Suga Yoshihide có quan hệ rất thân thiết với "sếp" của mình, cựu Thủ tướng Abe Shinzo, nhưng hai người lại có gốc gác và phong cách hoàn toàn khác nhau. |
Suga Yoshihide thắng áp đảo trong cuộc bầu chọn lãnh đạo của đảng LDP cầm quyền hôm 14/9, trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Kyodo |
Cựu Thủ tướng Abe sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống chính trị, có cha từng là ngoại trưởng (Shintaro Abe). Nhiều thành viên trong đại gia đình ông là chính trị gia lão luyện giữ các chức vụ cao trong chính phủ. Với nền tảng này, sự nghiệp của Abe phát triển rất nhanh và thuận lợi.
Tân Thủ tướng Suga Yoshihide là con trai cả trong một gia đình trồng dâu ở làng Akinomiya, nay thuộc thành phố Yuzawa, tỉnh Akita - vùng đất của núi và tuyết trắng. Bắt đầu từ con số 0 và không có được sự hậu thuẫn chính trị từ gia đình, ông đã vươn lên đỉnh cao sự nghiệp nhờ ý chí và nghị lực kiên cường.
Khát khao đổi đời, làm nhiều công việc vất vả khi còn trẻ để trang trải cuộc sống và theo học luật tại Đại học Hosei ở Tokyo, ông sớm nhận ra chính trị là thứ định hình và tác động đến toàn thế giới. Do vậy, sau thời gian làm công việc văn phòng và tăng ca để có thêm thu nhập, ông quyết định chọn con đường chính trị bằng cách ứng cử vào hội đồng thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa.
Vì thiếu kinh nghiệm chính trị và uy tín cá nhân, Suga nỗ lực bù đắp bằng tinh thần dũng cảm và làm việc hăng say. Các thành viên của đảng LDP cầm quyền thường kể cho nhau câu chuyện chàng trai trẻ Suga đã đến từng nhà, bao gồm 300 nhà mỗi ngày, vận động tổng cộng 30.000 người bỏ phiếu cho mình. Trong quá trình đó, ông đã đi rách 6 đôi giày. Và nỗ lực phi thường ấy được đền đáp: Suga thắng cử và phục vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Sau đó, Suga tiếp tục vươn lên và đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong chính phủ. Những trải nghiệm thời tuổi trẻ nghèo khó đã giúp ông trở thành một nhà thương thảo lão luyện và thực tiễn ở hậu trường.
 |
Từ phải sang: Người phụ trách chính sách của LDP, Thủ tướng Shinzo Abe, Chánh văn phòng Nội các Suga Yoshihide và cựu Tổng thư ký LDP Shigeru Ishiba nắm tay nhau sau cuộc bỏ phiếu hôm 14/9. Ảnh: Kyodo |
Tháng 12/2012, khi Abe Shinzo trở thành Thủ tướng lần 2, Suga được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nội các. Trong nhiệm kỳ này, ông Abe tiến hành cải cách Nội các 3 lần nhưng Suga vẫn ở nguyên vị trí, trở thành Chánh văn phòng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Đảng LDP (gần 8 năm, đến tháng 9/2020).
Suga là người phát ngôn hàng đầu và là cánh tay phải của Thủ tướng Abe, cố vấn về các chính sách quan trọng, góp phần hiện thực hóa nhiều chủ trương và thay đổi bộ máy hành chính có phần cứng nhắc của Nhật Bản.
Đặc biệt, mỗi khi chính quyền đứng trước những giờ phút khó khăn thì Suga luôn bình tĩnh đối diện với công luận.
Theo báo Japan Times, trong thời gian làm Chánh văn phòng Nội các, Suga đã tiến hành hàng nghìn cuộc họp báo bày tỏ những quan điểm, lập trường và quyết sách của chính phủ.
Tháng 5/2019, Suga có chuyến công du Mỹ, gặp gỡ và hội đàm với nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của nước chủ nhà, trong đó có Tổng thống Donald Trump. Chuyến thăm được nhiều chuyên gia đánh giá là thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Bước đột phá lớn của Suga đến vào năm 2019 khi ông công bố thời khắc đổi tên Niên hiệu của Nhật Bản từ Bình Thành (Heisei) sang Lệnh Hòa (Reiwa). Hiện nay, nhiều người dân Nhật Bản vẫn thường gọi ông với cái tên trìu mến là "Bác Lệnh Hòa".
 |
Ở cương vị mới, Suga Yoshihide đối mặt với nhiều thử thách, trong đó có vấn đề kiểm soát đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters. |
Trong quá trình phụng sự đất nước, Suga Yoshihide là một chính khách không vướng tham nhũng, cũng không dính dáng những vụ việc tranh cãi hoặc gây mất uy tín. Ông đặc biệt chú trọng chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Ở quê nhà Yuzawa, Yoshihide Suga được xem là niềm tự hào. Hình ảnh và tên của ông được in trên nhiều sản phẩm, chẳng hạn như áo phông, được bày bán tại nhiều khu chợ.
"Con đường sự nghiệp và xuất thân của Suga là niềm cảm hứng cho nhiều người. Ông ấy là một người tự lập", Brad Glosserman, chuyên gia về kinh tế chính trị tại Nhật Bản, nhận xét.
Daniel M. Smith, phó giáo sư tại Đại học Harvard, đánh giá về tân Thủ tướng Nhật: "Ông ấy đại diện cho sự tiếp tục duy trì ổn định trong quản lý của chính quyền Abe, đồng thời thể hiện sự trái ngược hoàn toàn so với Abe, ở chỗ ông ấy không xuất thân từ dòng dõi "quý tộc" - đặc quyền điển hình của rất nhiều chính trị gia LDP".
Thanh Hảo

Ông Suga nhậm chức Thủ tướng Nhật, công bố thách thức lớn nhất
Theo hãng tin Kyodo, ông Yoshihide Suga đã chính thức nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản trong buổi lễ được tổ chức tại Hoàng cung hôm nay (16/9).
" alt=""/>Tại sao con một nông dân được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản?
Vào tháng 6/2020, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra bên trong tàu ngầm tấn công Perle của Hải quân Pháp, khi nó đang neo đậu ở Toulon để chờ sửa chữa. Vụ hỏa hoạn đã khiến kết cấu con tàu bị hư hỏng nặng, với phần đầu và các bộ phận bằng thép không thể sửa chữa được.Nhưng may thay, nửa sau của chiếc tàu ngầm dài 73 mét, có lượng choán nước 2.600 tấn này vẫn chưa gặp hư hại sau vụ hỏa hoạn. Và trong cái khó ló cái khôn, giới chức hải quân Pháp đã nảy ra ý tưởng ghép nối phần còn lại với "chị em" của nó - tàu ngầm Saphir.
 |
Tàu ngầm hạt nhân Perle lúc còn nguyên vẹn. Ảnh: Reddit |
Dù đã ngừng hoạt động vào năm 2019, và đang chờ được tháo dỡ, song phần trước Saphir vẫn có cấu trúc tương đối ổn định. Vì vậy, giới chức Pháp xác định tàu vẫn có thể được kết hợp với phần sau của Perle để tạo thành một tàu ngầm tấn công mới.
Perle sau đó đã được di dời từ Toulon đến Cherbourg vào tháng 12 năm ngoái. Các công nhân đã cắt đôi nó và tàu Saphir. Theo nhà thầu hải quân Pháp Naval Group, đầu tháng này, nửa sau tàu Perle và nửa trước tàu Saphir đã được đưa vào "băng chuyền" tại nhà máy đóng tàu ở Cherbourg, để chúng có thể được căn chỉnh cẩn thận và hàn lại với nhau.
 |
Tàu ngầm Perle sau khi bị hỏa hoạn đốt cháy gần một nửa. Ảnh: Marine Nationale |
Người phát ngôn của Naval Group cho hay việc ráp nối sẽ tiếp tục được hoàn thành trong những tháng tới. Chiếc tàu ngầm hoàn chỉnh, vẫn mang tên Perle, sẽ dài hơn những "người tiền nhiệm" của nó khoảng 1,5 mét nhờ có thêm một "vùng giao nhau".
Vùng giao nhau trên phiên bản mới của tàu ngầm Perle sẽ tạo thêm một chút không gian sinh hoạt cho khoảng 70 thủy thủ hoạt động bên trong con tàu.
Mô hình kỹ thuật số
Theo Naval Group, tất cả công đoạn ráp nối được mô phỏng bằng phương pháp kỹ thuật số 3D trước khi được áp dụng lên con tàu thật. Đây là công sức tiêu tốn hơn 100.000 giờ nghiên cứu kỹ thuật và 250.000 giờ làm việc thủ công của hơn 300 kỹ thuật viên, công nhân đóng tàu.
 |
Hai mảnh tàu ngầm Perle sau khi được cắt đôi tại xưởng đóng tàu Cherbourg, Pháp. Ảnh: AP |
Franck Ferrer, Giám đốc bộ phận dịch vụ của Naval Group, hồi tháng 1 cho biết phiên bản mới dự kiến sẽ được đưa trở lại Toulon vào cuối năm nay, để thực hiện thêm các công đoạn kỹ thuật và nâng cấp hệ thống chiến đấu. Tàu sẽ tái gia nhập hạm đội của Hải quân Pháp vào đầu 2023.
"Việc triển khai dự án đối với những trường hợp này, cụ thể là việc sửa chữa, ghép nối các phần của 2 con tàu chị em lại với nhau, là việc đầu tiên Naval Group thực hiện trong lịch sử hiện đại", Ferrer cho biết.
Sự may mắn hiếm hoi
Tàu ngầm Perle không phải trường hợp đầu tiên 2 bộ phận thuộc hai con tàu khác nhau được ráp nối lại làm một.
Theo Thomas Shugart, một chỉ huy tàu ngầm tấn công Mỹ đã nghỉ hưu, Hải quân Mỹ từng làm điều tương tự khi thay thế phần mũi bị hư hại của tàu USS San Francisco bằng phần mũi của tàu USS Honolulu sắp được cho nghỉ hưu.
Quá trình ráp nối tàu hai phần tàu ngầm Perle với Saphir. Video: Le Télégramme
Dù vậy, việc tàu ngầm Perle có thể "hồi sinh" vẫn được xem là sự may mắn hiếm hoi nếu so với các trường hợp tương tự trong quá khứ.
Năm 2012, một công nhân bất mãn đã gây ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đối với tàu ngầm USS Miami, khi con tàu đang trong quá trình sửa chữa ở cảng Portsmouth, bang Maine (Mỹ). Con tàu sau đó đã trở thành phế phẩm do chi phí khôi phục quá đắt đỏ.
Đến năm 2020, tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard cũng gặp hư hại do hỏa hoạn khi đang nâng cấp ở cảng San Diego (Mỹ). Sau khi xác định sẽ mất tới 3,2 tỷ USD và 7 năm để sửa chữa, tàu USS Bonhomme Richard cuối cùng đã bị gạch tên khỏi biên chế Hải quân Mỹ.
Việt Anh

Khám phá tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ
Mang theo sức mạnh có thể phá hủy cả một lục địa, tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ hiếm khi nào hé lộ những hình ảnh bên trong.
" alt=""/>Hành trình hồi sinh tàu ngầm Pháp từ 2 mảnh tàu ngầm khác nhau