Chia sẻ cảm xúc khi nhận được giải thưởng danh giá này, cô bộc bạch: "Đây là niềm hạnh phúc, vinh dự của tôi. Bên cạnh sự ghi nhận, động viên, khích lệ thì tôi nghĩ phần thưởng này cũng là phần thưởng chung dành cho tập thể Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An".
Cô giáo Hoàng Thị Hoài An hiện công tác tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An (Ảnh: NVCC).
Cơ duyên đến với giáo dục thường xuyên
Năm 1988, khi lựa chọn nguyện vọng đại học, cô Hoài An đã phân vân giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh. Bố mẹ cô An mong muốn cô sẽ theo nghiệp sư phạm, nên cô đã quyết định sẽ trở thành giáo viên.
"Ngẫm lại, tôi vẫn cảm thấy mình đã lựa chọn đúng đắn. Người ta hay nói là "nghề chọn người". Cũng thật may mắn khi nghề đã chọn đúng tôi", cô An hoài niệm.
Nhớ lại thời gian đầu được phân công về thực tập giảng dạy tại Trường THPT Lê Hồng Phong (Nghệ An), cô Hoài An đã từng suýt… xin đổi lớp. Cô nhớ lại: "Tôi được phân công vào lớp 11D - được xem là lớp học cá biệt của trường.
Vì quá áp lực, tôi đã khóc và xin phép thầy trưởng khoa cho đổi lớp chủ nhiệm vì tôi sợ mình sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ".
Sau đó, thầy trưởng khoa đã tích cực động viên cô An rằng, nếu giáo viên nào cũng được phân vào một lớp học có các em học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ thì các em học sinh cần được uốn nắn, dạy dỗ, sẽ do ai phụ trách?
"Và nếu chỉ dạy những lớp học sinh gương mẫu, năng lực thực của giáo viên đó sẽ không bao giờ được phát huy", cô Hoàng Thị Hoài An nhớ lại lời dặn dò năm xưa.
Hiểu được vấn đề, cô Hoài An đã lập tức chấn chỉnh tinh thần và bắt tay lên kế hoạch giảng dạy cho các em học sinh lớp chủ nhiệm. Tổng kết cuối năm học, lớp 11D của cô đã từ lớp học xếp cuối toàn trường, vươn lên vị trí thứ 3.
"Cho đến thời điểm hiện tại, các em học sinh của lớp đầu tiên tôi chủ nhiệm vẫn thường mời tôi về họp lớp vào những dịp đặc biệt. Từ những khoảnh khắc này, tôi lại càng thêm tin và yêu nghề giáo. Bởi lẽ, trong hành trình dạy và học, đôi khi ranh giới giữa thầy và trò thật mong manh - tôi dạy các em, và các em cũng dạy tôi những bài học quý giá của cuộc đời", cô Hoài An nói.
Thời gian sau, cô Hoài An được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An phân công về Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An.
Cô Hoài An (bên trái) trao giải cuộc thi "Bé tự tin tỏa sáng cùng Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nghệ An và nông dân nhí - cảm nhận của em" (Ảnh: NVCC).
Những ngày đầu về giảng dạy, dù còn đôi phần lo lắng, nhưng cô An nhận ra rằng các học sinh giáo dục thường xuyên cần những người thầy cô có thể nâng đỡ, dìu dắt: "Trong giáo dục, cái tâm và tình thương chính là chìa khóa mở ra những thành công.
Vì thế, tôi đã không ngừng hoàn thiện bản thân: từ việc theo đuổi văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh cho đến việc học thêm các khóa tâm lý. Tất cả đều nhằm trang bị những hành trang tốt nhất để đồng hành cùng các em", cô An tâm sự.
Hiện tại, cô Hoàng Thị Hoài An vừa là Thạc sĩ Quản lý giáo dục vừa là Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An. Cô đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong công tác giáo dục.
Lớp kỹ năng sống thay đổi nhiều học sinh
Năm 2016, khi loại hình vừa học vừa làm từ xa của ngành giáo dục thường xuyên được đưa vào giảng dạy, cô Hoài An cùng đồng nghiệp đã phải đối mặt với nhiều thách thức về tính hiệu quả của mô hình này.
Thời điểm ấy, cô An đề xuất với ban lãnh đạo xây dựng đề án bồi dưỡng giá trị sống và kỹ năng sống, năng khiếu cho học sinh các cấp học. Các khóa học sẽ dành riêng cho từng độ tuổi, từng cấp học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
Mặc dù nhiều thầy cô vẫn còn băn khoăn với tính khả thi của đề án này, nhưng với niềm tin và trái tim ân cần nghề giáo, cô An đã quyết tâm đưa dự án này vào hoạt động. Năm 2016, có khoảng 460 học sinh tham gia khóa học. Cho đến năm 2024, khóa học đã có hơn 10.000 học sinh.
Cô An (thứ 2, từ trái sang phải) trong lễ tổng kết khóa học kỹ năng "Hè vui chơi - Hè sáng tạo 2024" (Ảnh: NVCC).
"Khóa học được xây dựng theo phương pháp trải nghiệm và lấy học sinh làm trung tâm. Đối với các khóa học kỹ năng sống, chúng tôi sẽ tập trung vào 4 nhóm kỹ năng: giao tiếp, hòa nhập, tự phục vụ và tự bảo vệ bản thân. Còn đối với khóa học giá trị sống thì chúng tôi lấy yêu thương và biết ơn làm giá trị cốt lõi", cô Hoài An chia sẻ.
Cô An mở các khóa học với tên gọi khác nhau dành cho các lứa tuổi như: hành trình lớn khôn, chuyển hóa cơn nóng giận, đánh thức trái tim yêu thương, giáo dục giới tính, mỹ thuật sáng tạo,...
Chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình thực hiện khóa học, cô An cho hay, trong quá trình giảng dạy, sẽ có những học sinh không nằm trong tầm kiểm soát của mình. Đối với những học sinh này, điều quan trọng nhất vẫn là sự bình tĩnh, nhẫn nại và kiên trì.
Cô nhớ lại, trong khóa học vào mùa hè năm 2023, có hai bạn học sinh đặc biệt: "Một bạn nữ trầm lắng, ít nói. Trong 1,2 hôm đầu tham gia khóa học, em học sinh nữ này không hề giao tiếp với chúng tôi. Và một bạn nam rất hiếu động, khả năng tập trung kém.
Nhiều giáo viên có phản ánh với tôi về việc không tiếp tục giảng dạy hai bạn nữa. Nhưng tôi hiểu rằng không phải em học sinh nào cũng có thể tốt lên sau vài ngày học. Tôi đã đề nghị các thầy cô kiên nhẫn theo dõi các em.
Sau đó, các thầy cô đã tích cực trò chuyện, kết nối với hai bạn học sinh. Kết thúc khóa học, cả hai bạn đều đã trở hòa đồng và mở lòng hơn. Nữ sinh sau đó đã quay một đoạn clip để cảm ơn chúng tôi. Vì sau khóa học, em ấy đã hiểu ra nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống", cô An kể.
Mục tiêu đưa tiếng dân tộc vào chương trình giáo dục
Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc, miền núi.
Cô Hoàng Thị Hoài An đã xây dựng đề án "Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Thái cho cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên lực lượng vũ trang đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An".
Trong quá trình triển khai, cô Hoài An đã cùng với đồng nghiệp thu thập, nghiên cứu các văn bản cổ, đến các bản làng để tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán để làm giàu nguồn tư liệu cho quá trình giảng dạy.
Cô An cũng tham gia với tư cách là đồng tác giả và chủ biên 3 bộ tài liệu tiếng dân tộc thiểu số bao gồm tiếng Thái Lai Tay, tiếng Mông, tiếng Thái Lai Pao để giảng dạy cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.
"Nghệ An là tỉnh có các dân tộc thiểu số chính như Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông và Ơ Đu. Tôi muốn đưa cuộc sống của người dân tộc thiểu số hòa nhập hơn với cộng đồng; vì thế tôi bắt đầu từ việc giảng dạy các cán bộ, công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang", cô An nói.
Với tình yêu sâu đậm dành cho văn hóa bản địa, cô giáo xứ Nghệ ước mong đưa tiếng nói của đồng bào Thái, Mông trở thành môn học tự chọn trong trường tiểu học. Đó không đơn thuần là một môn học, mà là hành trình gìn giữ những nét văn hóa, phong tục đẹp đẽ của đồng bào dân tộc thiểu số.
Không dừng lại ở đó, trong tim cô Hoài An còn ấp ủ những hoài bão lớn hơn. Đó là mang những bài học kỹ năng sống đến với học trò vùng cao. Cô An mong rằng mình sẽ trở thành nhịp cầu nối những tâm hồn, là điểm tựa vững chắc cho các em phát triển hơn trong tương lai.
" alt=""/>Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ NghệLịch thi đấu Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 - Cập nhật lịch thi bóng đá của Đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, nhanh, đầy đủ và chính xác.
" alt=""/>Kết quả bóng đá hôm nay ngày 10/11/2021Sau nhiều trận liên tiếp ngồi dự bị, thậm chí không có tên trong danh sách, rốt cuộc Xuân Trường đã ghi dấu ấn của mình tại Thái-League với một siêu phẩm giúp Buriam giành chiến thắng ở vòng đấu gần nhất.
Vốn rất nhạt nhoà kể từ khi sang Thái Lan, bàn thắng đến đúng thời điểm quan trọng của Xuân Trường không chỉ giúp anh tự tin hơn, nhận được sự đánh giá cao hơn của CLB, mà còn khiến thầy Park phần nào yên tâm trước thềm King's Cup.
![]() |
Xuân Trường có bàn thắng rất quan trọng |
Tuy nhiên, chỉ với 1 bàn thắng chưa phải là tất cả, Xuân Trường cần thể hiện nhiều hơn nữa nếu tiếp tục được trao cơ hội ra sân ở những vòng đấu tới. HLV Park Hang Seo luôn có sẵn phương án thay Xuân Trường như ở Asiad, AFF Cup 2018 hay gần đây là VCK Asian Cup 2019, nên tỏ ra "khó tính" về phong độ của tiền vệ quê Tuyên Quang.
Không chỉ Xuân Trường, mà Công Phượng cũng chưa chắc suất lên tuyển Việt Nam, dù ở trận đấu gần nhất được đá chính ở Incheon, dưới sự theo dõi trực tiếp của HLV Park Hang Seo.
Vấn đề của Công Phượng là cảm giác ghi bàn và khả năng phối hợp cùng các đồng đội, trong bối cảnh tuyển Việt Nam sắp tới không có Anh Đức hay Tiến Linh. HLV Park Hang Seo rất muốn Công Phượng làm tốt nhất có thể, nhưng có vẻ như tiền đạo HAGL không còn nhiều cơ hội ở Incheon.
![]() |
Công Phượng tỏ ra lạc lõng ở Incheon |
Rõ ràng thầy Park có lý do để cân nhắc kỹ lưỡng với trường hợp của Xuân Trường và Công Phượng. Và, quyết định của chiến lược gia người Hàn Quốc như thế nào thì ông cũng có cái lý riêng của mình.
Đội hình mạnh nhất
Về cơ bản đến thời điểm này HLV Park Hang Seo đã có trong tay bản danh sách dự kiến tuyển Việt Nam chuẩn bị cho King's Cup, với hơn 30 gương mặt. Tuy nhiên, chiến lược gia người Hàn Quốc nhiều khả năng chỉ mang sang Thái Lan 25 cầu thủ bởi King's Cup chỉ là giải giao hữu với 2 trận đấu.
![]() |
Tuyển Việt Nam hầu hết sẽ là những gương mặt quen thuộc |
Theo kế hoạch, tuyển Việt Nam hội quân tại Hà Nội vào ngày 1/6, và ngay hôm sau sẽ lên đường sang Thái Lan dự King's Cup. Thời gian rất gấp gáp, chỉ có 3 ngày chuẩn bị cho giải, nên thầy Park buộc phải gọi những gương mặt cũ để có thể lắp ráp đội hình cũng như "ôn" lại bài tủ.
Có thể kể đến những cái tên như Đặng Văn Lâm, Bùi Tiến Dũng, Đình Trọng, Thành Chung, Quế Ngọc Hải, Văn Hậu, Văn Toàn, Đỗ Hùng Dũng, Đức Huy, Huy Hùng, Hoàng Đức, Đức Chinh, Mạc Hồng Quân...
Riêng 3 trường hợp của Trọng Hoàng, Văn Thanh và Tuấn Anh đang được thầy Park cân nhắc. Trọng Hoàng không thi đấu một trận nào ở V-League, trong khi hai cầu thủ còn lại vẫn chưa hồi phục chấn thương hoàn toàn. Dù vậy, nếu chơi tốt như ở trận gặp Viettel vừa qua, Văn Thanh và Tuấn Anh sẽ thuyết phục được ông Park.
Duy Mạnh khó kịp bình phục