Hữu Hòa bây giờ đen nhẻm, gầy trơ xương, héo hon, đôi mắt của con không còn trong và sáng rỡ như trước, thay vào đó là một màu u ám. Căn bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối ập đến quá đột ngột dường như đã ảnh hưởng lớn đến tinh thần của con.
Chị Phan Thị Long Sen buồn bã: “Nghe bác sĩ nói con bị suy thận mãn giai đoạn cuối mà vợ chồng tôi choáng váng. Trước đó, con trai tôi luôn khỏe mạnh, chưa từng phải tốn một đồng tiền mua thuốc. Nhìn thằng bé mập mạp, hồng hào, ai tới nhà cũng khen, đùng một cái phát bệnh ở giai đoạn cuối luôn rồi”.
Bệnh viện ở Phú Yên không điều trị cho bệnh nhi suy thận, chị phải đưa con trai vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Tại đây, bác sĩ tư vấn cho chị về 3 phương án điều trị.
Ghép thận là phương pháp hiệu quả nhất, nhưng chi phí quá lớn, gia đình chị bán hết nhà cửa cũng không lo xuể. Phương pháp thẩm phân phúc mạc lại yêu cầu gia đình phải có chỗ ở đảm bảo vệ sinh con, nhưng căn nhà cấp 4 cũng đã xuống cấp lắm, vợ chồng chị làm gì có tiền để xây nhà mới nữa. Vậy là chỉ còn cách đưa con vào bệnh viện để chạy thận nhân tạo.
Từ khi Hữu Hòa biết mình bị bệnh, con suy sụp tinh thần, ăn uống không được. “Cứ hễ nhìn thấy đồ ăn là con buồn ói giống như phụ nữ có bầu bị ốm nghén đó cô. Mà tôi không có tiền, nhiều khi con muốn ăn món gì đó đắt quá thì tôi cũng chẳng mua nổi. Càng ngày con càng gầy còm, từ 60kg giảm xuống còn 34kg. Tôi nhìn mà đứt cả ruột gan”, chị Sen bùi ngùi.
![]() |
Cậu bé đang kiệt quệ cả sức khỏe và tinh thần. |
![]() |
Con rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái. |
Vài lần không chịu được sự giày vò, chị muốn khẩn cầu bác sĩ lấy thận của chị cho con, nhưng rồi lại quay mặt đi lau nước mắt, chi phí 600-700 triệu đồng kia, vợ chồng chị biết đào ở đâu.
Ở quê, gia đình chị làm vài sào lúa. Lúc Hữu Hòa chưa bị bệnh, vợ chồng chị thường đi làm mướn để kiếm thêm thu nhập, cuộc sống cũng tạm ổn. Thế nhưng khoảng một năm nay, 2 mẹ con chị phải vào TP.HCM, thuê phòng trọ để Hữu Hòa chạy thận. Tiền dành dụm, tiền vay mượn của họ hàng, người quen nhanh chóng bay sạch. Vợ chồng chị xin vay ngân hàng được 55 triệu đồng cũng đã hết.
“Mình khổ vậy rồi mà ông trời còn không thương cô ạ. Đầu năm nay, một bên vú của tôi bị sưng nổi cục, phải đi mổ ở Bệnh viện Ung bướu, bác sĩ hẹn ngày 9/5 đi tái khám, mà đến giờ tôi vẫn chưa đi vì không có tiền. Đã vậy, tháng 3 vừa rồi, trộm còn lẻn vào khu trọ, lấy mất chiếc xe máy tôi mang từ Phú Yên vào để đưa con đi chạy thận. Khốn nạn quá cô ơi”, chị Sen đau đớn.
Người mẹ bần thần cầm lấy bàn tay gầy gò của con trai. Với chi phí khoảng 5-6 triệu đồng mỗi tháng cho Hữu Hòa, một mình chồng chị ở quê đã chẳng thể nào lo nổi được nữa. Sức khỏe của con quá yếu, chị chẳng dám để ở phòng trọ một mình mà đi tìm việc. Cái khó đã "bó" hết đường thoát của một đứa trẻ khốn khổ.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Graham Potter không quan tâm đến những con số về tiền bạc. Điều ông muốn là thể hiện mình về mặt thể thao. Graham muốn khẳng định cho tất cả rằng ông là Potter trên sân bóng đá, chứ không phải với cây đũa phép và bùa chú ở Hogwarts.
"Phù thủy" Potter
Mùa giải 2021-22, Brighton kết thúc với vị trí thứ 9 Premier League, thứ hạng cao nhất trong lịch sử CLB, cùng kỷ lục 51 điểm. Chính vì thế, người hâm mộ gọi Graham Potter là "phù thủy", theo tên nhân vật Harry Potter trong tiểu thuyết của J. K. Rowling.
Sau khi mất một số cầu thủ trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2022, Brighton vẫn thi đấu nổi bật với 4 chiến thắng trong 6 vòng đầu tiên ở Premier League và tạm xếp vị trí thứ 4.
Trong vòng 3 năm, từ một đội bóng nhỏ không được đánh giá cao, Brighton dưới sự dẫn dắt của "phù thủy" Potter từng đánh bại Man City, MU, Tottenham, chia điểm với Chelsea và Arsenal.
Sự nghiệp cầu thủ bóng đá của Graham không nhiều thành công, với chỉ 8 trận Premier League với Southampton. Ông chủ yếu thi đấu các giải hạng dưới rồi giải nghệ ở tuổi 30 vì chấn thương.
Năm 2006, ông tốt nghiệp ngành Khoa học Xã hội tại Đại học Mở Milton Keynes, cơ sở giáo dục học thuật lớn nhất vương quốc Anh với 174.000 sinh viên.
Từ đó, Potter cũng hoàn thành vai trò là người đứng đầu bộ phận phát triển thanh niên cho các đội của Đại học Hull và Đại học Leeds, nơi ông cũng đã hoàn thành bằng thạc sĩ về lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc.
"Bộ não của tôi luôn tự hỏi liệu tôi đã sẵn sàng hay chưa cho bước nhảy lớn", Graham Potter chia sẻ vài năm trước. Giờ đây, bước nhảy lớn xuất hiện khi ông đến Chelsea, với rất nhiều cơ hội để thay đổi hoàn toàn cuộc đời bóng đá.
Con đường "phép thuật"
Pottersớm thể hiện phép thuật ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp huấn luyện. Năm 2011, ông ngồi trên băng ghế dự bị của Ostersund, một đội bóng nhỏ của Thụy Điển lúc bấy giờ vừa bị đẩy xuống hạng Tư.
Đội trưởng của Ostersund, tiền vệ Brwa Nouri, bị nhiều câu lạc bộ Thụy Điển đưa vào danh sách đen vì hành vi vô trách nhiệm với tập thể. Vài năm sau, cầu thủ 35 tuổi với 9 trận khoác áo Iraq định nghĩa HLV của mình là một trong những người đàn ông tốt nhất mà anh từng gặp trong đời.
Một trong những hậu vệ cánh, Curtis Edwards, sợ rằng anh không còn cơ hội phát triển sự nghiệp khi bị đuổi khỏi Middlesbrough, sau quá nhiều đêm tại vũ trường với rượu mạnh và phụ nữ. Ở tuổi 20, anh đến Thụy Điển thi đấu giải hạng 5, kiếm sống trên công trường xây dựng của cha mình.
Năm 2017, Edwards vui mừng cho bàn thắng vào lưới Athletic Bilbao.
Vâng, bởi vì trong 7 năm, Graham đưa Ostersund từ hạng Tư không ngừng thăng hạng và vào đến vòng 1/16 Europa League, nơi họ thua Arsenal chung cuộc 2-4. Không lâu sau, ông ra đi để đến Swansea với tư cách là một người hùng.
Sau một năm ở Swansea, ông đến Brighton để viết những câu chuyện kỳ diệu cho đến khi Chelsea phá vỡ hợp đồng.
Phương pháp
Graham Potter yêu thích sơ đồ 3-4-1-2 nhưng phát triển thêm nhiều khía cạnh khác. Phương pháp chiến thuật của ông dựa trên cách pressing tấn công, kiểm soát bóng và tạo nhiều cơ hội ghi bàn.
Vào thời điểm dẫn Ostersund, ông tổ chức một câu lạc bộ giải trí, trong đó cả cầu thủ và nhân viên phải biểu diễn khiêu vũ, ca hát và đọc sách trước công chúng.
Dostoevsky (Nga) là nghệ sĩ được yêu thích để lựa chọn biểu diẽn. Họ cũng không bỏ qua tác phẩm kinh điển "Hồ thiên nga" của Tchaikovsky.
Potter giải thích đó là cách ông xây dựng đội ngũ. "Bóng đá thuộc về các cầu thủ, không phải của các HLV. Chúng tôi có thể làm điều gì đó từ bên lề, nhưng đó chỉ là một chương trình".
Mỗi tuần một lần, Potter buộc dây giày thể thao và chạy bộ trên bờ sông ở Brighton. Đó là nửa tiếng đồng hồ tồi tệ nhất với ông: "Tôi hoàn toàn ghét chạy. Tôi làm điều đó chỉ vì bộ não của mình, chỉ để cố tình làm điều gì đó mà tôi không thích. Đó là một kiểu tra tấn nhưng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với nỗi đau".
Brighton không được tin tưởng có thể đứng vững tại Premier League. Năm 2011, CLB thậm chí đang thi đấu tại League One với sân nhà Withdean - một đường đua điền kinh, nơi cổ động viên đội khách phải xem trận đấu với chỗ ngồi dựng bàn giàn giáo. Nhưng Potter đã làm được.
Trong thời gian ngắn, Potter được công nhận như một "huấn luyện viên quốc dân". "Tôi ở đây vì tôi không chấp nhận rằng 95% chức vô địch được quyết định bởi tài chính", ông tuyên bố.
Bây giờ, Potter ngồi trên băng ghế kỹ thuật của Chelsea, với một trong những chủ sở hữu là Todd Boehly, một doanh nhân tỷ phú người Mỹ, người đã chi hơn 250 triệu bảng chuyển nhượng mùa hè vừa qua. Cristiano Ronaldo có thể đã đến Stamford Bridge nếu Tuchel không phản đối liên tục.
Bóng đá và cuộc sống
Thế giới đã thay đổi đối với Potter, người cùng Brighton thường xuyên tham gia vào các hoạt động từ thiện, chẳng hạn như khi ông dành một đêm với những người vô gia cư trong thành phố để quyên góp tiền cho dự án từ thiện "Off the Fence".
Bóng đá đối với ông là một phép ẩn dụ cho cuộc sống: "Khi bạn nghĩ rằng mọi thứ đều ổn, điều bất ngờ đến sẽ đá vào mông bạn".
Graham muốn đọc và thiền nhiều hơn, nhưng trung bình 50 trận đấu mỗi năm và ba đứa trẻ nhỏ khiến ông không thể.
Ông luôn gần gũi với những người bạn thời thơ ấu của mình ở Solihull, một ngôi làng thuộc quận West Midlands được biết đến trên hết vì là quê hương của Land Rover. "Họ không quan tâm đến Premier League, họ không quan tâm đến điều vô nghĩa này".
Mỗi tuần Potter cảm thấy bị đẩy đến giới hạn, vì vậy ông cần 48 tiếng đồng hồ để hồi phục sau một trận đấu.
Trong vài năm gần đây, ông cùng Brighton thu về rất nhiều tiền: 58 triệu bảng từ Marc Cucurella (Chelsea), 52 triệu bảng với Ben White (Arsenal), Yves Bissouma (Tottenham), 13 triệu bảng từ Dan Burn (Newcastle)...
Bây giờ "phù thủy" Potter đi theo con đường khác, về phía những người mua và phải giành chiến thắng, với hy vọng Chelsea sẽ trở thành một chương thú vị khác trong cuộc đời ông.
Tôi muốn viết bài ca về Hà Nội
Một Hà Nội hôm nay khác lắm hôm qua.
Hà Nội bình yên giữa mùa Xuân sang Hạ
Đẹp đất trời, rộng mở triệu trái tim.
Hà Nội của tôi gian nan cùng năm tháng...
Trải ngàn năm trang sử oai hùng.
Dẫu chiến tranh, dẫu bom mìn không nản
Hợp ý trời vang vọng cõi linh thiêng!
Hà Nội hôm qua ồn áo và náo nhiệt
Ngày hôm nay êm dịu những con đường
Mái ngói rêu phong thêm thẫm màu hư ảo
Phố chợt êm đềm trở lại những sắc hương.
Một "Áng mây màu xám" mới qua đây
Cảnh vật, con người...bỗng nhiên mùa thay đổi.
Trong gian nan người Hà Nội Bình thản
Xua mây đen đón Bẩy sắc cầu vồng...
Chúng ta phải xa nhau hôm nay nhé?!
Để ngày mai gặp nhau ấm nồng nàn.
Đất nước, con người cả hai vai gánh nặng.
Mình cùng học cách chờ...
Đón đợi...một sớm mai!
Quốc Quốc
" alt=""/>Đôi mắt Hà Nội