Đội hình ra sân:
Quảng Nam: Văn Công (1), Việt Anh (16), Stephen Eze (66), Hoàng Hưng (12), Văn Toàn (18), Ngọc Hà (10), Xuân Tú (25), Thanh Hậu (8), Yago Ramos (14), Văn Nam (9), Conrado (30).
CAHN: Nguyễn Filip (1), Văn Toản (12), Tiến Dụng (16), Việt Anh (68), Tấn Tài (4), Văn Thanh (17), Thành Long (Phan Văn Đức 63'), Quang Hải (19), Văn Luân (21), Junior Fialho (8), Jeferson Elias (9).
Cụ thể, nội dung dành cho nam là tuyển thủ Đỗ Quốc Luật, trong khi nội dung nữ là “cô gái vàng” Nguyễn Thị Oanh. Cả hai được dự đoán sẽ không có đối thủ vì đã “out trình” ở các giải đấu trong nước.
Với Đỗ Quốc Luật – chân chạy vừa lập kỷ lục 10 lần liên tiếp vô địch quốc gia ở giải Việt dã báo Tiền Phong, cuộc tranh tài tại “Hành trình về Làng Sen 2024” không chỉ là thành tích, mà còn có ý nghĩa rất đặc biệt nhất từ trước tới nay.
“Giải đấu được tổ chức trên quê hương Bác, lại vào dịp mùa hè nên đây là trải nghiệm rất tuyệt vời và ý nghĩa với cá nhân tôi”,VĐV Quân đội chia sẻ về quyết định tham dự “Hành trình về Làng Sen 2024”.
Ngoài niềm tự hào khi được chạy trên quê Bác, được sải bước trên những cung đường cực đẹp, Quốc Luật cho biết giải đấu sắp tới ở Nghệ An giúp anh hoàn thiện bản thân khi phải thi đấu dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
“Dĩ nhiên là VĐV chuyên nghiệp nên tôi có giáo án tập luyện, điều chỉnh thể lực chuẩn bị cho giải đấu. Tôi được tập luyện, làm quen với rất nhiều điều kiện khắc nghiệt nên có sự thích nghi. Nhưng rõ ràng thời tiết nóng ở Nghệ An cũng rất đáng để trải nghiệm và vượt qua thử thách, đạt thành tích như mong đợi”, chàng Đại úy Quân đội cho biết.
Đỗ Quốc Luật (31 tuổi), quê Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội), đang là VĐV thuộc thể thao Biên Phòng. Anh bắt đầu tập luyện điền kinh từ năm 2008, được vào đội tuyển quốc gia và dự SEA Games từ năm 2015, hai năm sau đó giành huy chương đầu tiên tại SEA Games 2017. Chân chạy người Hà Nội đạt thành tích cao nhất sự nghiệp là HCV nội dung 3.000m chướng ngại vật tại SEA Games 30 năm 2019 ở Philippines.
Không chỉ thi đấu và cống hiến cho cho đội tuyển quốc gia, Đỗ Quốc Luật còn là gương mặt quen thuộc của hàng chục giải đấu tại Việt Nam. Sự bền bỉ trong mỗi bước chạy của chàng Đại úy Quân đội mang tới thông điệp sống khỏe, truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam.
Giải marathon "Hành trình về Làng Sen 2024" do Sở VH&TT Nghệ An, Báo VietNamNet và Win VietNam đồng tổ chức tại Nghệ An vào ngày 9/6, dự kiến quy tụ khoảng 3.000 VĐV tranh tài.
Ông Nguyễn Văn Bá, Tổng Biên tập Báo VietNamNet - đơn vị đồng tổ chức, chia sẻ: "Tham gia giải marathon Hành trình về Làng Sen 2024 là về với vùng đất giàu truyền thống lịch sử, phong trào thể dục thể thao nói chung của tỉnh Nghệ An và về Làng Sen - quê hương Bác Hồ. Cùng với sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, báo VietNamNet xác định đây là hoạt động rất ý nghĩa và sẽ làm hết sức để tổ chức giải chạy thành công".
" alt=""/>Kỷ lục gia Đỗ Quốc Luật và Hành trình về Làng Sen 2024![]() |
Tên lửa DF-41. Ảnh: SCMP |
“Buổi duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ diễn ra hôm 1/10. Và thông qua buổi lễ, Bắc Kinh sẽ cho toàn thế giới thấy được những thành tựu mà quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình từ năm 2012”, nguồn tin giấu tên cho biết.
Cũng theo người này, những hệ thống vũ khí như tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 đã được vận chuyển tới Bắc Kinh. Ngoài ra, một phi đội máy bay tàng hình J-20 cũng đang tập luyện nhằm chuẩn bị cho buổi lễ.
Tên lửa DF-41 có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn ít nhất 12.000km, đồng nghĩa với việc nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ nước Mỹ. Trong khi tên lửa JL-2 có tầm bắn ngắn hơn khi chỉ khoảng 7.000km, cũng có thể tấn công nhiều vùng của Mỹ, nếu tên lửa này được phóng trên biển.
Cả hai vũ khí trên đều từng tham gia buổi duyệt binh lớn nhất của Trung Quốc hồi năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập lực lượng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Nhà phân tích quân sự Song Zhongping cho biết, dường như Bắc Kinh đang muốn nhân dịp kỷ niệm quốc khánh này để gửi đi “thông điệp” tới Mỹ trong bối cảnh những căng thẳng xảy ra liên tục giữa hai nước trong thời gian gần đây.
“Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật quân sự, nhằm tăng cường khả năng răn đe hạt nhân của nước này trong những năm qua, mà Bắc Kinh tin rằng đó là một biện pháp chiến lược đại diện cho việc chống lại bá quyền quân sự của Mỹ trên toàn cầu”, ông Song nhận định.
![]() |
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2. Ảnh: Military Todays |
Ông này cũng chỉ ra, Mỹ cũng đang tiến hành chế tạo các đầu đạn ‘năng suất thấp’ mới cho tên lửa Trident, nhằm ‘hạ thấp ngưỡng tiêu chuẩn của việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật’. “Có thể nước này sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong những cuộc chiến tương lai, và đồng thời Washington cũng ‘đã trao tính hợp pháp’ cho những nước khác quyền phát triển các biện pháp đối phó”, ông Song nói thêm.
Học giả Adam Ni thuộc trường đại học Macquarie ở thành phố Sydney lại cho rằng, buổi duyệt binh sắp tới sẽ là cơ hội cho Bắc Kinh trình diễn khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của nước này.
“Việc triển khai tên lửa DF-41 là một bước tiến lớn cho khả năng đe dọa hạt nhân của Trung Quốc, bởi đây là loại tên lửa liên lục địa vô cùng mạnh mẽ với tầm bắn cực lớn, đồng thời nó cũng có thể mang theo nhiều đầu đạn và công nghệ tiên tiến khác. DF-41 chính là biểu tượng cho khả năng hủy diệt của quân đội Trung Quốc, có thể sánh ngang với các tên lửa của Nga và Mỹ”, ông Ni nói.
Ngoài hai loại vũ khí trên sẽ có mặt trong buổi duyệt binh, theo một nguồn quân sự giấu tên khác, những loại vũ khí tiên tiến như tên lửa chống hạm DF-26, hay như các tên lửa siêu thanh như DF-17 và DF-20 có khả năng vượt qua các lá chắn tên lửa đánh chặn cũng sẽ có mặt trong buổi lễ tới.
“Nhằm tránh những hiểu lầm không cần thiết tới từ phía Washington, những loại tên lửa hạt nhân tiên tiến nhất, như tên lửa đạn đạo tầm xa DF-27 sẽ không có mặt trong sự kiện lần này”, nguồn tin giấu tên cho biết.
Tuấn Trần
" alt=""/>‘TQ sẽ gửi thông điệp cảnh báo tới Mỹ qua tên lửa hạt nhân’