Cũng tại địa điểm đấu giá trên, sáng 9/6, Công ty Lạc Việt sẽ tổ chức đấu giá 55 thửa đất tại khu mạ Cú, tổ dân phố Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa.
Hình thức, phương thức đấu giá, đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp một vòng tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên cho các lô đất có diện tích từ 93 – 250 m2.
Giá khởi điểm từ 20 triệu đồng đến 31 triệu đồng/m2.
Tại huyện Phúc Thọ, Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam thông báo đấu giá 22 thửa đất của Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Phúc Thọ vào sáng 29/5 tới đây.
Theo đó, các lô đất đấu giá thuộc khu Đồng Cầu Lọc, xã Ngọc Tảo có diện tích từ hơn 110 – 251,2 m2. Giá khởi điểm từ 17 – 18,9 triệu đồng/m2, dao động khoảng hơn 1,8 tỷ đồng đến hơn 4,7 tỷ đồng, tùy lô.
Cuộc đấu giá sẽ diễn ra tại hội trường Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phúc Thọ theo hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp và theo phương thức trả giá lên.
Cũng tại địa điểm đấu giá này, sáng ngày 25/5 cũng diễn ra cuộc đấu giá 30 thửa đất ở tại NO-2; NO-3 khu Man Rộm, cụm 8, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ.
Các thửa đất có diện tích từ 75 - 100 m2/thửa; mức giá khởi điểm từ 16 - 18,5 triệu đồng/m2.
Được Bộ TT&TT và Bộ Y tế chỉ đạo Viettel xây dựng, Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 gồm 4 hệ thống: ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”, Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng quốc gia và Trung tâm đáp ứng (MCC). Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, trước tình trạng thời gian qua một số cơ sở tiêm chủng có biểu hiện chưa thực hiện đúng quy trình tiêm chủng, gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ..., mới đây Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố chấn chỉnh lại.
Một trong những nội dung Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện là áp dụng nền tảng công nghệ để quản lý và theo dõi tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Theo bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, với việc ứng dụng nền tảng quản lý tiêm chủng quốc gia trong đợt 5 chiến dịch tiêm chủng của Thành phố, sau hơn 10 ngày, đã tiêm được cho 930.239 người, gồm 114.101 người trên 65 tuổi, có bệnh nền; và 806.228 người thuộc đối tượng ưu tiên khác.
Đặc biệt, đã có 643.330 mũi tiêm được cập nhật vào hệ thống. “Trong đợt 5, công tác tiêm chủng tăng tốc rất nhanh, từ những ngày đầu chỉ có vài nghìn mũi tiêm mỗi ngày thì đến những ngày cuối đã đạt trên 100.000 mũi tiêm/ngày”, bà Trinh cho hay.
Một trong những kinh nghiệm được đại diện Sở TT&TT TP.HCM chia sẻ là cần thống nhất các phương án triển khai ứng dụng CNTT, xử lý các tình huống phát sinh từ thực tiễn của địa phương; đưa ra yêu cầu và giải pháp xử lý để đơn vị phát triển hoàn thiện phần mềm.
Bên cạnh đó, cần cử nhân sự hỗ trợ địa phương chuẩn hóa dữ liệu đăng ký tiêm, sử dụng phần mềm, nhập kết quả tiêm hàng ngày; cũng như làm việc với lãnh đạo các quận, huyện để tháo gỡ vướng mắc.
Nền tảng hỗ trợ công tác tiêm chủng sẽ liên tục được nâng cấp
Hướng đến mục tiêu 70% người dân tại TP.HCM được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đại diện Sở TT&TT thành phố cho biết, Sở sẽ lập danh sách tiêm trên Cổng tiêm chủng quốc gia và ứng dụng “Sổ Sức khỏe điện tử”, sử dụng dữ liệu dịch bệnh để tham mưu cho Thành phố các điểm “nóng”, đối tượng cần phải triển khai tiêm chủng nhanh. Song song đó, Sở TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đoàn công tác Bộ TT&TT trong triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho rằng, thực tế ứng dụng công nghệ trong công tác tiêm chủng ở TP.HCM là những kinh nghiệm quý để triển khai rộng trên toàn quốc.
![]() |
Công nghệ giúp các địa phương triển khai tiêm chủng nhanh, thuận tiện hơn, góp phần hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra (Ảnh: M.Sơn) |
“Nếu chúng ta không ứng dụng công nghệ ngay từ đầu trong chiến dịch tiêm chủng thì người dân trên địa bàn sẽ thiệt thòi vì chưa được cấp chứng nhận điện tử. Quan trọng hơn, do số liệu không được trọn vẹn và có thể được lưu trên giấy hoặc trên Excel thì chúng ta sẽ không quản lý được ai đã tiêm mũi 1 để mời đi tiêm mũi 2, chưa biết được ai đã tiêm hay chưa”, ông Đỗ Công Anh phân tích.
Vì thế, ông Đỗ Công Anh đề nghị, Sở TT&TT phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền để người dân đăng ký tiêm trên Cổng tiêm chủng quốc gia (tiemchungcovid19.gov.vn ) hoặc qua ứng dụng di động “Sổ sức khỏe điện tử”. Yêu cầu Đoàn Thanh niên vào cuộc và tập huấn để họ tham gia hỗ trợ và cán bộ y tế không cần trực tiếp sử dụng phần mềm. Bố trí hạ tầng, kết nối Internet cho các điểm tiêm, bao gồm cả những điểm tiêm lưu động.
Thời gian tới, để có thể tiêm chủng nhanh, rộng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, TP.HCM dự kiến tổ chức nhiều điểm tiêm lưu động, thậm chí là đến từng hẻm, từng chung cư, gõ cửa từng nhà để tiêm cho những người lớn tuổi. “Các hệ thống, nền tảng công nghệ liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ liên tục được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu”, ông Đỗ Công Anh khẳng định.
Vân Anh
Nhờ công nghệ, Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia đã phát hiện được hàng ngàn trường hợp liên quan đến Công ty Thanh Nga - đơn vị cung cấp thực phẩm cho Vinmart, sau 1 giờ.
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ ngay từ đầu trong chiến dịch tiêm chủng để người dân không thiệt thòiLương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) thông tin thêm, củ cải trắng có kết cấu giòn giống cà rốt, tùy từng loại sẽ có những hương vị khác nhau nhưng thường có hai vị chính là hơi ngọt và cay, có thể chế biến thành nhiều món như kho, luộc, hấp…
Ngoài là món ăn, củ cải trắng còn có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết lượng vitamin C và folate dồi dào trong củ cải trắng tốt cho cơ thể, nhất là với hệ miễn dịch. Đặc biệt, những thực phẩm giàu folate rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Trong y học cổ truyền, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, đặc biệt tốt trong việc phòng bệnh vào mùa đông.
Lương y Bùi Đắc Sáng thông tin, củ cải trắng có thể dùng để hỗ trợ một số bệnh như điều trị khản tiếng mùa lạnh, trị ho và hẽn suyễn, viêm loét dạ dày, trị nhiệt loét miệng…
Để điều trị khản tiếng, đau họng trong mùa lạnh, chúng ta có thể dùng nước ép củ cải trắng, trộn mật ong rồi uống 3-5 ngày là khỏi. Với hen suyễn, chúng ta cần dùng 250g củ cải, sau đó sắc với đường phèn, mật ong và 1 bát nước. Sau khi cạn còn nửa bát nước dùng khi còn ấm, cần ăn cả củ cải.
Dù là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng lương y Sáng cũng cho rằng khi ăn cần có những lưu ý nhất định để không mất chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo đó, nhiều gia đình khi luộc củ cải thường luộc chung với cà rốt. Điều này là không nên bởi củ cải vốn là loại củ giàu vitamin C nhưng khi kết hợp củ cải cùngcà rốt, enzyme axit ascorbic trong cà rốt có khả năng phân hủy vitamin C, gây mất chất.
Ngoài ra, khi mới ăn củ cải cũng không nên ăn các loại quả như táo, nho, lê ngay sau đó. Theo lương y Sáng, flanovoid có trong các quả trên có thể phản ứng hóa học với thiosulfate trong củ cải, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Đây là một chất làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu
Mặc dù củ cải được ví là “nhân sâm trắng” do hàm lượng dinh dưỡng vốn co nhưng chúng ta chỉ ăn 3-4 bữa/tuần.
“Không nên ăn nhiều dễ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi tiểu nhiều vì loại củ này rất lợi tiểu”, lương y Bùi Đắc Sáng giải thích.