, tác giả Fred Vogelstein đã tiết lộ những gì xảy ra trong cuộc họp giữa đại diện của Android và Samsung vào cuối năm 2004 tại Seoul.</p><p>)
Vào thời điểm đó, trong căn phòng với đầy đủ ban giám đốc điều hành Samsung, Andy Rubin đã trình bày kế hoạch phát triển và tầm nhìn tương lai cho “đứa con tinh thần” của mình và những gì ông nhận lại được là sự chê cười. Samsung coi kế hoạch đưa Android trở thành một sản phẩm phổ thông, cho mọi người là một trò đùa.
 |
Android từng bị Samsung cười nhạo, cho là khó có khả năng phát triển.Ảnh: Android Authority |
“Anh định tạo ra thứ này cùng với ai nào? Các anh có 6 người? Anh đủ tỉnh táo chứ”, một vị lãnh đạo của Samsung hỏi vặn.
“Họ cười nhạo tôi khi ra khỏi phòng họp”, Andy Rubin nhớ lại những gì mình đã trải qua.
Chẳng bao lâu sau cuộc họp với Samsung, vào tháng 7/2005 Android được Google mua lại với giá 50 triệu USD và Rubin được thuê nắm giữ vị trí Phó chủ tịch cấp cao mảng nội dung di động và kỹ thuật số.
Điều ngạc nhiên là ngay sau đó, ban lãnh đạo Samsung dường như cảm thấy mình đã phạm sai lầm. Họ cố gắng liên lạc và sắp xếp một cuộc hẹn với Rubin nhằm thảo luận về chủ đề “thú vị” mà anh đã giới thiệu trong cuộc họp ở Seoul, chỉ một ngày sau khi thông tin Google mua lại được công bố. Tuy nhiên, mọi thứ đã quá muộn.
 |
Mặc dù không sở hữu Android, Samsung vẫn là hãng smartphone Android số một thế giới. Ảnh: Android Authority. |
Android giờ đây là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, là phần mềm nền tảng cho hơn 2,5 tỷ thiết bị hoạt động. Hơn 80% smartphone toàn cầu sử dụng Android. Với những thành quả đó, Samsung có lẽ đã phạm một sai lầm rất lớn.
Nhờ sự hỗ trợ phát triển và tiếp thị của Google, thế giới smartphone đã thay đổi và mang lại cơ hội tăng doanh số cho những công ty công nghệ lớn như Samsung. Trước khi Android trở thành một đối thủ lớn, danh hiệu “ông hoàng” smartphone vẫn thuộc về Nokia với hệ điều hành Symbian. Với Android, Samsung đã dễ dàng soán ngôi của Nokia vào năm 2012 và trở thành công ty đứng đầu thế giới về điện thoại thông minh cho đến tận ngày nay.
Lịch sử không có chữ "nếu"
Nếu Android rơi vào tay Samsung, mọi thứ có thể sẽ hoàn toàn khác. Việc Google biến Android thành một câu chuyện “cổ tích” thành công, không có nghĩa Samsung có khả năng làm được như vậy.
Rất có thể Samsung sẽ chỉ sử dụng hệ điều hành Android trên các dòng điện thoại của mình hoặc cấp phép sử dụng cho các nhà sản xuất sẵn sàng trả phí, thay vì sẵn sàng cung cấp miễn phí để phát triển dịch vụ như Google.
Cả hai chiến lược này nếu xảy ra sẽ cản trở bước tiến của Android. Các nhà phát triển cũng sẽ ít quan tâm hơn đến việc tạo các ứng dụng trên hệ điều hành vì sẽ không có nhiều sản phẩm điện thoại có cơ hội sử dụng nền tảng này. Một thị trường nhỏ hơn đồng nghĩa với khả năng kiếm tiền từ các ứng dụng và trò chơi sẽ thấp hơn.
Điều này rất có thể sẽ mở ra cơ hội lớn cho những đối thủ cạnh tranh khác như Windows Mobile của Microsoft hay Symbian của Nokia, khiến Android đánh mất khả năng thống trị thị trường hệ điều hành số như ngày nay.
Tuy nhiên, tất cả chỉ dựa vào suy đoán, chúng ta không thể biết được tương lai của Android nếu được Samsung mua lại năm 2004. Chỉ có thể suy đoán rằng nhiều khả năng Samsung sẽ không sử dụng chiến lược phát triển như Google.
Nếu Samsung mua lại Android, thị trường smartphone ngày nay có lẽ đã rẽ sang một hướng đi khác mà chúng ta không ngờ tới, và, rất có thể, gã khổng lồ công nghệ Samsung sẽ không có cơ hội để đứng vào vị trí hiện tại.
Theo Zing

Apple Watch tiếp tục không có đối thủ, bỏ xa Samsung
Apple Watch đang ngày càng chứng tỏ vị thế thống trị trên thị trường đồng hồ thông minh khi bỏ xa đối thủ đứng ở vị trí thứ 2.
" alt=""/>Tiếc nuối lớn nhất của Samsung
 tín dụng đen Trung Quốc tràn vào Việt Nam gây ra nhiều hệ lụy, đại diện truyền thông của Ngân hàng Nhà nước cho biết đang chuyển cho các đơn vị chức năng để trả lời về vấn đề này. Đại diện truyền thông của Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đây là vấn đề liên quan đến nhiều bộ ngành như Bộ Tư Pháp, Bộ Công an cần cùng giải quyết. </p><p>Nhiều công ty Fintech của Việt Nam cho rằng nếu cơ quan quản lý nhà nước không sớm có những biện pháp ngăn chặn, nạn tín dụng đen với lãi suất )
Một công ty Fintech chia sẻ với ICTnews, hiện phân khúc khách hàng vay tiền qua các app thường dưới chuẩn của ngân hàng. Cụ thể, đa phần họ còn trẻ độ tuổi 20-35, trong đó phần nhiều là công nhân, thu nhập không cao và không có tài sản thế chấp. Nếu như trước đây, một số công ty Fintech của Việt Nam mới bắt đầu nhảy vào lĩnh vực này, thị trường còn rất trong sạch, chưa có sự tham gia ồ ạt của các app lậu. Lúc đó, dù các Fintech còn loay hoay tìm hướng làm, nhưng đa phần khách hàng đều rất trung thực. Cụ thể, họ tạo hồ sơ thật, con người thật và tâm lý vay thì sẽ trả vì sợ ảnh hưởng đến uy tín bản thân mình.
Tuy nhiên, hiện nay, sau một thời gian các app lậu lũng đoạn thị trường, rất nhiều app cho vay không rõ nguồn gốc đang cho vay siêu dễ, siêu nhanh nhưng lãi suất cao (lãi cao để bù rủi ro) đã làm xấu thị trường cho vay online, dẫn đến quan niệm vay cực dễ và không khó để bùng nợ. Từ đó, đã hình thành một nhóm, đội nhóm, thậm chí là group chuyên bùng tiền các app cho vay (dân chuyên ngành gọi là scam). Công việc hàng ngày của các nhóm này là đi vay tiền rồi tìm cách bùng nợ, và một người có thể vay đến 50-60 app.
Sau khi bùng tiền xong, thành viên sẽ khoe lên group các chiêu lách, mánh khóe để bùng tiền. Dạo một vòng quanh Facebook, không khó để tìm kiếm và thấy các group hướng dẫn cách "bùng" tiền vay online như Hội scam app A, app B… Để rồi, mỗi khi nghĩ về việc vay tiền online, khách hàng sẽ nghĩ tới cơ hội được vay và "xù" nợ. Từ đó dẫn đến hiệu ứng đám đông là cứ vay đi, không việc gì phải trả và khách hàng sẽ tìm đủ mọi cách lách. Chính vì thế, chất lượng khách hàng vay qua các ứng dụng vay ngang hàng càng ngày càng đi xuống, khách hàng "đẹp" ít dần đi và khách hàng "xấu" tăng lên.
"Nhiều app lậu sẽ tận thu, hớt váng bằng cách đối với khách hàng "xấu", họ tăng lãi để bù vào nợ xấu. Để rồi, cứ tăng lãi thì nợ xấu lại càng cao, nhận thức của khách hàng về vay online lại càng xấu thêm, dẫn đến hiệu ứng domino gây đổ vỡ thị trường. Một khi toàn bộ thị trường đã thật sự nát, các công ty Fintech Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật sẽ rất khó để tồn tại do không thể làm giống app lậu. Đó là chưa kể đến việc cạnh tranh và đè bẹp các app lậu ngày càng khó khăn vì không thể cho vay dễ trong khi khách hàng càng ngày càng xấu, dẫn đến tập khách hàng bị thu hẹp" , đại diện công ty Fintech này chia sẻ.
 |
Các app tín dụng đen Trung Quốc với giao diện tiếng Việt xuất hiện tràn lan trên chợ ứng dụng Google Plays. |
Chia sẻ với ICTnews về giải pháp cho vấn đề này, bà Đào Thị Trang, Giám đốc Công ty Vay Mượn cho biết, nếu có cơ chế sandbox, cần quy định các app cho vay khi đưa lên App store, Google Play phải dùng tài khoản công ty, email công ty. Nếu app nào đưa lên từ tài khoản cá nhân và hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam về lĩnh vực tài chính, vay online thì cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền report và truy tìm xử lý vì không đăng ký và hoạt động trái quy định. Khi đã có quy định thì cho vay ngang hàng sẽ là một ngành nghề có điều kiện. Do đó, nếu thực hiện không đúng các quy định, cơ quan chức năng đều có quyền yêu cầu gỡ bỏ trên các hệ thống.
Ông Trần Thế Vĩnh, Tổng giám đốc Tima - một công ty hoạt đông theo mô hình P2P cho biết, để xử lý nạn tín dụng đen online như hiện nay, một mặt chúng ta cần tăng cường truyền thông tới người dân về đặc điểm chung của các app lậu. Đó là thông tin công ty không rõ ràng, thủ tục để vay quá dễ dàng nhưng kèm theo là chi phí vay phải trả lại quá cao. Đi kèm theo đó là việc đòi nợ không lành mạnh như dùng lời lẽ thoá mạ, phát tán thông tin xúc phạm nhân phẩm...
Bên cạnh đó, người dân cũng cần nâng cao ý thức cảnh giác, tìm hiểu rõ trước khi vay, báo cho cơ quan chức năng những trường hợp có các dấu hiệu tiêu cực.
"Trong ngắn hạn, cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát kiểm tra các công ty có dấu hiệu tiêu cực để ngăn chặn, trong dài hạn là ban hành khung pháp lý đưa loại hình này thành một loại hình kinh doanh có điều kiện và phải có giấy phép mới được hoạt động", ông Trần Thế Vĩnh nói.
Thái Khang
" alt=""/>'Khi có sandbox, cơ quan quản lý có thể yêu cầu gỡ các app tín dụng đen'
- Chỉ trong một đêm, CSGT công an Hà Nội đã bắt giữ 3 xe ô tô chở thực phẩm không rõ nguồn gốc đang trên đường mang đi tiêu thụ, trong đó có nhiều thực phẩm bốc mùi hôi thối, nước chảy xuống đường.Vào khoảng 4h30 phút sáng ngày 25/4, tại ngã ba QL1A - tỉnh lộ 428, tổ tuần tra kiểm soát của đội Cảnh sát giao thông số 8 (Công an Thành phố Hà Nội) trong lúc đang làm nhiệm vụ đã phát hiện xe tải mang BKS 29C – 435.53 chạy tốc độ cao hướng từ Phú Xuyên đi Hà Nam có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã ra hiệu lệnh dừng xe.
 |
Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đang trên đường đi tiêu thụ bị cơ quan chức năng bắt giữ. |
Khi kiểm tra trên thùng hàng xe tải, lực lượng cảnh sát phát hiện nhiều bao mỡ động vật và nội tạng bẩn với số lượng khoảng hơn 400kg. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Nguyễn Văn Giang (SN 1977, trú tại Minh Tân, Phú Xuyên, Hà Nội) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số hàng trên.
Sau đó 10 phút, tại Km209 QL1A thuộc địa bàn thị trấn Phú Xuyên, tổ công tác tiếp tục phát hiện xe ô tô tải mang BKS 90T-4426 lưu thông theo hướng Phú Xuyên đi Thường Tín do lái xe Bùi Văn Thắng (SN 1983, trú tại thôn Bái Xuyên, đội 13 xã Minh Tân, Phú Xuyên, Hà Nội) điều khiển.
Trên xe đang chở theo khoảng 400kg thịt bò, tại thời điểm kiểm tra Thắng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số thực phẩm trên.
Đến khoảng 7h30 cùng ngày, đội CSGT số 8 lại tiếp tục phát hiện xe ô tô tải BKS 29C-411.69 lưu thông với tốc độ cao qua địa bàn thị trấn Phú Xuyên có biểu hiện nghi vấn (thùng hàng phía sau có nhiều nước bẩn chảy ra đường) nên đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.
Trên thùng hàng, lực lượng chức năng phát hiện có khoảng 1,4 tấn da trâu bò đang bốc mùi hôi thối nồng nặc. Lái xe được xác định là Nguyễn Mạnh Cường (SN 1988, trú tại Thường Tín, Hà Nội). Qua khai thác ban đầu, Cường khai nhận số hàng trên được một chủ hàng ở Thường Tín thuê chở và không có giấy tờ chứng minh hợp pháp.
Lực lượng chức năng sau đó đã lập biên bản vụ việc và bàn giao toàn bộ số xe, hàng hóa trên về Công an huyện Phú Xuyên để tiếp tục xử lý theo quy định.
P.T
Toàn cảnh cá chết nhiễm độc tràn bãi biển miền Trung" alt=""/>Hà Nội: Một đêm CSGT bắt 3 xe thực phẩm bẩn