Đánh giá cao những kết quả về chuyển đổi số song Thủ tướng nhận định, đây mới là kết quả bước đầu, còn nhiều vướng mắc cần giải quyết, nhiều việc phải làm. Để đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết thiệt, thiết thực, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất một số quan điểm, định hướng khi chuyển đổi số. Theo đó, chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất. Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa thị trường, các chuỗi cung ứng, sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để góp phần phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.
Phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ, càng khó khăn, thách thức càng phải đoàn kết, đây là truyền thống quý báu của dân tộc cũng là quan điểm xuyên suốt. Tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích, va chạm.
Liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương và mỗi cá nhân, tổ chức. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện và hiệu quả hơn. Tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp dùng các dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn. Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số.
Huy động hiệu quả mọi nguồn lực tham gia chuyển đổi số; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
“Việc chuyển đổi số được triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”; dễ làm trước, khó làm sau, đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp và thực hiện một cách thực chất, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu nói đi đôi với làm, “không đánh trống bỏ dùi”, đặc biệt tránh mọi biểu hiện hình thức. Không để hiện tượng dịch vụ công trực tuyến thì nhiều nhưng người dân sử dụng ít; các nền tảng thì nhiều, cơ sở dữ liệu (CSDL) thì lớn nhưng tính đồng bộ, liên thông thấp. Các bộ, ngành, địa phương phải có cơ chế chia sẻ, dùng chung để khai thác hiệu quả dữ liệu và có nguồn lực để đầu tư tiếp.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp; coi trọng công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp.
Xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số thực chất và hiệu quả
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện từ nay đến hết năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chủ động hơn nữa, quyết liệt chỉ đạo, tổ chức triển khai, tạo ra phong trào, bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong triển khai chuyển đổi số; khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ chuyển đổi số.
Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm được phân công tại kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2022, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia tại các phiên họp của Ủy ban, đặc biệt là 12 nhiệm vụ chưa hoàn thành và những nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Tập trung chỉ đạo xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số thực chất, hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực.
Tập trung kết nối với các nền tảng dùng chung; xây dựng, nâng cấp các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành và đẩy mạnh kết nối với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác.
Rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng và triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thông tin, CSDL, tránh lộ lọt thông tin.
Đẩy mạnh số hóa, xây dựng CSDL phục vụ quản lý, khai thác, chỉ đạo, điều hành của địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.
![]() |
Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, thành phố chọn và công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022. |
Lựa chọn và công bố các nền tảng số mà địa phương mình tập trung thúc đẩy trong năm 2022 để giải quyết các vấn đề của người dân trong phát triển kinh tế xã hội. Triển khai hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực hơn để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số.
Các bộ, tỉnh còn được yêu cầu rà soát, đăng ký, phân bổ nguồn lực cho phát triển và triển khai các nền tảng số, đặc biệt là kinh phí cho năm 2023; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước…
Trong 27 nhiệm vụ cụ thể giao các bộ, ngành, địa phương tại phiên họp thứ 2 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, có 15 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, 12 chưa hoàn thành. Một số chỉ tiêu trong kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2022 có tỷ lệ hoàn thành còn thấp, cách khá xa mục tiêu cuối năm như tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 45,78%, mục tiêu là 80%; tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở là 3%, mục tiêu là 50%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số là 6%, mục tiêu là 30%. " alt=""/>‘Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số’Việc thực hiện đảm bảo ATTP năm nay có dấu hiệu tích cực, song cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 và lũ lụt ở miền Trung.
Dấu hiệu tích cực trong công tác đảm bảo ATTP
Báo cáo với đoàn thanh tra do TS.BS Cao Văn Trung - Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc và thông tin truyền thông làm trưởng đoàn, lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh chỉ xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 261 người mắc, không có trường hợp tử vong. Số vụ ngộ độc giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm 2019.
![]() |
Cục ATTP kiểm tra việc giám sát công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại Long An. |
Còn tại tỉnh Long An, trong 10 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Toàn địa bàn tỉnh Long An có gần 7.300 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra chuyên ngành tuyến tỉnh kiểm tra 277 cơ sở, đạt 227/277 cơ sở. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các đợt Tết Nguyên đán, Tết Trung thu.
![]() |
Cục ATTP kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại tỉnh Bình Dương |
Trong khi đó tại tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn từ tháng 5 - 10/2020, công tác đảm bảo ATTP đạt hiệu quả tốt. Sở Y tế phối hợp với sở Nông nghiệp, sở Công thương giám sát được tổng số 2.061 mẫu thực phẩm, tổ chức 3.399 lượt phát thanh, hỗ trợ tập huấn cho 3.148 người, phân bổ 58.885 tờ rơi, 215 đĩa âm, 776 poster, truyền thông lưu động 42 lượt,...
Tồn tại không ít khó khăn
Tuy hoạt động truyền thông cũng như kiểm tra thực hiện đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được các địa phương thực hiện thường xuyên, nhưng vẫn có không ít những khó khăn gặp phải. Tại Bình Dương, từ tháng 5 - 10/2020, tỉnh đã kiểm tra được 46 mẫu thực phẩm, 423 cơ sở không đạt tiêu chuẩn ATTP; phạt tiền 15 cơ sở với số tiền 45.350.170 đồng.
![]() |
Cục ATTP kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại tỉnh Đồng Nai. |
Tại Đồng Nai, việc kiểm soát nguyên liệu thực phẩm đầu vào tại một số bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn chưa được thực hiện tốt. Kiến thức thực hành vệ sinh ATTP của một số chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản còn nhiều hạn chế. Cơ sở không lưu mẫu thực phẩm nên không thể xét nghiệm để xác minh nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm...
Tại tỉnh Long An, số cơ sở vi phạm tiêu chuẩn ATTP vẫn cao, từ đầu năm tới nay tỉnh xử phạt hơn 50 cơ sở, thu về hơn 100 triệu đồng. Việc kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố nhỏ lẻ và các bếp ăn tập thể gặp không ít khó khăn. Nhân lực kiểm tra công tác đảm bảo ATTP thiếu, nhất là tại các tuyến quận/huyện, xã/phường,...
Để tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả công tác đảm bảo ATTP tại các địa phương, TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục ATTP và TS.BS Cao Văn Trung - Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc và thông tin truyền thông cho rằng, các địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên tuyền tới từng người dân, phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành giám sát hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra. Đặc biệt phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đảm bảo ATTP để các hoạt động trên đạt hiệu quả cao.
Doãn Phong
" alt=""/>Đẩy mạnh kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ở các địa phươngĐà Nẵng kích cầu du lịch với giá sốc
Booking.com mới đây đưa ra những nhận định mới nhất về thị trường du lịch 2021. Theo đó, 65% du khách Việt đang nóng lòng đi du lịch trở lại. Thậm chí, 52% cho biết muốn du lịch nhiều hơn trong tương lai, bù đắp cho khoảng thời gian ở nhà giãn cách xã hội của năm 2020.
Tín hiệu tích cực này là yếu tố thuận lợi để Đà Nẵng tung hàng loạt gói du lịch hấp dẫn cuối năm. Cụ thể, thành phố đang triển khai 2 chiến dịch “Danang Miss You” và “Danang Is Back” phát đi thông điệp điểm đến an toàn. Cùng với đó là xúc tiến quảng bá du lịch “Chào năm mới 2021” (lễ hội, festival, triển lãm...), lấy nguồn khách nội địa làm động lực phát triển.
Booking.com cũng cho biết, giá tốt là yếu tố được người dùng cân nhắc nhất. 76% khách Việt quan tâm đến giá cả khi tìm kiếm và lên kế hoạch cho những chuyến đi sắp tới. 67% có xu hướng săn lùng chương trình khuyến mãi và cơ hội tiết kiệm.
![]() |
Nắm bắt tâm lý này, Sở Du lịch Đà Nẵng phối hợp với các doanh nghiệp đồng loạt triển khai nhiều gói nghỉ dưỡng giá sốc, miễn phí ẩm thực, giảm giá khách sạn, mua vé cáp treo tặng ngay buffet trưa, đề xuất miễn phí vé các điểm tham quan đến hết quý II/2021…
Ngoài ra, Đà Nẵng còn duy trì kết nối với các thị trường trọng điểm (Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan) thông qua các buổi hội thảo trực tuyến, sẵn sàng đón khách quốc tế quay trở lại. Năm 2021, ngoài các sự kiện lớn, lễ hội pháo hoa, thành phố có thể sẽ đăng cai tổ chức Hoa hậu Việt Nam, phát triển kinh tế đêm phục vụ tối đa nhu cầu tham quan, thưởng thức của khách du lịch.
Đón đầu “làn sóng” đầu tư vào BĐS Đà Nẵng
Không chỉ khách du lịch, Đà Nẵng cũng đang chứng kiến làn sóng nhà đầu tư quay trở lại dồn dập. Bởi giới đầu tư nhận thấy tín hiệu phục hồi và tiềm năng lợi nhuận lớn đến từ BĐS Đà Nẵng. Trước đây, cơ hội chen chân vào BĐS Đà Nẵng khá ít bởi quỹ đất đẹp không còn nhiều. Tuy nhiên, sự xáo trộn của dịch bệnh đã khiến cơ hội sở hữu các sản phẩm hấp dẫn dễ dàng hơn.
![]() |
Điển hình như dự án Wyndham Soleil Đà Nẵng, nằm ngay giao lộ 4 mặt tiền đắt giá bậc nhất thành phố, sát cạnh biển Mỹ Khê. Năm ngoái, dự án này cháy hàng tháp căn hộ khách sạn Nimbus, nhà đầu tư chậm chân có tiền cũng khó mua được. Năm nay, tháp Ethereal vừa ra mắt đã tiếp sức thêm cho thị trường này.
Khi thị trường đang “ngủ đông” do dịch bệnh, chủ đầu tư đã thi công hoàn thiện tòa tháp, để đến nay, tòa Ethereal 50 tầng cao 180m đã nằm sừng sững thành hình trên giao lộ Võ Nguyên Giáp. Dự kiến, giữa năm 2021 Ethereal sẽ đi vào vận hành, sau khi hoàn thiện 30 tiện ích cao cấp phục vụ khách thuê và khách mua ở, đón đầu đợt sóng phục hồi của du lịch Đà Nẵng.
![]() |
Các tiện ích bể bơi vô cực tràn bờ trên tầng thượng, cầu kính đi bộ trên không ở tầng 24 - 25, Crystal Island… đang được xây dựng và sẽ sớm hoàn thiện. Khi đồng bộ, tất cả sẽ mang đến những trải nghiệm khám phá hấp dẫn cho những du khách muốn ngắm nhìn vẻ đẹp của Đà Nẵng ở cao độ hoàn toàn mới.
![]() |
Kết hợp yếu tố vị trí đắt giá cùng thiết kế vươn cao độc đáo, Ethereal kỳ vọng trở thành biểu tượng mới góp phần tăng tốc ngành du lịch Đà Nẵng. Dự án do tập đoàn quản lý khách sạn Wyndham Hotel Group quản lý, hiện đã có hơn 30 đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế (Fiditour, Vinatrips, Journey Vietnam, Vietbooking, Vietsea, Begodi Luxury Travel…) ký kết hợp tác sử dụng dịch vụ lưu trú tại tòa tháp này.
![]() |
Theo các đơn vị lữ hành, trong thiết kế tour, Ethereal sẽ là trung tâm kết nối với mọi điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất thành phố Đà Nẵng. Từ đây, chỉ mất 700m đến 2km để tham quan 4 cây cầu biểu tượng (cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý); tới chùa Linh Ứng, núi Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà cũng chỉ mất 10 phút; đến phố cổ Hội An mất 30 phút và 50 phút để đến thánh địa Mỹ Sơn.
Chủ đầu tư dự án Wyndham Soleil Đà Nẵng - PPC An Thịnh Website: www.soleildanang.vn Hotline: 098 105 8686 |
(Nguồn: Tập đoàn PPC An Thịnh)
" alt=""/>BĐS Đà Nẵng khởi sắc nhờ cú hích từ du lịch