Ít nhất, trong ngành giáo dục đại học, Việt Nam đã có những đơn vị được ví như "doanh nghiệp triệu đô". Với khoảng 400 trường đại học - cao đẳng, số lượng 10 trường có doanh thu lớn như năm vừa rồi không phải là nhiều, nhưng nó có thể tạo thành động lực phát triển cho những đơn vị còn lại trong cùng lĩnh vực.
Khía cạnh tích cực khác, là khi doanh thu tăng lên, ta có quyền kỳ vọng các khoản chi cũng được tăng lên. Nhiều khoản chi có thể đã được dự trù tăng từ lâu nhưng bị khống chế khi nguồn thu không đủ. Vì thế khi doanh thu tăng trưởng, sự lạc quan là điều tất yếu bởi những trói buộc tài chính đã được tháo gỡ. Trong các trường đại học tự chủ tài chính, nhiều năm qua, thu nhập của người lao động đã tăng đáng kể. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với 23 trường thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1% và cán bộ quản lý tăng 24,5%.
Nhà trường cũng sẽ được rộng tay hơn với các khoản tái đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, phục vụ trực tiếp việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Vẫn tiếp tục viễn cảnh lý tưởng đó, quy mô và mức học bổng cũng sẽ có cơ hội mở rộng và tăng lên... Có nhiều tiền hơn, trường học chắc chắn có điều kiện hiện thực hóa được nhiều tham vọng tốt đẹp hơn.
Trường đại học "ngày càng giàu", kéo theo thu nhập của người lao động tăng lên, điều kiện học tập của sinh viên tốt hơn..., chúng ta còn mong đợi điều gì hơn nữa?
Phân tích cấu thành doanh thu sẽ giúp người ta đánh giá cơ hội và rủi ro của hoạt động kinh doanh, dẫn đến những chiến lược phát triển bền vững hơn. Trong số các trường có doanh thu nghìn tỷ đồng, 5 trường đã công bố cụ thể nguồn thu. Theo đó, nguồn học phí chiếm tỷ lệ từ 62% (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho đến 98% (Trường Đại học Công nghệ TP HCM) tổng doanh thu của mỗi trường. Nguồn thu của các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn với chỉ xấp xỉ 0,8% (Đại học Bách khoa Hà Nội) hoặc cao nhất 4,4% (Trường Đại học Bách khoa TP HCM). Trong số ba trường công lập, tỷ lệ giữa nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư so với nguồn thu từ học phí lần lượt chỉ là 4,2% (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), 15,22% (Trường Đại học Bách khoa TP HCM) và 21,6% (Đại học Bách khoa Hà Nội).
Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục Đại học 08/2012/QH13, bên cạnh công tác đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ cũng như hợp tác quốc tế là những nhiệm vụ của trường đại học. Tuy nhiên, các thống kê trong cơ cấu nguồn thu nêu trên cho thấy sự chênh lệch trong hoạt động đào tạo và hoạt động liên quan khoa học công nghệ. MIT - trường đại học công nghệ hàng đầu của nước Mỹ - có doanh thu mỗi năm lên đến hàng tỷ USD. Trong đó, học phí chiếm khoảng vài trăm triệu USD - tức khoảng vài chục phần trăm tổng doanh thu.
Ngoài ra, tỷ lệ nguồn thu từ ngân sách nhà nước quá thấp cũng là một bất cập. Các trường đại học đóng vai trò là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ toàn bộ nền kinh tế nước nhà. Dù hoạt động với cơ chế tự chủ tài chính, nhà nước vẫn phải đóng vai trò một cổ đông lớn, có tiếng nói quan trọng với các hoạt động đào tạo của nhà trường. Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa TP HCM và trường Đại học Kinh tế Quốc dân là ba trường công lập có bề dày lịch sử và chất lượng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của nước nhà nhưng người học lại đóng vai trò cổ đông lớn.
Theo Bộ Tài chính, năm 2020 ngân sách cho giáo dục đại học ở Việt Nam chiếm 0,27% GDP (gần 17.000 tỷ đồng). Tỷ lệ này là thấp nhất so với các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) - trung bình 0,935%.
Trường tôi đang giảng dạy tại Pháp có mức học phí khá cao nhưng nguồn thu từ học phí cũng chỉ chiếm hai phần ba chi phí đào tạo, phần còn lại được đầu tư bởi ngân sách nhà nước. Ngoài ra nhà nước cũng đóng góp thêm vào nguồn thu của nhà trường một cách gián tiếp. Việc này được điều chỉnh bằng các chính sách thuế đối với những công ty có đóng góp vào quỹ đào tạo của nhà trường.
Vì vậy, bên cạnh tín hiệu lạc quan về doanh thu, cơ cấu nguồn thu hiện tại của các trường đại học ở Việt Nam gây lo ngại vì mất cân bằng. Ở mức độ vi mô, nhà trường cần đẩy mạnh các nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ở cấp độ vĩ mô, nhà nước cần tăng mức tài trợ bằng ngân sách công một cách trực tiếp (rót thẳng ngân sách) hoặc điều chỉnh bằng các chính sách thuế.
Trường đại học doanh thu lớn với tôi chắc chắn là tin vui hơn chuyện các doanh nghiệp xổ số lãi khủng. Nhưng xa hơn, Việt Nam cần một sự phát triển bền vững cho các nhà trường cũng như cho việc đào tạo nguồn nhân lực quốc gia.
Học phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, sẽ mâu thuẫn với mức sống của người dân, dễ tạo ra bất bình đẳng trong giáo dục, hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục đại học của người có thu nhập thấp. Đây là thực tế cần thay đổi. Bởi dấu hiệu này cảnh báo hai điều ít mang tính lạc quan: Gánh nặng về chi phí đào tạo được đẩy hoàn toàn về phía các gia đình, trong khi khả năng tạo ra giá trị cho xã hội từ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của trường đại học chưa cao.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Đại học 'nghìn tỷ'Theo Phó thủ tướng, ngành thuế đã áp dụng nhiều biện pháp chống thất thu thuế trong thương mại điện tử. Hiện khoảng 102 nhà cung cấp nước ngoài như Meta (Facebook), Google, Tiktok, Netflix, Google... đã kê khai, nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của ngành. Lũy kế từ tháng 3/2022 - thời điểm cổng thông tin dành cho các nhà cung cấp nước ngoài vận hành, các doanh nghiệp ngoại đã nộp trên 18.600 tỷ đồng.
Với sàn thương mại điện tử trong nước, ông Phớc cho hay ngành thuế bắt đầu thu từ năm nay. Trong đó, riêng Hà Nội đã thu được khoảng 35.000 tỷ đồng tính tới đầu tháng 11.
"Tuần sau, ngành thuế sẽ ra mắt công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu, mua bán của các sàn thương mại điện tử, nhất là sàn xuyên biên giới", ông Phớc nói, thêm rằng đây là một trong số giải pháp của cơ quan thuế để chống thất thu qua kênh này.
Trước đó, ông Phớc cho biết Chính phủ sẽ bỏ quy định miễn thuế VAT với hàng nhập giá trị nhỏ bán qua các sàn thương mại điện tử, để tránh thất thu thuế.
"Bệnh tình của cái Bích ngày càng nặng, gia đình chạy chữa tốn kém cả trăm triệu đồng, không còn hy vọng nên bệnh viện trả về. Thương con vắn số, tội các cháu sắp mồ côi mẹ rồi", bà Bình nói chưa dứt câu, nước mắt đã chảy dài.
Chị Bích có 3 người con nhưng 2 cháu lớn phải nghỉ học để chăm sóc mẹ ung thư (Ảnh: Hạnh Linh).
Bà cho biết thêm, 16 tuổi, chị Bích nghỉ học, theo người thân vào huyện Đức Cơ (Gia Lai) làm công nhân cạo mủ cao su. Tuổi 18, chị Bích nên duyên vợ chồng với người đàn ông ở huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).
"Dù cuộc sống khó khăn nhưng vợ chồng chúng nó sống hạnh phúc, sinh 3 đứa rõ ngoan. Từ 2 bàn tay trắng, 2 vợ chồng làm nhà, mua rẫy, sắm được xe tải chở hàng", bà Bình tâm sự.
Những tưởng cuộc sống bình lặng trôi qua, tháng 6/2023, chị Bích phát hiện hạch to nổi ở cổ, sụt cân.
"Đến viện khám mới biết, con tôi mắc ung thư hầu - miệng. Tin con đổ bệnh như "sét đánh ngang tai", tôi thương con nhưng lực bất tòng tâm", bà Bình kể.
Để duy trì sự sống, chị Bích bước vào các đợt xạ trị, truyền hóa chất. Cũng từ đây, kinh tế gia đình chị rơi vào túng quẫn. Chồng chị gọi điện về nhà, thông báo tình trạng bệnh của vợ và nhờ gia đình ngoại vào chăm.
Không có tiền chạy chữa cho mẹ, em Trịnh Khắc Trọng (20 tuổi, con trai chị Bích) đang học tại Trường đại học Sư phạm kĩ thuật TPHCM phải nghỉ học, đi làm.
Chị Bích thở oxy, chống chọi với những cơn đau do bệnh ung thư hầu - miệng (Ảnh: Hạnh Linh).
Để có tiền chữa bệnh, tháng 6 vừa qua, gia đình chị Bích quyết định, bán hết tài sản ở Gia Lai, về nương nhờ bên ngoại. Trớ trêu thay, khi về quê, chồng chị thay tính đổi nết, cầm tiền bỏ đi biệt tích.
"Bệnh tình cái Bích nặng hơn, bố mấy đứa nhỏ thì không liên lạc được. Mới đây, bé Huyền (con thứ 2 của chị Bích) đang học lớp 10 phải nghỉ học", bà Bình vừa kể, vừa khóc.
Hơn 1 năm kể từ ngày biết bệnh tình, chị Bích đã trải qua 30 mũi xạ trị. Số tiền dành dụm từ việc đi làm thêm, bán hàng online của Trọng chẳng thể đủ lo cho mẹ và các em.
"Nhiều khi nghĩ đến việc phải bỏ học em tiếc lắm, nhưng không còn lựa chọn nào khác. Em đã cố gắng từng ngày, làm hết sức để lo cho mẹ và các em. Em ước mẹ có thêm thời gian, ước có thể lo cho em gái tiếp tục học hành...", Trọng nói rồi quay mặt đi, đưa tay lau nước mắt.
Chị Bích bị ốm, tương lai của các con trở nên mù mịt (Ảnh: Hạnh Linh).
Ông Nguyễn Hữu Đồng, trưởng thôn 4, xã Thọ Ngọc cho hay, khi biết tin chị Bích mắc bệnh hiểm nghèo, phải về nương tựa bố mẹ đẻ, bà con lối xóm đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình một phần kinh phí. Tuy nhiên, ở vùng quê, sự giúp đỡ không được là bao.
"Bố mẹ chị Bích có 6 người con gái, đều có cuộc sống riêng. Ông bà hết tuổi lao động và đang phải chăm sóc mẹ già 90 tuổi. Chúng tôi thương, lo cho tương lai của 3 cháu, vì mẹ ốm, bố lại không quan tâm mà phải nghỉ học, tương lai trở nên mù mịt", ông Đồng chia sẻ.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Ngọc bày tỏ: "Hoàn cảnh của chị Bích rất bi đát. Tôi hy vọng, thông qua báo Dân trí, bạn đọc giúp đỡ 4 mẹ con chị vượt qua giai đoạn khó khăn, các cháu có thể đi học, tương lai tươi sáng hơn".
" alt=""/>Mẹ già nghèo khổ: "Thương con vắn số, tội các cháu sắp mồ côi"