Nhưng Mbappe rơi vào một ngày thảm họa khác khiến fan Kền kền trắng thêm sầu. Trước Liverpool, bản hợp đồng ‘bom tấn’ gia nhập Real Madrid hồi hè, hầu như không tạo tác động.
Không những vậy, Mbappe còn đá hỏng phạt đền ở phút 61, thời điểm có thể tạo bước ngoặt khi Real Madrid đang bị Liverpool dẫn 1 bàn.
Những chỉ trích tiếp tục rơi xuống ngôi sao người Pháp, ngay từ lúc trọng tài còn chưa thổi tiếng còi tan cuộc Liverpool 2-0 Real Madrid do công của Mac Allister và Gakpo. Đã có những trách móc gã khổng lồ La Liga: không có Mbappe, chúng ta là nhà vô địch, nhưng với anh ấy, đội thật thảm hại...
Đây là trận thua thứ 3 trong 5 trận của Real Madrid tại vòng bảng Champions League, khiến họ đang đứng cuối ở nhóm đá play-off – vị trí thứ 24, với phía trước còn 3 trận đấu nữa.
Sau trận, HLV Ancelotti bị hỏi dồn dập về Mbappe, vị thuyền trưởng Real Madrid đã cố gắng bảo vệ học trò: “Chúng ta không nên đổ lỗi cho Mbappe vì đá hỏng phạt đền. Ai cũng có thể thực hiện không thành công và điều đó xảy ra thường xuyên.
Chúng ta phải kiên nhẫn với Mbappe. Anh ấy là một cầu thủ xuất sắc. Chúng tôi sẽ luôn ủng hộ và yêu mến anh ấy”.
Dù vậy, Ancelotti thừa nhận điều làm ảnh hưởng đến phong độ Mbappe tại Anfield và đá hỏng phạt đền: “Có lẽ đó là sự thiếu tự tin. Đôi lúc có những thứ không diễn ra như ý muốn”.
Theo RMC Sport, cú ngã của Mbappe sau pha va chạm trung vệ đội trưởng Van Dijk của Liverpool, đang gây xôn xao trên mạng xã hội, là hình ảnh ‘tóm tắt’ hay nhất về một đêm đáng quên khác của đội trưởng tuyển Pháp.
Về điều này, trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình phổ thông 2018) thiết kế dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học. Chính vì vậy, trong trường tiểu học thì không thể tổ chức dạy thêm, học thêm. Còn đối với cấp THCS và THPT, chương trình đang thiết kế học 1 buổi/ngày, bởi cơ sở vật chất và điều kiện hiện nay chưa thể đảm bảo. Cụ thể, hiện chưa đáp ứng được tỷ lệ trung bình mỗi lớp 1 phòng học.
“Phải khẳng định với thời lượng học tập như thế trên trường, bắt buộc phải đáp ứng đủ những nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình đối với học sinh. Tức là bản chất, không cần đi học thêm, học sinh cũng được đảm bảo thụ hưởng những yêu cầu cần đạt của chương trình. Trường nào không đảm bảo điều này thì trường đó không hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, khi học sinh đã học và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thông 2018 nhưng có nhu cầu học tập thêm ở trong và ngoài nhà trường để nâng cao năng lực ở một số môn học lại là câu chuyện khác. Việc này là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD-ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình”, ông Thành nói.
Do đó, theo ông Thành, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
“Trường nào tổ chức dạy thêm, học thêm, phải nói rõ lý do, mục tiêu hướng đến là gì. Như vậy, lý do không thể là để đảm bảo đạt mục tiêu của chương trình phổ thông”, ông Thành nói.
Trước lo ngại của phụ huynh khi trường tổ chức học thêm dù có lý do chính đáng, đúng mục tiêu, nhưng vô tình khiến học sinh quá tải, ông Thành cho hay:
“Việc này cha mẹ học sinh phải tính toán. Việc học thêm với bản chất không nhằm đáp ứng mục tiêu chương trình mà nhằm phát triển hơn về năng lực của con em có lẽ nếu cần cũng chỉ 1-2 môn. Bộ GD-ĐT quy định về việc dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo việc này nếu có diễn ra thì được thực hiện minh bạch, tự nguyện, chứ không phải là khuyến khích học sinh phải đi học thêm”, ông Thành nói.
Ông Thành cũng khuyên phụ huynh không cần ôm đồm cho con học thêm quá nhiều. “Các bậc phụ huynh cần xem xét con mình có hứng thú, sở trường về lĩnh vực gì, chứ không thể thích mọi thứ, mọi môn. Bộ GD-ĐT dự thảo quy định để hướng tới việc tự nguyện, đúng mong muốn thực sự của học sinh. Nhưng kể cả có nhu cầu thực sự, phụ huynh và học sinh cũng không nên mong muốn nhiều thứ quá. Việc đăng ký học thêm quá nhiều hoàn toàn không cần thiết và các con cũng không đủ sức để học. Điều quan trọng nhất là phải có thời gian để học sinh ‘tiêu hóa’ được khối lượng kiến thức, phát triển được năng lực. Việc cho con học nhiều, không ‘tiêu hóa’ được vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa tác dụng ngược việc học”, ông Thành đưa lời khuyên.
Theo ông Thành, chương trình phổ thông 2018 được thiết kế nhằm hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Theo đó, kiến thức mới chỉ là điều kiện cần, là nguyên liệu và phải được vận dụng, thực hành mới trở thành năng lực của học sinh.
Ông Thành cũng muốn nhắn nhủ thông điệp tới các phụ huynh: “Cha mẹ học sinh phổ thông bây giờ hầu hết là công dân thế hệ mới, sống trong thời đại mới với môi trường công nghệ. Vì vậy cần nhận thức và đủ sự tự tin, bản lĩnh để quyết định con mình cần và có xu hướng về điều gì thì học thêm cái đó mà thôi. Đừng hoang mang khi thấy con người ta đi học thêm môn này môn kia rồi đăng ký theo.
Sự phân công lao động trong xã hội là rất rõ ràng và nếu đánh giá đúng năng lực của con mình để chọn hướng đi phù hợp mới là lý tưởng của mỗi gia đình. Cái gì cũng muốn con giỏi như những thế mạnh của tất cả các bạn khác, rồi đăng ký học thêm cho bằng được thì chỉ làm hại chính con mình. Cần chọn hướng nào mà con mình có lợi thế nhất”.