Theo nhà sản xuất HP, dòng sản phẩm mới này là nỗ lực của hãng nhằm kết nối các chức năng cao cấp dành cho doanh nhân với thiết kế tinh tế để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người sử dụng. Thế mạnh lớn nhất cũng là thế cạnh tranh với các đối thủ khác chính là giá rẻ phù hợp với đại đa số đông người tiêu dùng, thiết kế sang trọng hơn và tôn lên giá trị cũng như đẳng cấp của người dùng.
HP ProBook 4410s - T4300 về Việt Nam với hai tông màu đen sang trọng thích với phái mạnh trong khi đó đỏ quý phái, tươi trẻ dành cho phái đẹp.
Máy có màn hình 14inch, tỷ lệ màn ảnh rộng 16:9 ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED kết hợp với giao diện bề mặt xám – đen bóng giúp cho hình ảnh trung thực và sắc nét. Thiết kế hiện đại với logo tròn ấn tượng kèm đường viền máy vuông vức mạnh mẽ đầy cá tính. Tất cả các notebook thuộc ProBook đều sở hữu màn hình HD, tích hợp cổng HDMI và thiết kế bàn phím hiện đại dành cho doanh nhân nhưng giá bán rất cạnh tranh nằm trong phân khúc giá rẻ.
Với nhiều tính năng mới như HP QuickLook 2, người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra email, lịch làm việc… chỉ trong vòng vài giây bằng một phím bấm duy nhất. Trong khi đó, phần mềm HP SpareKey lại cho phép người dùng đăng nhập dễ dàng vào hệ thống trong trường hợp quên mật khẩu bằng cách trả lời 3 câu hỏi quen thuộc do chính mình cài đặt trước. Ngoài ra, HP File Sanitizer là một công cụ bảo mật, giúp xóa vĩnh viễn các file dữ liệu không còn dùng đến, để tránh trường hợp các file này bị khôi phục mà không được phép. HP ProBook 4410s hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giới doanh nhân và nhân viên văn phòng.
" alt=""/>HP ProBook T4300Dù bắt đầu "cuộc chơi" muộn hơn rất nhiều so với NASA nhưng Trung Quốc đang tăng tốc rất nhanh trong cuộc đua công nghệ trên Hỏa tinh.
" alt=""/>Tìm sự sống trên Hỏa tinh: NASA vừa có bước tiến đặc biệtẤn Độ đang hứng chịu một trong những đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca tử vong trung bình hàng ngày đã vượt qua con số 4.000 trong tuần vừa rồi. Số ca nhiễm trung bình tăng từ khoảng 12.000 hồi tháng 3 lên hơn 400.000 một ngày trong tháng này.
Ngoài thiệt hại lớn về người, đại dịch đang gây ra sự hỗn loạn cho các công ty Đài Loan ở Ấn Độ - những người đang hy vọng xây dựng một cơ sở sản xuất thay thế cho Trung Quốc.
Vào ngày 10/5, Đài Loan đã đưa ra thông điệp khuyến khích người dân rời khỏi Ấn Độ do tình hình Covid-19 ngày càng tồi tệ. Giống như công ty của Steven, nhiều nhà cung cấp công nghệ Đài Loan đã làm theo.
Foxconn, có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ, cũng nằm trong số đó. Hãng đã điều động một máy bay phản lực Gulfstream đưa khoảng 10 nhân viên Đài Loan hồi hương từ Chennai vào tối 12/5 và cho biết họ sẽ cố gắng giúp nhiều nhân viên bay trở lại Đài Loan hoặc Trung Quốc đại lục theo yêu cầu, công ty nói với Nikkei Asia.
Một người có hiểu biết trực tiếp về công ty này cho Nikkei biết: "Các giám đốc điều hành Foxconn họp bàn về tình hình phức tạp ở Ấn Độ hàng ngày. Tình hình tồi tệ hơn ở đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất, nhưng không có gì quan trọng hơn sự an toàn của nhân viên".
Foxconn là một trong những nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn đầu tiên hưởng ứng sáng kiến "Make In India" của Thủ tướng Narendra Modi vào năm 2015. Công ty có các nhà máy ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu, cung cấp sản phẩm cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh và TV thông minh như Xiaomi cho thị trường địa phương. Họ cũng sản xuất iPhone cho Apple tại đây.
"Quy mô sản xuất iPhone ở Ấn Độ vẫn còn tương đối nhỏ. Chúng tôi luôn có thể nhanh chóng điều chỉnh năng lực của mình ở Trung Quốc, nơi Covid-19 đang được kiểm soát tương đối tốt, để bù đắp cho lượng bị hụt ở Ấn Độ", người này nói .
![]() |
Wistron, một nhà lắp ráp iPhone nhỏ hơn, có cơ sở sản xuất ở Bangalore, trong khi Pegatron, nhà lắp ráp iPhone lớn nhất sau Foxconn, đang xây dựng cơ sở sản xuất Ấn Độ đầu tiên ở Chennai và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất một lượng nhỏ trước cuối năm nay. Theo Nikkei, Luxshare của Trung Quốc, một đối thủ mới nổi của Foxconn, bắt đầu lắp ráp iPhone vào cuối năm ngoái, cũng đang xây dựng một nhà máy ở Chennai.
Ấn Độ đang trên đà trở thành trung tâm sản xuất iPhone lớn nhất của Apple bên ngoài Trung Quốc, nhờ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trong vài năm qua.
Nhưng đợt bùng phát Covid-19 mới, cùng với những thách thức khác như các quy định phức tạp của địa phương và những khó khăn trong môi trường quản lý, đang làm các nhà đầu tư nản lòng.
Một giám đốc điều hành của Holtek Semiconductor, nhà phát triển chip vi điều khiển Đài Loan có văn phòng tại Ấn Độ, chỉ ra một số thách thức tại đây: "Môi trường đầu tư ở Ấn Độ vẫn là một điểm yếu lớn, hệ thống y tế và cơ sở hạ tầng còn tụt hậu, cộng với tình hình Covid-19 thực sự đau đầu. Đây từng là một thị trường mà chúng tôi hy vọng sẽ tập trung vào và mở rộng, nhưng sau một vài năm, chúng tôi cảm thấy rằng việc mở rộng ở đó không dễ dàng do vấn đề hạ tầng ... Tôi sẽ đề nghị những người không có nhu cầu mở rộng ở Ấn Độ ngay lập tức cân nhắc lại, nếu họ đang hướng tới Ấn Độ".
Giám đốc điều hành Holtek cho biết, 2 trong số 6 nhân viên của công ty này tại văn phòng Ấn Độ đã nhiễm Covid-19 rồi phục hồi. Tại Trung Quốc, nơi công ty của ông sử dụng hàng trăm lao động, các nhà phân phối của ông sử dụng tới hàng nghìn lao động, thì "không ai bị nhiễm virus".
Các nhà phân tích cho rằng, còn quá sớm để nói liệu sự gián đoạn Covid-19 có ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của các công ty hay không.
Eric Tseng, Giám đốc điều hành kiêm chuyên gia phân tích chính của Isaiah Research cho biết: "Theo kết quả khảo sát chuỗi cung ứng của chúng tôi, tình trạng Covid-19 nghiêm trọng ở Ấn Độ có thể kéo dài hoặc trì hoãn kế hoạch mở rộng của một số công ty công nghệ. Tuy nhiên, rất nhiều công ty công nghệ đã lên kế hoạch đầu tư vào Ấn Độ vì thuận theo mong muốn của khách hàng. Họ thực hiện những kế hoạch đó cho mục đích chiến lược dài hạn. Nhưng tất cả các khoản đầu tư này đều phải được cân nhắc các yếu tố địa chính trị và kinh tế".
Ngoài Ấn Độ, Việt Nam và Đài Loan cũng được xem là đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khiến nhiều nhà sản xuất công nghệ chuyển một phần công suất khỏi Trung Quốc đến đó trong ba năm qua. Những cái tên tiêu biểu là Foxconn, Pegatron và Wistron, cũng như nhà sản xuất máy tính quan trọng của Google và MacBook, Quanta Computer cùng với nhà sản xuất Apple Watch - Compal Electronics.
Các nhà sản xuất hợp đồng mới nổi của Trung Quốc đại lục, như Luxshare và GoerTek, cũng đang tích cực xây dựng năng lực sản xuất của họ tại Việt Nam và Ấn Độ theo yêu cầu của Apple và các khách hàng khác.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 mới. Bắc Giang - một trong những trung tâm sản xuất hàng công nghệ đang phát triển mạnh ở Việt Nam - gần đây đã tạm dừng hoạt động tại 4 khu công nghiệp. Các nhà lắp ráp như Foxconn, Luxshare Precision Industry và GoerTek đều có cơ sở sản xuất tại tỉnh này.
Foxconn xác nhận với Nikkei Asia rằng các nhà máy của họ ở Bắc Giang - thuộc sở hữu của công ty con - đã tạm thời đóng cửa theo yêu cầu của chính quyền địa phương, trong khi các nhà máy ở tỉnh Bắc Ninh thì vẫn mở.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã có những động thái rất quyết liệt để giải quyết tình hình. Mới đây, trong cuộc họp với Ban chỉ đạo, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết địa phương này đang phối hợp với Bắc Giang để có phương án đảm bảo hoạt động, tránh chuỗi đứt gãy sản xuất của các tập đoàn lớn, đa quốc gia để đảm bảo thực hiện "mục tiêu kép", vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng điều quan trọng hàng đầu là tỉnh phải rà soát từng doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, những doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện an toàn dịch bệnh thì được phép quay lại sản xuất, nhất là những doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn lớn, đa quốc gia như Samsung.
(Theo Nhịp sống kinh tế)
Nhà máy Fukang Technology của Foxconn tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang sẽ sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay, quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm.
" alt=""/>Các nhà lắp ráp iPhone, Macbook chật vật vì Covid![]() |
Honda Dream Thái 14 năm tuổi đời cuối giá 120 triệu đồng |
Anh Quang Tú, một người chuyên sưu tầm xe máy cổ ở Hà Nội cũng vừa chia sẻ hình ảnh chiếc xe Honda Dream đời cuối cùng sản xuất tại tại Thái Lan hàng nguyên bản còn rất mới khiến nhiều người mê mẩn. Anh Tú tiết lộ: “Chiếc này zin 100% , xe qúy vì có số máy 51 thuộc đời cuối cùng Thái Lan sản xuất. Xe đăng ký năm 2005. Tôi mới mua lại được từ một người quen ở Sài Gòn", anh Tú cho biết.
![]() |
Nước sơn của xe vẫn còn đen bóng, mới cứng. |
Chiếc xe đã qua sử dụng được 14 năm và lăn bánh gần 10.000km nhưng ngoại hình vẫn còn rất mới. Các chi tiết màu sơn, yên xe, những con ốc, bánh xe... đều zin 100%. Bên cạnh đó, xe còn sở hữu biển số đẹp 68 mang ý nghĩa lộc phát khá đẹp.
![]() |
Xe lăn bánh gần 10.000km. |
![]() |
Các chi tiết màu sơn, yên xe, những con ốc, bánh xe... đều zin 100%. |
![]() |
Biển số xe khá đẹp. |
Được biết, Honda Dream II sử dụng động cơ có dung tích thực 97 phân khối, công suất 8 mã lực tại vòng tua máy 8.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 8,1 Nm tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút. Xe sử dụng hộp số 4 cấp với thắng đùm (phanh tang trống) trên cả bánh trước và sau. Trọng lượng 93 kg với bình xăng đầy 3,6 lít.
![]() |
Động cơ xe. |
Theo anh Tú chia sẻ, ngay từ khi mua được chiếc xe này đã có nhiều người ngỏ ý muốn mua lại và trả giá lên đến 120 triệu đồng nhưng anh chưa bán.
Chi Bảo
Dù hiện nay, những chiếc Sidecar 3 bánh Ural đời cũ không hề khó tìm trên thị trường nhưng theo anh Tú, xe 15 năm tuổi nhưng zin 100% và là hàng nhập khẩu chính ngạch, xuất xứ minh bạch là của hiếm.
" alt=""/>Honda Dream Thái 14 năm tuổi đời cuối giá 120 triệu đồng