Vùng đất địa linh nhân kiệt
Trước tiên về vị trí, La Khê nằm trên trục “Thăng Long rồng vàng”, nối Hồ Tây - Ba Vì, đóng chức năng như cán long kết nối hai khu trung tâm hành chính cũ và mới của thủ đô Hà Nội. Kể từ khi con đường Lê Văn Lương kéo dài được mở rộng, vùng đất La Khê đã bừng sáng và mang hình hài rõ nét ngay trên trục chính Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu.
Từng có nhiều năm nghiên cứu về vùng đất La Khê, Chuyên gia Phong thủy Tam Nguyên cho biết La Khê vốn là vùng đất "địa linh nhân kiệt", tọa lạc tại vị trí đắc địa của quận Hà Đông, nơi có có khí trường - địa khí rất tốt: “Thế đất của La Khê bằng mà cao, phẳng mà vững chãi, đất La Khê có dáng hình đầu rồng - thế đất vượng về danh vọng, quyền lực và giàu có.”
Bên cạnh địa khí thì La Khê còn có yếu tố thủy khí càng gia tăng tính vượng phát với hai con sông Nhuệ và Sông Đáy ôm trọn nơi đây, khiến La Khê trở thành vùng đất hội tụ - thủy tụ - khí dừng, làm tăng thêm giá trị phong thủy, tạo nên vùng đất có năng lượng dồi dào.
![]() |
La Khê, Hà Đông nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt |
Nhìn về lịch sử hình thành, Phường La Khê, trước đây là làng La Khê (là một trong bảy làng La thuộc tổng La). Làng La Khê được hình thành từ thế kỷ thứ V, ban đầu làng có tên La Ninh ("La" là lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền). Theo truyền thuyết của nhân dân trong vùng, đất La Ninh là đất tứ linh, có hình dáng một con rồng ngậm ngọc nên quanh năm mưa thuận gió hòa, dân làng làm ăn thịnh đạt và đúng như tên gọi của dân làng.
Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi tên thành La Khê (tức là làng dệt lụa bên dòng sông nhỏ). Vùng đất La Khê có bề dày lịch sử hàng ngàn năm gắn với nghề dệt thủ công truyền thống. La Khê nức tiếng xa gần với các sản phẩm The, Sa, Vân, Địa, Quế, Gấm với chất liệu mát, mỏng, nhẹ, bền đẹp và hoa văn tinh xảo. Địa danh La Khê là một trong những làng “Tứ quý danh hương”, còn được dân gian lưu truyền trong câu ca: “Nhất Mỗ, Nhì La, Thứ ba Canh, Cót”.
Không những nổi tiếng với nghề dệt, nơi đây còn là vùng đất khoa bảng với rất nhiều người đỗ đạt trong các khoa thi thời Phong Kiến. La Khê có tới 9 người đỗ tiến sĩ, trong đó có những người đỗ cao như Nguyễn Duy Nghi (1766), Ngô Duy Viên (1769)... Làng còn có người con gái xinh đẹp nết na là Đông Cung Hoàng Hậu Trần Thị Hiền. Dân làng La Khê từ xưa vẫn tự hào rằng: "Văn có Tiến sĩ, võ có Quận công”, “Trai làng là Lang trung, gái làng là Thứ phi”.
Lọt “mắt xanh” của chủ đầu tư lớn
Với vị thế là một vùng đất địa linh nhân kiệt, vượng khí tươi tốt, từ lâu La Khê đã được nhiều chủ đầu tư BĐS lớn và có tầm nhìn chiến lược lựa chọn làm điểm dừng chân lý tưởng. Trong đó nổi bật là Tập đoàn Nam Cường với dự án Khu đô thị Dương Nội có diện tích gần 200ha, bao gồm Công viên hồ điều hòa rộng 12ha nằm trong khuôn viên Khu đô thị.
Khu đô thị mới Dương Nội nằm trên mảnh đất có thế cao rộng, bằng phẳng, không gian thoáng đãng và cây cối luôn xanh tươi. Cũng theo các nhà chuyên gia xây dựng nhận định, nếu ngôi nhà được xây trên khu đất cao, địa thế bằng phẳng sẽ có tuổi thọ lâu hơn và sức chịu đựng lực tốt hơn so với các căn nhà xây ở thế đất thấp, mấp mô.
![]() |
Khu ĐTM Dương Nội nằm trên vùng đất có năng lượng dồi dào, địa khí rất tốt |
Sở hữu Hồ điều hòa rộng hơn 5km mặt nước tự nhiên mang tên “Bách Hợp Thủy” như trái tim của khu đô thị và toàn khu vực, khu đô thị Dương Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân từ khi thành lập đề án.
Vợ chồng chị Thủy, cư dân sống trong khu đô thị Dương Nội cho biết: “Hồ điều hòa chính là một trong những lý do khiến gia đình tôi nhất quyết chuyển về đây, được hưởng không khí tươi mát, điều hòa do cảnh quan Khu đô thị mà đặc biệt là Hồ Bách Hợp Thủy mang lại”
Với thế mạnh nằm ngay tại trục giao thông chính, Khu đô thị Dương Nội dễ dàng kết nối tới các khu vực trọng yếu của thành phố cũng như khu ngoại thành hay khu trung tâm nội thành cũ. Hơn thế nữa, mạng lưới giao thông thông thoáng chính là tiền đề để những dòng khí tốt được lưu chuyển mang đến những vượng khí cho khu đất này.
Ngoài Nam Cường, nhiều CĐT trong và ngoài nước cũng đồng loạt triển khai nhiều dự án tại đây, khiến vùng đất La Khê thay da đổi thịt từng ngày, đặc biệt chú trọng đến phát triển giáo dục. Điển hình như dự án Trường quốc tế Nhật Bản quy mô mới khánh thành và đi vào hoạt động giữa năm 2016.
Cùng nằm trong quy hoạch chung của Hà Đông, vùng đất La Khê đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng và giao thông phát triển đồng bộ. Trong tương lai không xa, khi làn sóng di dân từ nội thành ngột ngạt ra các khu vực ngoại vi thì quận Hà Đông, phường La Khê địa linh nhân kiệt chắc chắn là khu vực được ưu tiên chọn lựa làm nơi “an cư lý tưởng” không chỉ cho cha mẹ mà còn mảnh đất lành cho thế hệ tương lai.
Thúy Ngà
" alt=""/>La Khê: đất ‘vàng’ vượng phát phía Tây Nam Hà Nội![]() |
Phối cảnh thiết kế khách sạn của Intimex trên phố Lê Thái Tổ. |
“Đến thời điểm này, thành phố chưa phê duyệt dự án khách sạn tại siêu thị Intimex, số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm vì phải xin ý kiến các bộ ngành liên quan, bởi đây là một công trình tương đối nhạy cảm”.
Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh trước chất vấn của các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, trong phiên họp ngày 2/8.
Theo đại biểu Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, khu vực hồ Gươm là di tích lịch sử quốc gia, rất nhạy cảm. Vì vậy, đề nghị UBND thành phố và các sở ngành chức năng làm rõ căn cứ nào để xây dựng công trình khách sạn tại siêu thị Intimex.
“Chúng ta đừng để bỏ rất nhiều tiền để phá những cái đã xây dựng, rồi lại mất rất nhiều tiền để xây dựng lại những thứ đã phá”, đại biểu Nguyễn Hoài Nam nói.
Phản hồi chất vấn này, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cho biết, thành phố đã lập quy hoạch phân khu hồ Gươm theo hướng bảo tồn. Trong quá trình triển khai, Hà Nội đã lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia uy tín. Đồng thời xin ý kiến các bộ ngành liên quan. Hiện quy hoạch đã hoàn thành và báo cáo UBND thành phố.
“Đối với dự án xây dựng khách sạn của Intimex trên phố Lê Thái Tổ, hiện dự án này chưa được thành phố phê duyệt, đang trong quá trình xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Bởi đây là khu vực đặc biệt nhạy cảm, cấp quốc gia nên đang trong giai đoạn xin ý kiến”, ông Vinh khẳng định.
Trước đó, vào đầu tháng 7 vừa qua, Thành ủy Hà Nội đã có văn bản đồng ý về mặt chủ trương đối với quy hoạch kiến trúc dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, phương án kiến trúc xây dựng công trình nói trên phải đảm bảo phù hợp các quy định về quy hoạch và bảo tồn, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc có liên quan; cố gắng kiến trúc mặt ngoài đảm bảo hình thái kiến trúc của công trình hiện có; thiết kế hài hòa, phù hợp với kiến trúc cảnh quan khu vực hồ Gươm và phụ cận...
Thường trực Thành ủy giao UBND thành phố chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tổ chức thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng.
UBND thành phố cũng đề nghị Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam (chủ đầu tư dự án) chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của thành phố để tổ chức thực hiện dự án đúng tiến độ và quy định của pháp luật.
Sau chỉ đạo này, dư luận cho rằng, việc cho xây dựng khách sạn ngay cạnh hồ Gươm là không hợp lý, có thể phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến kiến trúc của khu vực đang cần sự bảo tồn nghiêm ngặt này.
Trước đó, trong văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về công trình khách sạn và dịch vụ tại số 22-32 Lê Thái Tổ, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng hình thức kiến trúc của “công trình mới không phù hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực hồ Gươm, một di sản cấp quốc gia đặc biệt”.
Theo VnEconomy
" alt=""/>Hà Nội chưa phê duyệt cho Intimex xây khách sạn bên hồ GươmTại buổi làm việc, đánh giá cao sự phát triển của Hoài Đức, hiện đã trở thành huyện trung tâm nhất của Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chỉ đạo, Hoài Đức có vị trí rất quan trọng, cửa ngõ phía Tây, giáp với các quận nội thành, nên có nhiều thuận lợi và cần phải tập trung nguồn lực để xây dựng nâng cấp lên quận trong năm 2020.
Để làm được điều này, khối lượng công việc rất lớn và sẽ còn nhiều khó khăn. Mặc dù, trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp, dự án nhưng vẫn còn rất manh mún, hệ thống cơ sở hạ tầng trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm và kết nối giữa nhiều quận, huyện trong thành phố với bên ngoài, nên lĩnh vực giao thông có thể nói là quan trọng hàng đầu của Hoài Đức.
![]() |
Mỗi năm lượng dân số Hà Nội tăng lên đáng kể, nếu giao thông các vùng phụ cận không tốt, dẫn tới người dân dồn vào trung tâm sinh sống, lao động, sản xuất, làm cho nội đô càng thêm chật hẹp và bức xúc. Vì vậy, ngoài các tuyến đường giao thông cần đầu tư, các cấp ban ngành thành phố cần nghiên cứu, đề xuất phương án, ưu tiên xây dựng tuyến đường vành đai 3, 5 nối từ đường cao tốc Thăng Long với quốc lộ 32, nếu làm thành công tuyến đường này sớm sẽ rất hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội.
Về tình hình cung cấp nước sạch cho nhân dân, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, mỗi năm Hà Nội đang thiếu 60.000m3. Bài toán nước sạch đang rất cấp thiết cần có lời giải, vì trước đây phụ thuộc rất lớn từ việc lấy nguồn nước ngầm. Nhưng khi nguồn nước này ngày càng ô nhiễm nên đang gặp nhiều khó khăn trong việc cấp nước sạch cho cả nội và ngoại thành. Muốn tạo hành lang và cơ chế để tháo gỡ vẫn đề này thì Hà Nội không thể làm một cách manh mún, thụ động. Vì vậy, Hà Nội cần sớm quy hoạch tổng thể mạng lưới cấp nước sạch, đầu tư kết nối đường ống luân hoàn, nối liền giữa các vùng, các nhà máy với nhau.
Xây dựng các vùng chuyên canh, có nhiều cây, quả đặc sản đã được Hoài Đức xác định khá đúng hướng, nhưng quan trọng không kém là phải tạo hệ thống kết nối tiêu thụ sản phẩm một cách lâu dài, chuyên nghiệp. Muốn làm được những điều này, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, các quận huyện, ban, ngành cần phát huy tinh thần năng động, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính để thu hút tốt đầu tư từ bên ngoài. Xã hội hóa, kêu gọi nguồn lực từ xã hội, doanh nghiệp và đây là tiêu chí để đánh giá được năng lực mỗi cán bộ, đơn vị.
Bí Thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, thành phố tới đây sẽ đặc biệt quan tâm tới các công trình, dự án đặc biệt quan trọng, có hiệu quả, cấp thiết cho đời sống dân sinh để đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Nhưng chủ trương đổi mới của Hà Nội là ưu tiên hàng đầu cho công tác xã hội hóa.
Báo cáo với đoàn công tác, ông Vương Duy Hướng, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức cho biết, huyện Hoài Đức có nhiều thuận lợi vì có vị trí liền kề với các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông và các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Đan Phượng, Quốc Oai và có Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32 và nhiều tuyến đường liên tỉnh chạy qua. Huyện Hoài Đức đã chuyển hướng cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ (chiếm 46%, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (còn 7,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 2.674 tỷ đồng/năm.
Theo TTXVN
" alt=""/>Hà Nội sẽ nâng cấp huyện Hoài Đức lên quận trong năm 2020