TIN BÀI KHÁC
Trên lý thuyết, VCK U23 châu Á 2020 thực sự là giải đấu khó khăn dành cho thầy trò HLV Park Hang Seo khi không còn yếu tố bất ngờ, lực lượng giảm sút trên yếu tố hình ảnh, đồng thời các đối thủ cũng dồn toàn lực để lấy vé đi Olympic.
Thế nhưng, nhìn lại khoảng thời gian chuẩn bị cho SEA Games 30 hay VCK U23 châu Á từ đầu năm 2019 cho tới lúc này nhiều người chắc chắn sẽ thấy U23 Việt Nam thay đổi chóng mặt như thế nào.
![]() |
U23 Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong năm qua |
Không chỉ mạnh về tập thể, lúc này trải qua 1 năm ròng rã huấn luyện rồi giành tấm HCV SEA Games chuyên môn của U23 Việt Nam cũng đã có sự lột xác rất lớn.
U23 Việt Nam rõ ràng không còn nhiều ngôi sao như 2 năm về trước, nhưng tính chiến đấu, kỷ luật, chuyên môn... rõ ràng đang rất khác biệt để trở thành một đội bóng thực sự mạnh dựa trên lối chơi tập thể.
Ngoài việc duy trì cách chơi bóng phản công nhanh giống ở Thường Châu 2 năm trước, bây giờ U23 Việt Nam chơi bóng chủ động hơn rất nhiều trên phương diện đá tấn công, biết áp đặt lối chơi cho đối thủ.
SEA Games 30 là một minh chứng rõ nhất, khi phần lớn các trận đấu U23 Việt Nam đều nắm giữ thế chủ động, kể cả khi bị dẫn trước cách biệt 2 bàn như ở trận gặp Thái Lan chẳng hạn.
... và còn gì để thầy Park tự tin?
Tại vòng loại giải U23 châu Á diễn ra vào tháng 3/2019 ở sân Mỹ Đình, U23 Việt Nam dù có mặt Văn Hậu, Quang Hải... nhưng chơi thực sự không quá ấn tượng, và luôn khiến người hâm mộ hoang mang khi thể hiện bộ mặt tương đối bế tắc mỗi khi tấn công.
Nhưng giờ thì khác, U23 Việt Nam tại SEA Games 30 trình diễn lối chơi tấn công tương đối thuyết phục không chỉ vì ghi đến 24 bàn thắng/7 trận đấu mà còn ở cách mà các học trò HLV Park Hang Seo tổ chức hãm thành.
![]() |
Để HLV Park Hang Seo tự tin giúp đội nhà chơi thành công ở VCK U23 châu Á 2020 |
U23 Việt Nam vẫn duy trì cách chơi tấn công biên, nhưng giờ không chỉ đưa xuống tận đường biên ngang rồi căng vào nữa mà biến hoá hơn rất nhiều với các tình huống xộc thẳng vào trung lộ ngay từ giữa sân và từ đây tiếp tục đánh vỗ mặt vào hàng thủ của đối phương.
Chính những pha tấn công bắt đầu từ biên, nhưng đổi hướng nhanh vào trung lộ ngay từ giữa sân đã mang về cho U23 Việt Nam sự nguy hiểm hơn khi cả Tiến Linh lẫn Hà Đức Chinh được yêu cầu trở thành một trung phong di chuyển rộng, thay vì là một trung phong mục tiêu như trước.
Chính vì thay đổi cách chơi linh hoạt hơn theo từng tình huống, cũng như phát huy tối đa khả năng chạy chỗ thông minh của Tiến Linh, hay sự càn lướt từ Đức Chinh đang mang về cho U23 Việt Nam một bộ mặt rất khác khi tổ chức tấn công.
Và tất nhiên, có thể làm được điều này rõ ràng HLV Park Hang Seo phải dồn khá nhiều tâm tư để tính toán, nâng cao thể lực cho các học trò cho không chỉ SEA Games mà còn ở VCK U23 châu Á 2020.
Thay đổi về lối chơi, mảng miếng chiến thuật, và đảm bảo được nền tảng thể lực tốt, cùng thành tích suốt thời gian qua rõ ràng U23 Việt Nam đến VCK U23 châu Á là chinh phục như ông Park mong muốn chứ không phải kẻ đứng ngoài cuộc chơi như nhiều người nghĩ sau khi lứa Công Phượng, Xuân Trường... quá tuổi.
Mai Anh
" alt=""/>U23 Việt Nam chiến U23 châu Á: Lột xác và bay cao!Theo đó, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương, chịu trách nhiệm từng khâu trong quá trình.
![]() |
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ |
“Có thể nói kỳ thi năm nay được chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là phương án bảo đảm an toàn cho các thí sinh trước tình hình diễn biến dịch bệnh như hiện nay”, ông Độ nói.
Theo ông, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, đề xuất theo hướng tổ chức kỳ thi thành 2 đợt.
Với Đà Nẵng và một số huyện, thành phố, thị xã của Quảng Nam (nơi đang thực hiện cách ly xã hội) sẽ lùi thời gian thi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Việc thi tốt nghiệp sẽ được tổ chức vào thời điểm thích hợp, do địa phương đánh giá, đề xuất khi tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Các tỉnh, thành còn lại thực hiện theo kế hoạch. Đặc biệt, bảo đảm phương án phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế như phun thuốc khử khuẩn, dùng nước rửa tay, đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách…
Thứ trưởng GD&ĐT thông tin, trong Thông tư 2832 ngày 30/7, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn cách thức tổ chức kỳ thi. Theo đó phân thí sinh thành 4 nhóm đối tượng.
Đối tượng thuộc diện F0 (là bệnh nhân) được xét đặc cách theo quy chế thi của Bộ. Trường hợp F1, F2 (tiếp xúc với bệnh nhân) được tổ chức thi riêng tại một điểm thi riêng, hoặc tại một phòng thi riêng của điểm thi đó.
Các trường hợp còn lại được tổ chức thi theo kế hoạch.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Độ, đến nay, Bộ GD&ĐT nhận thấy phương án cho các thí sinh thuộc đối tượng F1, F2 dừng thi và thi vào đợt thứ hai, cùng thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam là phù hợp. Bởi khi đó, các em thí sinh này đã qua 14 ngày cách ly.
Kỳ thi đợt 1 từ 8-10/8 sẽ là tất cả những thí sinh không thuộc trường hợp phải cách ly.
Liên quan đến việc xét tuyển ĐH, Bộ GD&ĐT tiếp tục có công văn chỉ đạo các trường, cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi, có phương thức tuyển sinh để chia chỉ tiêu phù hợp cho các thí sinh thi đợt 1, đợt 2, bảo đảm quyền lợi cho các em khi xét tuyển.
Tính kỹ phương án
Liên quan đến xét đặc cách tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, chúng ta phải tính kỹ vấn đề pháp lý vì trong Luật Giáo dục có nêu học sinh tốt nghiệp đã học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định thì dự thi, đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Theo ông Dũng, chúng ta phải xem xét vấn đề này, việc xét đặc cách ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh.
Đặc biệt, 42 trường của các khối ngành công an, quân đội, khối ngành sức khỏe của các trường chỉ sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Với xét đặc cách, học sinh không tiếp tục đăng ký xét tuyển CĐ và ĐH thì thuận nhưng những học sinh được đặc cách liên quan đến xét tuyển và thi tuyển vào các trường đại học thì phải cân nhắc.
Chủ nhiệm VPCP cho rằng, cần tính toán làm sao đảm bảo phòng chống dịch, đảm bảo lợi ích cho thí sinh và phụ huynh, đảm bảo đúng theo lộ trình đã định hình công tác chuẩn bị thi của Bộ và địa phương để vừa đảm bảo thi tốt, kết quả tốt đồng thời phòng chống dịch, không để lây nhiễm trong cộng đồng.
Chiều 3/8, tại phiên họp trực tuyến của thành phố Hà nội về phòng, chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Chử Xuân Dũng cho hay toàn thành phố có khoảng 80.000 thí sinh dự thi tại 143 điểm thi. Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Hà Nội đã cho thành lập 2 phòng thi dự phòng và bổ sung cán bộ coi thi tại các điểm thi dành cho các đối tượng F2 và thí sinh có biểu hiện ho, sốt. Ngoài ra, Sở cũng thành lập điểm thi tại khu cách ly tập trung tại trường Cao đẳng Thành phố. Các nội dung liên quan đến việc hướng dẫn, Sở Y tế và Sở GD&ĐT đã hoàn chỉnh nội dung hướng dẫn theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP Hà Nội. |
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 sáng nay (3/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tổ chức chu đáo, khoa học, không để sơ suất xảy ra; giao Bộ trưởng GD-ĐT quyết định kỳ thi tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>Thứ trưởng GD&ĐT nói về phương án thi tốt nghiệp THPT trong dịch Covid