Video đăng tải trên mạng cho thấy, khách hàng đứng chen chân ở quầy trái cây với hy vọng mua được các quả sầu riêng giá rẻ.
Nhu cầu của khách mua đông trong khi số lượng sầu riêng siêu thị nhập về có hạn, dẫn tới tình trạng tranh giành hỗn loạn.
Nhiều người không mua được sầu riêng giá rẻ vô cùng thất vọng, cố gắng nán lại với hy vọng siêu thị sẽ tiếp tục bày bán các thùng sầu riêng khác.
Phía siêu thị ước tính, 50 hộp sầu riêng đã được bán chỉ trong 10 phút. Chương trình khuyến mại kéo dài 5 ngày này dự kiến kết thúc vào ngày 17/7.
Sầu riêng được đánh giá là loại trái cây cao cấp ở Trung Quốc. Thậm chí, sầu riêng còn trở thành món quà biếu thời thượng được nhiều người Trung Quốc dùng khi tặng người thân, bạn bè trong các dịp quan trọng.
Trước đó, lễ hội sầu riêng được tổ chức ở các quận của Malaysia là Larut, Matang và Selama do Sở Phát triển Nông nghiệp Perak tổ chức trong 2 ngày cuối tuần (13-14/7).
Ban tổ chức ước tính sẽ chỉ tiêu thụ được khoảng 10 tấn sầu riêng trong sự kiện kéo dài 2 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, khách tham dự đã tiêu thụ khoảng 17 tấn sầu riêng chỉ trong 8 giờ đồng hồ.
Sát vách bên trái theo hướng ra vào của căn nhà có kê chiếc giường nhỏ. Đây là nơi cụ Sự ngủ nghỉ mỗi ngày. Vách đối diện, cụ ông kê chiếc bàn cũ kỹ để đặt tạm chiếc bếp gas, nồi cơm điện làm chỗ nấu ăn.
Sinh hoạt hàng ngày của cụ đều diễn ra xung quanh 4 ngôi mộ này. Chỉ vào từng mộ phần, cụ Sự giới thiệu: “Hướng từ cửa vào là mộ anh trai của tôi. Ông là liệt sĩ. Kế tiếp là mộ mẹ, trong cùng là mộ cha tôi.
Hàng dưới có mộ vợ tôi mất cách đây mấy năm. Phía sau nhà, cách bởi bức vách còn có mộ của 2 con trai và con rể của tôi nữa”.
Trước đây, cụ Sự không sống tại căn nhà tạm bợ này. Sau khi các con của mình lớn tuổi, đã qua đời gần hết, cụ mới đến khu đất hương hỏa này dựng nhà tạm để sống.
Hiện, cụ còn một người con gái. Tuy nhiên, người này cũng đã ngoài 70 tuổi nên già yếu, không thể chăm sóc cha. Ngoài ra, cụ không muốn phiền hà, vướng bận con gái nên quyết định sống một mình cùng 7 ngôi mộ.
Cụ Sự gọi căn nhà tạm có 4 vách và mái đều được che chắn bằng tôn, bọc kín 4 ngôi mộ là nhà mồ. Cụ đến sống trong nhà mồ để nhang khói, quét tước những ngôi mộ, thờ phụng người đã khuất.
Sống một mình, cụ sự gần như tự làm mọi thứ mỗi ngày. Dù đã ngoài 100 tuổi, cụ vẫn khỏe mạnh. Ngoài việc bị lãng tai, cụ gần như không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.
Hàng ngày, cụ vẫn có thể tự nấu cơm, giặt đồ, quét dọn nhà mồ cũng như lau chùi các mộ phần. Duy chỉ có việc đi chợ, mua thực phẩm và một số loại thuốc cơ bản là cụ phải nhờ con cháu, người dân xung quanh giúp đỡ.
Xây sẵn mộ phần cho mình
Cụ nói: “Tôi thích sống ở đây vì rất yên tĩnh. Mỗi ngày, sáng dậy, tôi quét tước, lau chùi mấy ngôi mộ rồi nấu cơm ăn. Thích ăn gì thì nấu đó. Thức ăn, con cháu xung quanh mua giúp, chế biến sẵn rồi treo trong nhà cho tôi.
Tôi nấu một lần ăn được cả ngày. Tối, trước khi đi ngủ, tôi nhang khói đầy đủ cho bố mẹ, anh, vợ và các con rồi mới lên giường”.
Sống giữa những mộ phần suốt nhiều năm nhưng cụ Sự không hề thấy bất tiện. Thậm chí, cụ cảm thấy cách sống của mình rất thoải mái, hữu ích. Bởi, cụ có thể thờ phụng, chăm lo cho mộ phần của những người thân đã khuất của mình.
Cụ cũng không tin vào chuyện tâm linh hay tỏ ra sợ hãi khi sống chung với những ngôi mộ. Ngược lại, cụ tin rằng nếu có thế giới vô hình, những người thân đã khuất của cụ sẽ phù hộ, che chở cho mình.
Thế nên, cụ không có ý định rời khỏi nhà mồ và cuộc sống kỳ lạ trong mắt nhiều người của mình. Đặc biệt, cụ còn có ý định sẽ nằm lại ở đây và đã chuẩn bị trước cho ngày mình nhắm mắt xuôi tay.
Cụ chia sẻ: “Tôi đã ngoài trăm tuổi. Người ta có cháu cố đã là quý, tôi có cả cháu sơ rồi. Tôi cũng đã trải qua đắng cay, ngọt bùi của đời người nên không có gì hối tiếc nữa.
Tôi dự tính sẽ nằm lại ở đây nên cách đây mấy năm đã thuê người xây sẵn mộ phần cho mình. Đến khi tôi nhắm mắt xuôi tay, con cháu cứ theo lời dặn, để tôi nằm xuống ngôi mộ xây sẵn bên cạnh mộ phần vợ tôi. Được như thế là tôi mãn nguyện”.
Những chuẩn bị trên cùng tinh thần lạc quan, cụ tận hưởng những năm tháng cuối đời của mình trong bình yên, nhẹ nhõm. Hàng ngày, ngoài thời gian chăm sóc nhà mồ, mộ phần, cụ trồng hoa màu, nuôi gà hoặc ngồi uống trà, nghe chim hót giết thời gian.
Mỗi tháng, cụ Sự được nhận trợ cấp của Nhà nước. Số tiền trợ cấp này đủ để cụ trang trải chi phí điện nước, mua thức ăn.
Thương cụ già trăm tuổi neo đơn, người dân xung quanh, con cháu cụ cũng thường xuyên đến thăm, chung tay hỗ trợ. Thế nên dẫu sống một mình, cụ chưa bao giờ cảm thấy cô đơn.
Diễn viên Long Vũ cho biết dòng suối chảy xiết nên nhìn bằng mắt thường anh có cảm giác không ổn nên hơi lo lắng. Tuy nhiên vì bạn diễn đã làm tốt nên nam diễn viên sinh năm 2001 có động thực để diễn theo Thu Hà Ceri với tâm lý "Hà làm được thì mình cũng nhảy xuống thôi".
Dù đoàn phim đã chuẩn bị phao, dây để đảm bảo an toàn cho diễn viên nhưng đạo diễn Đỗ Thanh Sơn nói Thu Hà Ceri rất chuyên nghiệp và chuẩn bị sức khỏe cho cảnh quay đó.
35 ngày quay phim ở Cao Bằng thời điểm thời tiết không thuận lợi cùng địa hình hiểm trở đã thử thách cả đoàn. Cảnh Chải lên rừng cứu Pu cũng khá vất vả cho diễn viên. Đoàn phim phải mở đường tới bối cảnh và Thu Hà Ceri phải chui thẳng xuống hố để quay phim bắt hình ảnh từ phía trên xuống.
Chưa kể địa điểm quay rất nhiều rắn, côn trùng. Đoàn phim gặp mưa tới nửa quãng thời gian đi làm phim trong điều kiện khó khăn nên các diễn viên khá vất vả. Đi giữa trời rực rỡphát sóng lúc 20h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trên VTV3.
Quỳnh An
Ảnh, clip: SK Pictures