Một thành viên rao bán dữ liệu của 700 triệu người dùng LinkedIn trên web ngầm. Ảnh: RestorePrivacy.
Sau khi phân tích rồi kiểm tra chéo với một số thông tin công khai trên Internet, RestorePrivacy xác nhận các dữ liệu bị lộ là thật. Thời gian cập nhật thông tin khá mới, từ năm 2020 đến 2021.
Hacker được cho đã tận dụng lỗ hổng trong API của LinkedIn để thu thập các dữ liệu được người dùng chia sẻ trên mạng xã hội này.
Theo 9to5mac, đây là sự cố rò rỉ dữ liệu lớn thứ 2 của LinkedIn trong năm 2021. Trước đó vào tháng 4, thông tin của nửa tỷ người dùng mạng xã hội nghề nghiệp thuộc sở hữu của Microsoft cũng bị rao bán trên web ngầm.
Tuy các dữ liệu không bao gồm mật khẩu hay hồ sơ tài chính, RestorePrivacy cho rằng hacker có thể sử dụng một số thông tin để giả mạo danh tính, phục vụ hoạt động lừa đảo hoặc tấn công tài khoản trên mạng xã hội. Khi các dữ liệu bị phát tán, nạn nhân sẽ không thể xóa chúng hoàn toàn khỏi Internet.
![]() |
Các trường dữ liệu bị rò rỉ trong file mẫu. Ảnh: RestorePrivacy. |
Hiện LinkedIn chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Theo RestorePrivacy, bất cứ tổ chức hay cá nhân kiểm soát dữ liệu người dùng đều có rủi ro. Để giảm nguy cơ rò rỉ thông tin, người dùng nên hạn chế chia sẻ dữ liệu trên mạng xã hội, sử dụng trình duyệt, dịch vụ email và công cụ tìm kiếm bảo mật nếu có thể.
Đây không phải vụ lộ dữ liệu quy mô lớn duy nhất xảy ra trong năm nay. Trước đó vào đầu tháng 4, hơn 500 triệu tài khoản người dùng Facebook với nhiều dữ liệu quan trọng như số điện thoại, email, ngày sinh... cũng bị tin tặc phát tán. Dù không chứa thông tin nhạy cảm, kẻ xấu vẫn có thể khai thác dữ liệu vào mục đích lừa đảo hoặc spam.
(Theo Zing)
Đây là mạng xã hội cho công đồng doanh nghiệp và hiện được rất nhiều người dùng tại Việt Nam sử dụng.
" alt=""/>700 triệu hồ sơ trên LinkedIn bị rao bán, chiếm 93% số người dùngĐối với việc ngăn chặn tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắn rác, Cục Viễn thông đã cùng các nhà mạng triển khai việc cung cấp tên định danh (brandname) cho cuộc gọi. Dịch vụ này hiện đã thử nghiệm với Bộ Công an và một số đơn vị.
Cục Viễn thông kỳ vọng biện pháp định danh sẽ giúp người dân khi nhận cuộc gọi, tin nhắn biết được đây là thông tin liên hệ chính xác từ một cơ quan xác định.
Trước đó, hồi tháng 3 năm nay, tại cuộc họp về vấn đề xử lý SIM rác, Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải xử lý xong tất cả các SIM tồn kênh, chuyển về SIM không có thông tin thuê bao (có hoặc không có gói cước), đảm bảo SIM thuê bao phải chính xác, đúng quy định, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chỉ có thể kích hoạt, phát triển mới bởi chính các nhà mạng.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông trước ngày 22/3, các SIM đang khóa 2 chiều, có thông tin thuê bao, có gói cước phải chuyển trạng thái về SIM không có thông tin thuê bao. Trước ngày 15/4, các SIM đang khóa 1 chiều, có dấu hiệu kích hoạt sẵn phải chuyển trạng thái về SIM không có thông tin thuê bao; xử lý xong tập thuê bao một giấy tờ đứng tên nhiều SIM (từ 4 SIM/1 giấy tờ trở lên).
Trường hợp phát hiện các vi phạm như SIM tồn kênh có thông tin thuê bao, Thanh tra Bộ tổ chức thanh tra xử lý vi phạm, có thể xem xét ở mức cao nhất là dừng phát triển thuê bao mới. Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ xem xét có văn bản nhắc nhở người đứng đầu các doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ có hình thức kỷ luật.
Nhiều trường đại học trên khắp nước này đang dựng lều cho cha mẹ học sinh ở qua đêm khi họ đưa con đi nhập học. Trong khi các trường đang tranh cãi về việc liệu hành động này có đang đánh giá thấp khả năng tự lập của những người trẻ hay không, thì những “túp lều tình yêu” đang dần trở thành một hiện trạng ngày càng phổ biến.
Do chính sách một con của Trung Quốc từ năm 1979 nên hầu hết các gia đình đều chỉ có một con, và lẽ dĩ nhiên là các bậc phụ huynh cảm thấy cực kỳ khó khăn khi phải xa rời đứa con duy nhất của mình. Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi nhiều sinh viên là người đầu tiên trong gia đình được học đại học. Vì thế, phụ huynh không chỉ đưa con đến trường, giúp chúng sắp xếp đồ đạc trong phòng ký túc, mà họ còn ngủ lại qua một vài đêm.
“Chúng tôi lo lắm” – chị Eve Zhang, 48 tuổi, một bà mẹ đưa con gái duy nhất là Zhang Yan tới trường cho hay. “Vì thế, bố con bé và tôi đã nghỉ 10 ngày để đưa con lên Thượng Hải”. Gia đình chị quê ở Thiên Tân – cách Thượng Hải 11 giờ đi ô tô. Chị cho biết, con gái chị chưa từng sống trong ký túc xá suốt 20 năm qua. Chị và chồng đã dành 2 ngày để giúp Yan chuyển đồ, sau đó đi tham quan khắp Thượng Hải trong những ngày còn lại.
“Khi nào chúng tôi thấy con bé ổn định, chúng tôi mới thấy nhẹ nhõm”- chị Zhang nói.
Những chiếc “lều tình yêu” này lần đầu tiên được nhìn thấy ở ĐH Thiên Tân cách đây 4 năm. Các trường khác như ĐH Bách khoa Tây Bắc và ĐH Sán Đầu, Quảng Đông bắt đầu làm theo.
![]() |
550 chiếc lều đã được ĐH Thiên Tân chuẩn bị cho phụ huynh các tân sinh viên |
ĐH Sán Đầu đã dựng 28 chiếc lều trong 3 ngày nhập học từ 27/8 tới 29/8 năm nay. Phụ huynh có thể ở đây miễn phí.
“Những chiếc lều đôi dành cho các cặp vợ chồng” – bà Lanner Lan ở bộ phận giải quyết các vấn đề sinh viên cho biết. Một số phụ huynh thậm chí còn ở chung lều với người lạ nếu số lượng lều có hạn. Lều thường được đặt ở phòng tập thể dục và có đầy đủ các trang thiết bị ở đây.
“Lều được trang bị khá thoải mái với đệm và điều hòa, mặc dù không có gối” – anh Huang Yiming – một ông bố chung lều với một phụ huynh khác ở ĐH Sán Đầu cho hay. “Nhưng vì con, ngủ một đêm ở đây cũng ổn”. Con trai duy nhất của anh là Huang Zonghai đã trúng tuyển vào ngành cơ khí của trường này.
“Chúng tôi không thể tìm được một khách sạn tiện lợi, giá cả phải chăng ở gần trường vì đã kín khách. Có hàng chục phụ huynh khác cũng ở trong trường hợp tương tự” – anh Huang giải thích. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi chuyến xe dài 7 tiếng từ Quảng Châu đến Sán Đầu khiến anh buồn nôn. Anh đã xin nghỉ 2 ngày không lương ở nhà máy hóa chất nơi anh làm việc để đưa con trai đi nhập học.
“Từ hôm đó, ngày nào tôi cũng gọi cho thằng bé để hỏi thăm tình hình” – anh Huang nói. “Con trai tôi nói rằng có thể nó sẽ về nhà trong kỳ nghỉ Quốc Khánh vào tháng 10”.
![]() |
"Lều tình yêu" ở ĐH Sán Đầu |
Anh Tang cũng là một trong số những phụ huynh rất vui khi con gái đỗ trường y thuộc ĐH Sán Đầu vào năm ngoái. Anh đưa con gái lên chuyến tàu dài 10 giờ từ tỉnh Quảng Tây tới trường sau khi biết trường có cấp lều ở miễn phí cho tân sinh viên. “Đó là một sự hỗ trợ để tôi không phải tìm chỗ ở vì tôi là nông dân”.
Ban đầu, ĐH Sán Đầu để phụ huynh ở trong các phòng học có bàn ghế và điều hòa, nhưng không có giường. Sau đó, họ nâng cấp thành lều và thảm “để thoải mái hơn” – bà Lan cho hay.
![]() |
Phụ huynh ngủ trên chiếu trong phòng tập thể dục ở ĐH Sư phạm Hoa Trung |
Những trường khác thì cho phụ huynh ngủ trong phòng tập thể dục và hội trường. Nhiều sinh viên nói rằng họ ghi nhận những nỗ lực của cha mẹ. Yvonne Wong, 22 tuổi, con một, nói rằng mẹ cô bé từng đưa cô tới ĐH Hoa Nam (Quảng Châu) cách đây 4 năm. Bây giờ, khi chuẩn bị bước vào chương trình Thạc sĩ ở Hồng Kông, cô ước rằng cha mẹ có thể ở bên cô một lần nữa.
“Có quá nhiều đồ phải mang theo và tôi cần sự giúp đỡ” – Wong nói. Cô cũng nói thêm rằng, đưa con đi nhập học cũng là cơ hội để bố mẹ biết trường đại học là như thế nào. “Rất đáng để tự hào”.
Thậm chí, nhiều tân sinh viên còn được hộ tống bởi cô dì chú bác, ông bà, anh em họ. Năm ngoái, một sinh viên ở ĐH An Huy còn được hộ tống bởi 14 người thân và nhà trường đã chụp bức ảnh cả gia đình họ đưa lên mạng xã hội.
![]() |
Một sinh viên ở ĐH An Huy được hộ tống bởi 14 người thân |
Liu Guoqiang – sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là người giúp các tân sinh viên đăng ký môn học trong 3 năm nay ở ĐH Sư phạm Bắc Kinh chi nhánh Chu Hải. Cậu cho biết, các sinh viên thường được đưa đi bởi 2 đến 5 người thân trong gia đình. Với những sinh viên tới từ các tỉnh xa thì thậm chí còn nhiều hơn. “Có lần cả ông bà, bố mẹ hai bên nội ngoại của sinh viên đều đi theo và tất cả họ giúp dọn dẹp phòng ký túc xá”.
Sau khi tạm biệt con, những ông bố bà mẹ này phải đối diện với nỗi cô đơn và họ thường xuyên liên lạc với con.
“Tôi cảm thấy tim mình trống rỗng khi con trai đi xa” – bà Hu, 50 tuổi, mẹ của Chen Tingtao, một sinh viên của ĐH Ngoại giao Quảng Đông chia sẻ. Bố mẹ, bác, dì và một đứa cháu 1 tuổi của Chen đã chen chúc trên chiếc xe hơi 5 chỗ cùng cậu tới trường. Bà Hu đã tới ký túc xá của Chen 3 lần để dọn phòng, giúp dỡ đồ và làm quen với bạn cùng phòng của Chen. “Bạn cùng phòng con trai tôi tới từ Thâm Quyến” – bà nói.
Bà thường xuyên nhắn tin cho Chen trong suốt 4 ngày qua để hỏi xem cậu ăn ở trường có ngon miệng không. Nhưng bà nói, “chúng tôi phải đợi ít nhất một học kỳ” mới được gặp thằng bé.