Trong chuyến du lịch cùng gia đình gần đây, Hà Kiều Anh và con gái mặc đồ đôi. Hoa hậu Việt Nam 1992 chọn cho mình và ái nữ mẫu váy hai dây đến từ thương hiệu Dolce & Gabbana.
Bộ váy gây ấn tượng thị giác bởi hoa văn mang đậm phong cách Ý. Váy Viann mặc có phom dáng suông, không có đường viền cổ chữ V để phù hợp với bé gái.
Vào một ngày khác trong chuyến du lịch, con gái Hà Kiều Anh diện áo in họa tiết hoa hồng nữ tính, kết hợp kèm váy phối họa tiết chấm bi màu xanh trang nhã.
Viann từng đồng hành cùng mẹ trên sàn diễn thời trang với vai trò người mẫu. Nhờ đó, cô bé khá tự tin trước ống kính, cũng như biết cách chăm chút cho ngoại hình. Trong ảnh, ái nữ nhà Hà Kiều Anh diện váy họa tiết hoa poppy của Dolce & Gabbana. Những cánh hoa màu đỏ trông nổi bật trên nền vải trắng, giúp thu hút ánh nhìn.
Để tổng thể thêm phần sành điệu, Viann phối kèm túi đeo chéo chần bông đến từ nhà mốt Chanel. Màu sắc túi tạo sự đồng điệu với màu của họa tiết trên váy. Mắt xích kim loại trên dây đeo và phần cứng mang sắc vàng sáng bóng, giúp tăng thêm vẻ ngoài sang trọng.
Tham dự một sự kiện từ thiện hồi tháng 6, Viann diện áo thun trơn màu trắng với chân váy Dolce & Gabbana in những đóa hoa poppy.
Ái nữ gia đình Hà Kiều Anh diện áo cardigan in họa tiết phối trắng và tím ngọt ngào, kèm áo và chân váy ở bên trong. Cô bé mang trên tay túi xách phụ kiện, đi giày thể thao trắng năng động.
Viann được khen bởi phong cách thời trang phù hợp độ tuổi, cũng như có sự hài hòa về màu sắc, kiểu dáng của từng món trang phục. Trong một chuyến du lịch đến Nhật Bản, nhóc tỳ mặc váy len liền thân màu hồng ngọt ngào, tạo sự ăn ý với cảnh sắc xung quanh.
Hồng là một trong những sắc màu yêu thích của Viann. Con gái Hà Kiều Anh có nhiều quần áo, phụ kiện mang gam màu nữ tính này. Cô bé đeo thêm chiếc kính gọng hình mắt mèo, phối hoa văn da báo sành điệu.
Ngoài trang phục dạo phố, Viann và mẹ cũng thường mặc áo dài tương đồng về phom dáng, chất liệu vào những dịp Tết.
Ảnh: Facebook nhân vật
" alt=""/>Ái nữ 9 tuổi của Hà Kiều Anh: Trông như mỹ nhân, hay mặc đồ hiệu đắt đỏ4. Mùi tàu:Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu.
Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...
5. Húng chanh: Còn gọi là cây rau tần.
Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Trong dân gian, thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
6. Húng quế: Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
7. Húng cây (bạc hà):cùng họi với húng quế, là một loại rau gia vị ăn sống. Húng cây là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…
8. Sả:thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
9. Tía tô:Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.
Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
10. Lá lốt: Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae).
Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, bệnh tổ đỉa ở bàn tay, đau rang, viêm xoang, chảy nước mũi đặc, giải say nắng, đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
Đa số loại rau gia vị đều có vị cay, tính ấm, chứa tinh dầu, có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn, làm ấm bụng. Vào mùa lạnh có thể sử dụng các loại rau gia vị này nhiều hơn một chút sẽ có tác dụng tăng hương vị cuộc sống, bảo vệ sức khỏechống lại cái lạnh ngoài trời và cái lạnh trong lòng hiệu quả.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM