Trong nhiều năm qua, Mỹ luôn giữ vị trí quán quân trong lĩnh vực siêu máy tính. Cách đây hai năm, ngôi vị này phải nhường cho Trung Quốc. Từ mùa thu năm ngoái, Trung Quốc tăng tốc độ bứt phá khiến Mỹ càng tụt lại phía sau.
Thước đo sức mạnh công nghệ quốc gia
Siêu máy tính được xem là thước đo sức mạnh công nghệ quốc gia mặc dù chưa chắc sức mạnh của chúng đã được vận dụng hết. Siêu máy tính giúp giải quyết các bài toán phức tạp trong lĩnh vực y tế, vật liệu mới và công nghệ năng lượng.
Việc Trung Quốc bất ngờ vượt trội về năng lực siêu máy tính khiến Mỹ lo âu. Người Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh siêu máy tính để giành ưu thế kinh tế và địa chính trị.
Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung Quốc (USCESRC) năm ngoái nhận định rằng siêu máy tính được xem như một phần chiến lược tham vọng nhằm giành vị thế vượt trội về công nghệ cao của chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới siêu máy tính cách đây một thập kỷ. Ban đầu, nước này nhập công nghệ nước ngoài rồi sau đó tự mình phát triển.
Chương trình điện toán hiệu suất cao chính là tiền đề cho nỗ lực phát triển trị giá hàng tỷ USD cho trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử của Trung Quốc. Đây được xem là mặt trận công nghệ tiếp theo mà Trung Quốc xác định đạt được hay đánh mất vị thế kinh tế.
Công nghệ siêu máy tính từng là chủ đề gây tranh cãi trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Năm 2015, Washington từ chối không cho Intel bán vi xử lý cho bốn phòng thí nghiệm siêu máy tính của Trung Quốc với lý do những trung tâm này nghiên cứu công nghệ quân sự.
Giới phân tích cho rằng lệnh cấm trên thực tế nhằm ngăn không cho Trung Quốc vượt Mỹ về năng lực siêu máy tính.
“Người Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể dựa vào Mỹ, thay vào đó phải tự mình phát triển năng lực siêu máy tính”, nhận xét của Jack Dongarra, chuyên gia siêu máy tính tại Đại học Tennessee, đồng tác giả danh sách Top 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Doanh nghiệp tham gia cuộc đua
Phần lớn siêu máy tính của Mỹ phục vụ cho các phòng thí nghiệm quốc gia và các dự án của chính phủ như giả lập vụ nổ hạt nhân và lập mô hình thời tiết. Tuy nhiên, hiện tại, hơn một nửa trong top 500 siêu máy tính thuộc về doanh nghiệp.
Thị trường siêu máy tính toàn cầu được kỳ vọng tăng gấp đôi từ năm 2017 tới 2022, đạt giá trị hơn 9,5 tỷ USD, theo dự báo của Hyperion Research. Công ty nghiên cứu này coi một cỗ máy là siêu máy tính khi giá trị của chúng vượt trên con số 500.000 USD.
Trung Quốc có ba công ty nằm trong top 5 hãng sản xuất 500 siêu máy tính nhanh nhất, trong đó có Lenovo, Inspur và Sugon. Hai công ty của Mỹ trong danh sách này là Hewlett-Packard Enterprise và Cray.
Danh sách mới nhất công bố tháng 6 xác nhận vị trí quán quân top 500 siêu máy tính mạnh nhất thuộc về Mỹ. Bộ Năng lượng Mỹ vừa ra mắt siêu máy tính mới Summit có tốc độ xử lý cao gấp đôi siêu máy tính Sunway TaihuLight (Trung Quốc) từng đứng ở vị trí số 1 trước đó.
Summit là thành quả hợp tác giữa IBM và hãng sản xuất chip đồ họa Nvidia đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge ở bang Tennessee, Mỹ.
Siêu máy tính Trung Quốc đang tiến quá nhanh
Nhận xét về nỗ lực phát triển siêu máy tính của chính phủ Trung Quốc, nhà nghiên cứu siêu máy tính hàng đầu nước này, Depei Qian, cho rằng kết quả đạt được trong thập kỷ qua đã vượt mong đợi.
Sunway TaihuLight sử dụng toàn bộ vi xử lý do Trung Quốc sản xuất. “Đó từng là điểm yếu nhưng bây giờ không còn nữa”, nhận xét của Depei Qian, chuyên gia khoa học máy tính tại Đại học Trung Sơn và Đại học Beihang (Trung Quốc) về định hướng phát triển siêu máy tính của nước này.
Mặc dù đạt nhiều thành tựu ấn tượng, Trung Quốc vẫn thụt lùi trong một số lĩnh vực công nghệ phần cứng nhất định, và đặc biệt yếu về phần mềm, Depei Qian nhận định. “Phần mềm là vấn đề gai góc với chúng tôi. Việc này cần nhiều thời gian”.
Phần mềm là thử thách thực sự với kỹ sư phát triển siêu máy tính. Siêu máy tính ngày càng được lập trình để xử lý khối lượng lớn dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm AI. Do vậy, tốc độ xử lý dữ liệu trong ứng dụng phần mềm quan trọng hơn tốc độ tính toán thô, và đây được coi là yếu điểm cố hữu của siêu máy tính.
Danh sách top 500 chỉ dựa trên tốc độ xử lý toán học của siêu máy tính. Chỉ số benchmark quan trọng về tốc độ xử lý dữ liệu trong ứng dụng ít được nhắc tới. Về mặt này, Summit đứng số 1 trong khi Sunway xếp vị trí số 6.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang tiến rất nhanh trong lĩnh vực phần mềm. “Các trung tâm đầu ngành tại Trung Quốc phát triển chẳng kém gì đối tác của họ tại Mỹ”, nhận định của Rick Stevens, giám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở bang Illinois, Mỹ.
"Chính sách tổng thể của Trung Quốc là nhằm giành vị trí lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ về lâu về dài, và siêu máy tính chỉ là một phần trong chiến lược đó”, Rick Stevens nhận xét.
Theo Zing
" alt=""/>Siêu máy tínhTrùng hợp ở chỗ, sự cố xảy ra trên đường Baker ở London, gần ngôi nhà hư cấu của nhân vật thám tử Sherlock Holmes - vai diễn mà Benedict từng đảm nhận.
Các nhân chứng cho biết, ngôi sao Doctor Strange đã xông đến la lên: "Hãy để anh ta yên". Nam tài tử cố gắng kéo 4 tên cướp ra khỏi người nhân viên giao hàng. Bọn cướp đấm Benedict, nhưng anh đã đỡ được đòn của chúng.
Nhờ sự can thiệp kịp thời của nam diễn viên mà nhóm cướp phải chạy trốn và nạn nhân được cứu thoát.
Tài xế Uber - Manuel Dias là người chứng kiến vụ việc. Anh nói: "Người lái xe đạp giao hàng rất may mắn. Benedict đúng là một siêu anh hùng".
Mainuel Dias kể lại toàn bộ sự việc: "Tôi chở Benedict và vợ đến một hộp đêm nhưng ban đầu tôi không biết đó là anh ấy. Tôi đi xuống phố Marylebone và thấy bốn người đang xô đẩy một người giao hàng bằng xe đạp.
Hành khách của tôi nhảy ra ngoài, chạy đến nơi có xô xát và giằng bốn người kia ra. Chúng quay lại phía anh ấy và mọi việc trông có vẻ nghiêm trọng nên tôi cũng can thiệp. Người hành khách đứng trên phố và hét lên "Để anh ấy yên".
Khi này tôi mới nhận ra đó là Benedict Cumberbatch. Mọi thứ có vẻ thật không tưởng. Nam diễn viên phim Sherlock Holmes đang đấu lại bốn tên cướp ở ngay gần phố Baker.
Tôi giữ chân được một tên cướp còn Benedict giữ một tên khác. Anh ấy dường như biết rõ mình đang làm gì. Anh ấy rất dũng cảm. Anh ấy gần như một mình đấu lại chúng, nói thực là vậy. Chúng cố đánh anh ấy nhưng Benedict phòng thủ và đẩy chúng ra. Anh ấy không hề bị thương.
Sau đó tôi nghĩ chúng nhận ra đó là Benedict nên đã bỏ chạy. Anh ấy rất dũng cảm và xả thân mình vì nghĩa. Nếu anh ấy không can thiệp thì người giao hàng kia có lẽ đã bị thương rất nặng.
Cuối cùng, anh hỏi thăm người đi xe đạp. Khi nạn trả lời: tôi không sao, cảm ơn anh, Benedict đã ôm anh ấy".
Trong khi đó, Benedict thì tỏ ra khiêm tốn, cho rằng anh không phải anh hùng: "Tôi chỉ làm việc đó vì cảm thấy tôi phải làm thôi'.
Benedict nổi tiếng với vai Doctor Strange trong phim Avengers và vai Sherlock Holmes phiên bản hiện đại trong series truyền hình Sherlock của Anh. Cả hai vai anh đóng đều là những nhân vật thông minh, nghĩa hiệp luôn đứng ra bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ những người khó khăn.
Sau khi thông tin được đưa ra đã có rất nhiều người hôm mộ thấy phấn khích vì hành động anh hùng này của anh, nhưng một số người tỏ ra khá lo lắng nếu có sơ suất gì thì sự nghiệp của anh sẽ tan thành mây khói mất.
Nhưng mọi người đừng lo nhé, sự việc kết thúc siêu anh hùng của chúng ta vẫn an toàn. Bốn kẻ cướp vẫn đang trốn chạy, cảnh sát Anh vẫn đang tiếp tục truy tìm tung tích của chúng. Mong rằng chúng sẽ sớm phải trả giá cho hành động của mình. Một lần nữa hãy cảm ơn vị anh hùng của chúng ta đã không màng nguy hiểm mà ra tay cứu giúp những người bị nạn. Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những điều tốt đẹp đúng không nào?
Theo GameK
" alt=""/>Doctor StrangeThậm chí, Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer còn yêu cầu nhà chức trách Mỹ điều tra ứng dụng FaceApp. Ông cho rằng phần mềm này có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư và an ninh quốc gia.
Theo CNN, hàng loạt nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ cảnh báo ứng dụng FaceApp có thể ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.
![]() |
Sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt bằng trí tuệ nhân tạo, FaceApp gây sốt. |
Dù những lo ngại an ninh trên đúng hay sai, người dùng FaceApp Việt Nam dường như không mảy may lo ngại về ứng dụng này. Khi được hỏi những người đã sử dụng FaceApp, câu trả lời nhận được là "dữ liệu của tôi không có gì quan trọng".
"Dữ liệu của tôi cũng không có gì quan trọng cả. Ứng dụng này cũng chỉ đòi quyền truy cập hình ảnh như bao ứng dụng khác thôi", Xuân Thanh, bác sĩ công tác tại trung tâm y tế quận 1, TP.HCM cho biết.
Một số người dùng lại cho rằng những lo ngại an ninh này chỉ đến từ phía Mỹ trước thềm bầu cử 2020.
"Tôi có đọc qua những rủi ro về ứng dụng này nhưng vẫn dùng vì tôi không có gì phải lo cả. Tôi nghĩ, thực chất đây chỉ là cách Mỹ làm quá lên thôi. Các hãng công nghệ của họ cũng nghe lén hàng ngày mà. Nhất là Facebook", Hoàng Tuấn Vũ, nhân viên văn phòng tại quận 1 TP.HCM cho rằng tất cả chỉ là phóng đại từ phía Mỹ.
Ngày 18/7, trang Wired đăng tải bài viết với tiêu đề "Bạn sợ ứng dụng này cho đến khi biết đến Facebook". Theo Wired, FaceApp, sử dụng những quyền tương tự với Meitu. Ứng dụng này không đòi các quyền như GPS hay các thông tin trên SIM như Facebook.
![]() |
Ứng dụng FaceApp bị nhiều thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra vì lo ngại rủi ro an ninh quốc gia. |
FaceApp sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo đặc biệt được phát triển bởi một đội ngũ ở Nga. Nó cho phép ứng dụng có thể nhận diện hình ảnh, từ đó đưa ra các dự đoán về sự thay đổi của khuôn mặt theo thời gian.
Trong một bài đăng trên Twitter, nhà phát triển Joshua Nozzi cho biết ứng dụng FaceApp đã cố gắng tải các hình ảnh trong bộ sưu tập dù anh chưa chọn bất cứ bức hình nào.
Bên cạnh đó, FaceApp yêu cầu người dùng tải các bức hình lên đám mây để xử lý thay vì thực hiện chúng ngay trên smartphone. Tuy nhiên, hãng không hề cảnh báo về điều này cho người dùng. Điều đó cũng khiến không ít các chuyên gia bảo mật tỏ ra nghi ngại bởi thông tin của người dùng có thể bị chia sẻ ngoài ý muốn.
"Rủi ro an ninh nếu có thật thì rất khó đo lường. Nếu chỉ dùng quyền truy cập hình ảnh, nó chỉ có thể sử dụng cho việc nhận diện gương mặt, xây dựng hồ sơ điều tra lý lịch. Các lo ngại về an ninh quốc phòng theo tôi chỉ là lo lắng thái quá", Nguyễn Trí Đức, chuyên gia bảo mật từ Mỹ cho biết.
Cũng theo ông Đức, chuyện ứng dụng gửi dữ liệu về máy chủ khá phổ biến chứ không phải bất thường. "Tuy vậy, dù những nghi ngại này là thật hay giả, người dùng cũng cần có ý thức trước những rủi ro về dữ liệu cá nhân", ông Đức nói thêm.
Đáp lại các cáo buộc này, nhà phát hành ứng dụng cho biết họ cam kết xóa toàn bộ dữ liệu sau 48h. Đồng thời người dùng có thể xóa dữ liệu thủ công bất cứ lúc nào.