Chỉ tới khi Tiến Linh nổ súng và đưa trận đấu về vạch xuất phát mọi chuyện đổi chiều. Bình Dương chơi một thứ bóng đá tấn công bắt mắt, hiệu quả và nhấn chìm HAGL một cách nhanh chóng.
Màn trình diễn của Bình Dương trong khoảng 2/3 thời gian sau trong trận đấu với đội bóng phố Núi, cùng với lực lượng HLV Hoàng Anh Tuấn có, đoàn quân đất Thủ đang được đánh giá rất khó nhằn ở mùa này.
... hay chinh phục?
Sau nhiều mùa im hơi lặng tiếng, Bình Dương chính thức phát tín hiệu trở lại từ mùa giải 2024, khi mang về sân Gò Đậu nhiều bản hợp đồng tiền tỷ, cũng như mời HLV Lê Huỳnh Đức về dẫn dắt.
Thế nhưng, khát vọng vô địch hoặc giành thứ hạng tốt ở V-League mùa trước bất thành (dù từng bay rất cao) khiến cựu danh thủ Lê Huỳnh Đức phải nói lời chia tay không mấy êm thấm trước khi HLV Hoành Anh Tuấn nắm quyền.
Mời HLV từng đưa U20 Việt Nam tham dự World Cup về dẫn dắt, lãnh đạo đội bóng đất Thủ chắc chắn không muốn tiếp tục chứng kiến thất bại như trước. Và thực tế, tới lúc này ông Hoàng Anh Tuấn và Bình Dương đang cho thấy đội nhà “không phải dạng vừa đâu” tại V-League năm nay.
Tuy nhiên, từ đội bóng khó chịu, thách thức các đối thủ ở giải đấu biến thành đoàn quân đi chinh phục danh hiệu lại rất xa, Bình Dương lẫn HLV Hoàng Anh Tuấn chắc chắn hiểu rất rõ điều này.
Từ bài học của mùa trước, cho tới hiện tại đủ để ông Hoàng Anh Tuấn biết đội nhà thiếu gì cho cuộc đua tới ngôi vô địch, điều này là chắc chắn khi cứ nhìn vào độ vênh trong đội hình tới chất lượng các ngoại binh sẽ thấy.
Quá nửa số bàn thắng mà Bình Dương có được tới lúc này do Tiến Linh mang về, trong lúc 3 ngoại binh cũng chưa cho thấy sự hoà nhập cao nhất, khoảng cách dự bị - đá chính là vấn đề lớn không dễ xử lý.
Người hâm mộ V-League đang háo hức với màn trình diễn của Bình Dương và mong đội bóng đất Thủ phá vỡ thế độc tôn trong cuộc đua tới ngôi vương vốn chỉ xoay ở phía Bắc nhiều năm qua, nhưng với những gì đang thấy để đua vô địch HLV Hoàng Anh Tuấn còn rất đau đầu chứ chẳng đơn giản.
Đây cũng là cơ hội để học sinh giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao ý thức về rèn luyện thể thao, phát triển thể chất.
Phát biểu lại lễ khai mạc, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: ”HKPĐ là ngày hội thể dục thể thao lớn nhất của học sinh toàn quốc, được tổ chức 4 năm/lần, là điểm hội tụ và tập trung cao nhất của phong trào rèn luyện thể chất nâng cao sức khoẻ của học sinh phổ thông".
Cũng theo ông Sơn, đây là dịp để các em học tập hơn là tìm kiếm giải thưởng, lấy sự thể hiện tốt nhất của bản thân hơn việc thắng thua. Chúng ta cần hướng tới một chiến thắng lớn hơn, đó là chiến thắng chính bản thân mình, vượt lên các giới hạn, nỗi buồn của việc chưa thành công và đón nhận chiến thắng với sự khiêm tốn và học hỏi. Đó mới là chiến thắng lâu dài và thực chất mà hội khỏe này muốn mang lại cho các em.
“Thi đấu tất có thắng có bại, tôi mong các phụ huynh, các thầy, cô trưởng đoàn và huấn luyện viên có thái độ phù hợp và thể hiện tinh thần giáo dục trong mọi trường hợp, không đem cái cay cú và sự mong mỏi thành tích của người lớn thành áp lực, sự hiếu thắng hoặc làm tổn hại tới tinh thần của các em. Đó chính là tinh thần thể thao chân chính và tinh thần giáo dục của HKPĐ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tại Lễ khai mạc, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết, những năm vừa qua, kinh tế của TP Hải Phòng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, TP Hải Phòng đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa - xã hội; công tác an sinh xã hội đi trước một bước so với phát triển kinh tế và đi đầu cả nước.
Trong 9 kỳ HKPĐ trước đây, đoàn VĐV học sinh thành phố Hải Phòng luôn được xếp trong tốp đầu cả nước, riêng năm 1996 được xếp thứ 2 toàn quốc.
Trong kỳ HKPĐ toàn quốc lần thứ 10 năm 2024 - khu vực 2, tại tỉnh Thái Nguyên vừa qua, đoàn Hải Phòng cũng được xếp thứ 2 với 28 Huy chương Vàng, 28 Huy chương Bạc và 47 Huy chương Đồng.
Với tấm bằng tiến sĩ từ đại học châu Á danh tiếng, câu chuyện của chàng trai trở thành minh chứng cho sức mạnh tinh thần trước nghịch cảnh.
Trần Bân được chẩn đoán mắc bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) vào năm 7 tuổi. Đến 12 tuổi, anh không thể đi lại và phải ngồi xe lăn. Những công việc hàng ngày như mặc quần áo hay ăn uống đều cần sự hỗ trợ của gia đình. Tuy nhiên, Trần Bân không để bệnh tật cản trở nỗ lực học tập của mình.
Tình yêu thương của cha mẹ đã trở thành điểm tựa vững chãi cho chàng trai. Mẹ Trần Bân đã nghỉ việc và dành toàn bộ thời gian để chăm sóc anh. Bà thường cõng anh trên lưng, băng qua 5 tầng cầu thang đưa con đến lớp.
Bà Trần không chỉ cõng con trên lưng, mà còn nuôi dưỡng những ước mơ, giúp con biến chúng thành hiện thực. “Chỉ cần con muốn học, mẹ sẽ luôn bên cạnh và cõng con”, bà Trần an ủi.
Khi Trần Bân trở thành sinh viên, mẹ anh đã chuyển đến Quảng Châu, sống cùng con suốt 4 năm đại học, chăm lo cho anh từng chút một.
Cha anh, một công nhân lao động, đã làm vô số công việc khác nhau qua nhiều năm để có đủ tiền nuôi sống gia đình và trang trải chi phí học tập cho con.
Không phụ lòng cha mẹ, Trần Bân luôn đạt thành tích xuất sắc và đứng top đầu trong lớp. Năm 2012, nam sinh đỗ chuyên ngành tâm lý học tại Đại học Trung Sơn, một trong những trường đại học danh tiếng nhất ở tỉnh Quảng Đông.
Nhờ thành tích học tập xuất sắc ở bậc cử nhân, Trần Bân được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa. Tháng 6/2023, chàng trai hoàn tất chương trình tiến sĩ và ngay cuối năm đó, anh trở thành giảng viên tại Trường Cao đẳng Thành phố Huệ Châu.
Trong lớp học, Trần Bân không chỉ là một giảng viên, mà còn là biểu tượng cho niềm tin và sự kiên trì. Với phong cách giảng dạy tận tâm, kiên nhẫn và cách tiếp cận gần gũi, thầy Trần đã tạo nên sự kết nối sâu sắc với nhiều sinh viên.
“Mỗi lần mất phương hướng hay thiếu tự tin, em lại nghĩ đến thầy Trần Bân, về việc thầy đã vượt qua muôn vàn khó khăn như thế nào”, một sinh viên chia sẻ. Nhiều sinh viên cũng thần tượng và kính trọng gọi Trần Bân là “Tiến sĩ ngồi xe lăn”.
Chia sẻ với báo chí, Trần Bân cho biết, bản thân luôn trân trọng những hy sinh của mẹ. “Nguồn động viên lớn nhất đối với tôi đến từ gia đình và bạn bè. Mẹ không chỉ cõng tôi đến trường mỗi ngày mà còn luôn bên cạnh chăm sóc ngay cả khi tôi vào đại học", anh bày tỏ.
Nhìn lại hành trình hơn 20 năm, chính cha mẹ anh cũng cảm thấy bất ngờ về những gì đã vượt qua. Mẹ của Trần Bân chia sẻ, bà không hiểu gia đình mình đã xoay xở như thế nào để vượt qua biết bao khó khăn. Hai vợ chồng bà thường quá bận rộn với công việc và lo toan hàng ngày nên chẳng mấy khi có thời gian nghĩ đến tương lai. Họ chỉ biết kiên trì bước tiếp từng ngày.
Nhớ lại những chặng đường đã qua, Trần Bân nói: “Có lúc tôi từng tự hỏi tại sao cuộc đời lại bất công với mình. Nhưng rồi tôi đọc được rằng nếu mỗi ngày bạn cố gắng hơn một chút so với người khác, bạn sẽ thành công. Câu nói ấy đã trở thành phương châm sống của tôi”.
Câu chuyện của Trần Bân lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm và đồng cảm của cộng đồng. Nhiều bình luận bày tỏ lòng ngưỡng mộ: “Một người mẹ tuyệt vời và một người con xuất sắc. Xin chúc cho hai mẹ con luôn khỏe mạnh và hạnh phúc, để cùng nhau viết tiếp những câu chuyện đầy cảm hứng”.
" alt=""/>Nam sinh được mẹ cõng đến lớp hàng ngày đỗ vào đại học top 1 châu Á