũng như nhiệt độ mát và ổn định hơn giúp giảm hóa đơn tiền điện.
 |
Mùa thu năm nay, những trận mưa kỷ lục đã gây ra lũ quét khắp thành phố New York, khiến hàng nghìn căn hộ ở tầng hầm bị ảnh hưởng. Ảnh: Washington Post. |
Ấm cúng
Vì tất cả những lý do trên, Michelle Lugo (39 tuổi), trợ lý điều hành, đang săn lùng căn hộ tầng hầm.
“Căn hộ tầng hầm là lựa chọn hợp lý hơn nhiều, đặc biệt là hiện nay, thị trường đang nóng và đắt đỏ”, cô nói.
Lugo đang tìm kiếm căn hộ tầng hầm hợp pháp, đáp ứng các quy định nghiêm ngặt của thành phố.
Về lý thuyết, các căn hộ tầng hầm yêu cầu cửa sổ, trần nhà cao ít nhất 2m và kích thước phòng tối thiểu theo quy định của bộ luật bảo trì nhà ở. Tường cũng phải cao bằng mặt đất và được chống thấm nếu Bộ Bảo tồn và Phát triển Nhà ở cho là cần thiết.
Đây là lần đầu tiên Lugo tìm kiếm căn hộ tầng hầm nhưng cô rất vui và đã lên kế hoạch thiết kế nội thất với rất nhiều thép không gỉ, gỗ. Cô dự định mua giá sách, vải có hoa văn làm rèm cửa và nhiều đèn để làm bừng sáng không gian.
“Căn hộ tầng hầm mang lại cảm giác riêng tư và ấm cúng hơn”, Lugo nói.
 |
Michelle Lugo đang tìm kiếm căn hộ tầng hầm. Ảnh: Stephen Yang/NY Post. |
Nhà thiết kế nội thất Kevin Maberly khuyên mọi người nên mở rộng không gian hạn chế bằng cách sử dụng nhiều màu trắng hoặc tươi sáng, đồng thời tăng thêm nét cá tính cho các bức tường bằng cách treo những vật có giá trị, tranh, ảnh.
Caroline Solomon, nhà trang trí căn hộ ở thành phố New York, cho biết gương là thủ thuật cổ điển khác giúp làm bừng sáng không gian tối tăm.
“Hãy cân nhắc đặt gương dài gần cửa sổ trong hành lang thiếu ánh sáng và cầu thang hẹp. Điều này sẽ lập tức tạo ra ảo giác về nhiều không gian và ánh sáng hơn”, cô nói.
Theo Solomon, trần thấp đồng nghĩa với việc có ít không gian lưu trữ hơn. Vì vậy, việc sử dụng các thùng màu sáng để cất đồ và tận dụng không gian tường, bao gồm lắp đặt kệ nổi hoặc giá sách cao từ trần đến sàn để tạo ảo giác trần nhà cao hơn, là điều nên làm.
“Chỉ cần lưu ý không để quá nhiều đồ lên mỗi kệ vì sự lộn xộn sẽ tăng lên trong không gian thiếu ánh sáng”, cô nói.
Caugliere áp dụng nhiều thủ thuật để biến căn hộ tầng hầm của cô thành ngôi nhà mơ ước.
“Thay đổi lớn mà chúng tôi vừa thực hiện là ngăn một số bức tường trong phòng chính để chia ra nhà bếp và phòng khách. Chúng tôi cũng gắn bất cứ thứ gì có thể lên tường để tiết kiệm diện tích sàn”, cô nói.
Ngoài ra, Caugliere còn treo những chậu cây xung quanh căn hộ để hút mắt về phía cửa sổ và ánh sáng tự nhiên tràn vào.
Solomon đồng ý rằng nên tạo không gian xanh trong các căn hộ tầng hầm.
“Cây lưỡi hổ, thường xuân và trầu bà đều phát triển mạnh trong không gian thiếu ánh sáng, đồng thời có tác dụng thanh lọc không khí vốn thường trở nên nóng nực, ngột ngạt trong tầng hầm”.
“Đừng lo lắng khi sống trong căn hộ tầng hầm. Một trong những lý do chúng tôi thực sự yêu thích nơi này là cảm giác rất ấm cúng”, Caugliere nói.
Theo Zing

Cảnh sống khó tin trong những ‘hang động xi măng’
Bên trong căn hộ xây thô, chàng thanh niên ngồi ăn mỳ gói. Một trận mưa lớn khiến phòng khách của anh ngập nước, đồ đạc nổi lềnh bềnh.
" alt=""/>Nhiều người New York sống ở căn hộ tầng hầm