Video được Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, UAV trinh sát hoạt động trên bầu trời tỉnh Kursk của nước này đã phát hiện nhiều xe thiết giáp Ukraine đang dừng chân cạnh một rặng cây giữa hai cánh đồng. Sau đó, một loạt đạn chùm phát nổ tại vị trí nhóm xe thiết giáp trên.
“Cuộc tấn công được thực hiện ở khu vực giáp ranh với tỉnh Kursk, khi lực lượng Ukraine bị một tên lửa đạn đạo Iskander-M mang đầu đạn chùm tập kích”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga viết.
Trước đó vào sáng 6/8, quân đội Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào nhiều địa điểm của tỉnh Kursk, Nga. Theo thông tin từ chính quyền Kursk, họ đã huy động nhân lực sơ tán hàng nghìn người dân khỏi các khu vực biên giới.
Chiến lược gia người Đức không được MU cấp tiền mua sắm ở chuyển nhượngmùa Đông, do CLB dành kinh phí cho thuyền trưởng mới đến vào cuối mùa.
Tuy nhiên, Rangnickvẫn có ảnh hưởng trong kế hoạch mua sắm của Quỷ đỏ với vai trò cố vấn trong 2 mùa tiếp theo.
Và 4 cầu thủ được báo chí Anh đưa ra, được Ralf Rangnick ‘chấm’ mang về Old Trafford.
Đầu tiên là Erling Haaland đang khiến các “ông lớn” châu Âu sôi sục và MU hy vọng mối quan hệ tốt với cha của cầu thủ này của Rangnick giúp việc theo đuổi thương vụ của họ gặp thuận lợi hơn.
Cái tên tiếp theo là Amadou Haidara của đội bóng cũ Leipzig. Rangnick muốn mang cầu thủ này về trong tháng 1 qua để cải thiện vị trí tiền vệ trung tâm nhưng không được. Ngoài ra, còn cả Christopher Nkunku – đồng đội Haidara.
Bên cạnh đó, nhà cầm quân này rất thích Rudiger, cầu thủ đồng hương hết hợp đồng với Chelsea vào cuối mùa và chưa đạt thỏa thuận ký mới.
![]() |
Ronaldo chờ HLV trưởng mới, Pogba cũng vậy và cả kết quả cuối mùa của MU |
Daily Mail đưa tin, tiền vệ Paul Pogba không loại trừ việc ở lại MUvào hè này.
Tương lai Pogba được nói nhiều trong những tháng qua nhưng hiện anh vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, dù hợp đồng tại Old Trafford hết hạn sau vài tháng nữa.
Pogba gần đây đã trở lại sau chấn thương, ghi bàn cho MU ở trận hòa 1-1 Burnley.
Có nhiều tin tức cho rằng, Pogba chờ cuối mùa ra đi theo dạng tự do nhưng theo nguồn trên, anh chờ vào kết quả cuối mùa của Quỷ đỏ mới chọn đi hay ở.
MU hiện xếp thứ 5 Premier League và Pogba sẽ chia tay đội nếu không giành quyền dự Cúp C1 mùa sau.
Ngoài ra, tình hình còn phụ thuộc vào việc ai sẽ lên thay Ralf Rangnick.
![]() |
Rudiger muốn ở lại và HLV Tuchel cũng rất mong thế nhưng quyết định nằm ở lãnh đạo Chelsea |
Antonio Rudiger cảm thấy hạnh phúc ở Chelseavà sẵn sàng gia hạn hợp đồng với sân Stamford Bridge. Tuy nhiên, anh khẳng định quyết định nằm ở lãnh đạo CLB The Blues.
“Tôi cảm thấy tuyệt vời ở đây, tại Chelsea. Tôi luôn nói điều đó. Tôi nghĩ mọi người có thể thấy rõ điều đó qua cách tôi chơi bóng. Nhưng chỉ bản thân tôi thì không quyết định được việc ở lại, mà còn ở các lãnh đạo Chelsea”.
Thỏa thuận hiện tại của trung vệ tuyển Đức với Chelsea hết hạn vào cuối mùa nhưng đôi bên vẫn chưa đặt bút gia hạn.
Vấn đề nằm ở khoản lương bổng của Rudiger. Theo Athletic, trung vệ này yêu cầu tăng lương 225.000 bảng/tuần so với con số khiêm tốn 100.000 bảng/tuần đang hưởng – thuộc nhóm gần như thấp nhất đội 1 Chelsea, thua cả Callum Hudson-Odoi chưa đảm bảo suất đá chính.
Ở đề nghị gia hạn hồi tháng 8, Chelsea chỉ đồng ý con số 140.000 bảng/tuần. Có thông tin, lãnh đạo The Blues chấp nhận tăng lên gần đây nhưng chưa đến con số Rudiger muốn.
L.H
Rangnick giục MU ký Rudiger, Zidane muốn có Benzema ở PSG, Ibrahimovic gia hạn AC Milan thêm 1 năm là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 7/2.
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 16/2 Rangnick tuyển quân cho MU, Pogba dễ ở lạiViệc đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 trước đây quy định học sinh có bất kỳ môn nào có điểm trung bình 2,0 bị xếp loại kém, phải ở lại lớp cho dù có học trung bình, khá các môn còn lại. Bên cạnh đó, học sinh có điểm trung bình 1 môn dưới 3,5 thì xếp loại yếu,phải thi lại, nếu vẫn không đạt cũng sẽ "đúp".
Giáo viên và cả phụ huynh mặc định những em xếp loại yếu, kémlà học sinh “dốt”, không xứng đáng lên lớp, cần rèn luyện lại.
Sau mỗi năm học, có nơi lấy những học sinh “dốt” để “bêu” trước trường lớp, học sinh khác phải cố gắng mà tránh những "tấm gương xấu" này.
Cứ thế, các em trở thành nạn nhân của việc chê bai, mắng mỏ vì học “dốt” ảnh hưởng đến lớp, đến trường, đến danh dự gia đình, làm mất mặt xóm làng… Có em vì áp lực gia đình, xã hội đã chọn cho mình cái chết tức tưởi.
Tôi cho rằng việc xếp loại học sinh giỏi, khá, yếu, kémlà một sai lầm trong đánh giá. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thành tích “thâm căn cố đế” trong ngành giáo dục, là nguyên nhân khiến học sinh phải lao đầu vào học thêm “tối mặt tối mũi”, chạy đua điểm số…
Một học sinh có thể học yếu 1, 2 phân môn nhưng vẫn học được các môn khác, vẫn đủ năng lực, trí tuệ tiếp tục học ở những năm tiếp theo. Do đó, việc đánh giá học sinh yếu, kémgiống như tìm học sinh “dốt” là còn không phù hợp.
Ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai, việc đánh giá có một bước chuyển đáng kể và tích cực, theo cách mà một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thực hiện. Đó là chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực và phẩm chất.
Cách đánh giá này không còn phân biệt học sinh này và học sinh kia. Một em có năng lực này nhưng có thể không có năng lực khác, không nhất thiết phải toàn diện như các chương trình trước đây.
Ví dụ, học sinh có thể không có năng lực toán học nhưng có năng lực văn học, năng lực xã hội, giao tiếp, cảm thụ âm nhạc…
Dạy học theo năng lực chính là tìm ra điểm mạnh của người học để phát huy, chấp nhập học sinh có thể chưa có một số năng lực. Dạy học hiện nay là đi tìm người giỏi, phát huy thế mạnh chứ không phải tìm người “dốt”.
Dù vậy, việc đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT vẫn còn có điểm số, xếp loại học tập học sinh ở 4 mức tốt, khá, đạt, chưa đạt; vẫn khen thưởng học sinh loại xuất sắc, giỏi.
Còn cho điểm, còn xếp loại… là còn so sánh học sinh này với học sinh khác, còn chạy theo thành tích, còn tìm học sinh “dốt”, không phù hợp đánh giá theo năng lực, rất thiệt thòi cho các em.
Theo tôi, đến giai đoạn này, phải chấm dứt không còn xem học sinh nào là “dốt”. Và cách tốt nhất là bỏ điểm số, bỏ xếp loại, bỏ thành tích.
Mỹ Hằng
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Có học sinh dốt thật không?", mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả. Địa chỉ email của chúng tôi: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn! |