Bày tỏ cảm ơn sự tiếp đón trọng thị, nồng ấm của Chính phủ, lãnh đạo Đảng PRM dành cho đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Thủ tướng chúc mừng thắng lợi của Đảng PRM trong hai kỳ bầu cử Tổng thống gần đây, đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng PRM tại Cộng hòa Dominica.
Khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Đảng PRM cùng các chính Đảng trong liên minh cầm quyền ủng hộ việc triển khai hiệu quả các phương hướng, biện pháp mà hai bên đã đạt được tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona.
Từ đó góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước hướng tới 20 năm kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao (7/7/2005 – 7/7/2025).
Vui mừng được Thủ tướng Phạm Minh Chính dành thời gian tiếp, bà Carolina Mejia đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng là dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominica.
Tổng bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền cam kết sẽ ủng hộ triển khai tích cực các phương hướng và biện pháp của hai Chính phủ nhằm đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương lên tầm cao mới.
Bà Carolina Mejia bày tỏ mong muốn thiết lập kênh liên lạc và tăng cường hợp tác giữa hai Đảng nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xây dựng Đảng và lãnh đạo của đảng cầm quyền, nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước.
ĐH Quốc gia TP.HCM có quyết định chính thức điều động và bổ nhiệm PGS.TS Lê Văn Thăng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, giữ chức vụHiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế.PGS.TS Lê Văn Thăng sinh năm 1979, là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ vật liệu, từng tốt nghiệp Tiến sĩ tại Cộng hòa Pháp.
PGS.TS Thăng là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ vật liệu. Ông tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành khoa học và công nghệ vật liệu tại Trung tâm CEA và Viện INP Grenoble (Cộng hòa Pháp), được bổ nhiệm học hàm phó giáo sư vào năm 2015.
PGS.TS Thăng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM như: Trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm ĐH Quốc gia TP.HCM công nghệ vật liệu, Phó Trưởng khoa Công nghệ vật liệu, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và dự án…
Cách đây không lâu, Bộ Công Thương cũng công nhận PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn giữ chức vụ Hiệu trưởngTrường ĐH Công thương TP.HCMnhiệm kỳ 2023 - 2028. Ông Nguyễn Xuân Hoàn, sinh năm 1972, học vị tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường, sinh học môi trường do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cấp bằng.
Năm 2014 ông được bổ nhiệm Phó giáo sư. PGS Nguyễn Xuân Hoàn, từng được làm hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM nhiệm kỳ 2019 – 2024 nhưng sau đó ông chuyển qua làm Chủ tịch Hội đồng trường trong khoảng thời gian 1 năm.
Bộ Công thương cũng công nhận TS Phan Hồng Hải giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM,nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ông Phan Hồng Hải sinh năm 1976, học vị tiến sĩ, chuyên ngành Tài chính – ngân hàng do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cấp bằng. Trước đó TS Phan Hồng Hải cũng hiệu trưởng trước đó của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhưng sau chuyển sang giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường.
Cách đây chưa lâu, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng công nhận ông Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, làm hiệu trưởng trường này. Ông Nhân làm hiệu trưởngTrường ĐH Văn hoá TP.HCMnhiệm kỳ nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Lâm Nhân, sinh năm 1974, quê Hưng Yên. Trước khi làm hiệu trưởng, ông Nhân là Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Văn hoá TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Nhân tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại Trường ĐH Văn hoá Hà Nội, tiến sĩ tại Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Trong buổi lễ nhận quyết định từ Thứ trưởng Tạ Quang Đông, ông Nhân chia sẻ, ý thức được trách nhiệm lớn khi nhận nhiệm vụ. Ông sẽ cùng tập thể nhà trường đoàn kết, phát huy hết khả năng trong lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng GD-ĐT cũng công nhận PGS.TS Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ;Ông Trần Trung Tính là PGS.TS chuyên ngành Điện. Từ tháng 7/1998 – 2/2007, ông là giảng viên khoa Công nghệ. Từ tháng 2/2007 – 5/2021, ông lần lượt giữ chức Trưởng bộ môn, Phó trưởng khoa, khoa Công nghệ của Trường ĐH Cần Thơ.
Từ tháng 6/2012, ông làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ. Ông cũng kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA của Trường. Trước đó Hội đồng trường Trường ĐH Cần Thơ giao PGS.TS Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Cần Thơ.
Trường ĐH Luật TP.HCMbổ nhiệm cùng lúc 2 phó hiệu trưởng. Cụ thể, Trường ĐH Luật TP.HCM bổ nhiệm GS.TS Đỗ Văn Đại và và PGS.TS Trần Việt Dũng làm phó hiệu trưởng.
GS.TS. Đỗ Văn Đại sinh năm 1974, tốt nghiệp cử nhân Luật năm 1999, thạc sỹ Luật năm 2000 và tiến sĩ Luật năm 2004 tại ĐH Aix-Marseille III- Cộng hòa Pháp. Sau thời gian học tập, nghiên cứu và giảng dạy tại Cộng hòa Pháp, năm 2007, ông trở về Việt Nam và làm việc tại Trường ĐH Luật TP.HCM cho đến thời điểm hiện tại.
Ông được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư trong đợt xét năm 2011 và giáo sư trong đợt xét năm 2021. Ông Đỗ Văn Đại từng là trưởng bộ môn Luật Dân sự, quyền trưởng khoa Luật Dân sự rồi trưởng khoa Luật Dân sự, phụ trách tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam.
PGS.TS Trần Việt Dũng sinh năm 1977, tốt nghiệp cử nhân Luật chuyên ngành Luật Quốc tế tại Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2000, thạc sĩ Luật Trường ĐH Luật và Kinh doanh quốc tế (Hàn Quốc) năm 2003, tiến sĩ Luật của ĐH Quốc gia Singapore năm 2008. Ông được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư trong đợt xét năm 2016. Ông Trần Việt Dũng từng là phó trưởng khoa Luật Quốc tế, quyền trưởng khoa Luật Quốc tế và trưởng khoa Luật Quốc tế.
Như vậy, sau 5 năm "thiếu trước hụt sau" đến nay ban giám hiệu Trường ĐH Luật TP.HCM đã kiện toàn.
Keke là một trong những đứa trẻ được hưởng lợi từ việc giảm tỷ lệ nhập học mầm non. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều này cũng đặt ra thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống các trường mầm non, đặc biệt là các trường tư thục vừa và nhỏ.
Nguy cơ trường mẫu giáo đóng cửa hàng loạt
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, việc một số trường mẫu giáo và tiểu học phải đóng cửa do ít học sinh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp và để các trường theo đuổi sự phát triển chất lượng cao hơn, theo China Daily.
Năm 2022, cả Trung Quốc có 289.200 trường mẫu giáo, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giảm đầu tiên trong một thập kỷ. Số trẻ em đăng ký học mầm non là 46,3 triệu, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2021, theo số liệu của Bộ Giáo dục nước này.
Tại quận Củng Thự, 6 trường mẫu giáo tư thục không có học sinh hoặc hoạt động giảng dạy dự kiến sẽ đóng cửa sau khi giấy phép hoạt động hết hạn, phòng giáo dục quận cho biết.
Hà Nam trở thành tỉnh đầu tiên ở Trung Quốc đề xuất điều chỉnh việc bố trí trường mẫu giáo cấp tỉnh với mục tiêu thúc đẩy việc thành lập, chuyển đổi và đóng cửa có tổ chức các trường không có học sinh.
Theo đó, tỉnh này đề xuất xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo các trường mầm non công lập ở khu vực thành thị có dân cư tập trung, tạm dừng xây trường mới ở khu vực nông thôn. Đồng thời hướng dẫn việc sáp nhập hoặc đóng cửa những trường có chất lượng giáo dục kém, ít học sinh.
Yu Xueping, người đứng đầu Trường mẫu giáo số 1 tại tỉnh Giang Tô, cho rằng số lượng trường mẫu giáo và trẻ em nhập học giảm là do tỷ lệ sinh thấp.
Dữ liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia cho thấy Trung Quốc có 9,56 triệu trẻ sơ sinh vào năm 2022, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng dân số cả nước giảm 850.000 người, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong thế kỷ này do ảnh hưởng tích lũy của mức sinh thấp.
Theo một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc công bố, tỉ lệ sinh tổng thể (số trẻ em trung bình sinh ra của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) đã giảm xuống còn 1,09 vào năm 2022, mức thấp nhất ở các quốc gia có dân số trên 100 triệu người.
Theo thầy Yu, độ tuổi nhập học tối thiểu đã giảm từ 18 tháng xuống còn 6 tháng trong năm 2023. Do đó, nhà trường đang xây dựng kế hoạch thúc đẩy sự phát triển tích hợp giáo dục mầm non và mẫu giáo nhằm giảm bớt áp lực cho phụ huynh trong việc nuôi dạy con nhỏ. Đồng thời, trường cũng chia sẻ cơ sở hạ tầng và tài nguyên giảng dạy hiện có để tạo thêm doanh thu.
Thách thức tránh chồng chéo quản lý nhà trẻ và mầm non
Wang Haiying, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách giáo dục mầm non tại Đại học Sư phạm Nam Kinh, cho biết việc tích hợp giáo dục mầm non và mẫu giáo là trọng tâm của nhiều trường mẫu giáo ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thách thức hàng đầu nằm ở việc làm rõ và thống nhất các cơ quan quản lý.
Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia giám sát các dịch vụ chăm sóc trẻ em từ 0-3 tuổi, trong khi Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-6 tuổi.
Ông Wang cho biết giáo dục mầm non cần phải nằm trong một khuôn khổ thống nhất với một cơ quan quản lý để tránh sự chồng chèo quản lý.
“Giáo dục mầm non có bản chất định hướng thị trường, vì hệ thống giáo dục công cơ bản chỉ bao gồm một phần nhỏ so với giáo dục bắt buộc”. ông nói.
Khi tỷ lệ sinh giảm ảnh hưởng nặng nề nhất đến các trường mẫu giáo tư thục, càng có nhiều ý kiến cần có những chính sách ưu đãi cho các trường tư thục để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.
Ông Wang đề xuất cho phép các trường mầm non tư thục quy mô nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy tuyển sinh sớm. Đồng thời, các trường công lập phải xây dựng quy định kiểm soát số lượng trẻ em nhập học để đảm bảo nhiều mô hình trường mẫu giáo có thể hoạt động cùng lúc.
Tử Huy