
Đó là bài văn của Nguyễn Thị Kiều Vân, một học sinh lớp 8 từng gây xôn xao dư luận. Không chỉ đạt điểm 10, bài văn còn nhận lời phê “Bài viết quá xúc động, cảm ơn con” của giáo viên.
Với đề bài “Hãy tả về một người thân trong gia đình”, tác giả bài văn viết chính về người mẹ ruột của mình. Hoàn cảnh của em khá đặc biệt khi em đã mất bố từ nhỏ và lúc 9 tuổi lại bị mẹ bỏ rơi. Thế nhưng, dù mẹ có bỏ Vân, Vân chưa bao giờ trách mẹ một câu, em biết mẹ có “nỗi khổ riêng” vì căn bệnh “hiểm nghèo” mẹ chẳng muốn làm phiền phức cho em nên mẹ đã bỏ nhà ra đi.
Dù có cách xa mẹ, nhưng Vân vẫn nhớ y nguyên hình bóng của mẹ từ mái tóc cho khuôn mặt, làn da mẹ... Sống mỗi ngày Vân vẫn luôn mong ngóng mẹ quay về để em được tự tay chăm sóc bệnh cho mẹ, làm mẹ được vui lòng và không phải rơi những giọt nước mắt xuống vì em nữa. Thế nhưng, điều ước đó sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực bởi mẹ của em đã mãi mãi rời xa em, đi đến một nơi nào đó không còn quay về căn nhà xưa...
Bài văn giản dị nhận điểm 10 của cô bé lớp 6
![]() |
Phạm Thị Thu Hà, một học sinh lớp 6, đã có bài văn xúc động đạt điểm tối đa, cùng với lời nhận xét “Bài viết có cảm xúc, rất tốt".
Cùng chung đề tài về người mẹ, nhưng may mắn hơn Kiều Vân, Thu Hà được mẹ quan tâm từng bữa ăn đến giấc ngủ.
Trong bài văn, Thu Hà viết: “Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no”.
“Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều”.
Dù lời văn giản dị, trong sáng nhưng được viết từ trái tim của người con yêu mẹ thật lòng, nên bài văn này nhanh chóng được đón nhận và chạm được vào trái tim người đọc.
Bài văn điểm 10 của thủ khoa Ngoại thương
![]() |
Đó là bài văn từ khi còn là học sinh lớp 6 của thủ khoa đạt điểm tuyệt đối 30/30 của ĐH Ngoại thương 2010 - Tăng Văn Bình.
Trong kỳ thi môn Ngữ văn lớp 6 năm 2003 của trường THCS Lý Nhật Quang (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) cô giáo chủ nhiệm đã ra đề thi như sau: “Em hãy kể về người mẹ kính yêu”.
Bài văn của Tăng Văn Bình đạt điểm 10 với lời phê: “Cô tin ở em. Tương lai tươi sáng đang chờ đón em. Cố gắng lên Bình nhé!”. Lời phê của cô giáo đã trở thành hiện thực khi nhiều năm sau, Bình trở thành thủ khoa ĐH Ngoại thương, đạt 30/30 điểm.
Những dòng văn xúc động trong bài viết này: “Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người đang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ”.
(Theo Tiin)" alt=""/>Những bài văn điểm 10 lay động trái timBạn thử xem và tìm 3 từ cho mình nhé.
![]() |
Còn đây là các chữ tiếng Việt
![]() |
Năm 2019, ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội có mức điểm chuẩn cao nhất là 26,75. Xếp sau đó là ngành Răng – Hàm – Mặt với mức điểm chuẩn là 26,4.
Năm 2018, điểm chuẩn vào tất cả các ngành của ĐH Y Hà Nội đều giảm. Cụ thể, ngành vốn luôn ở mức cao nhất là Y đa khoa giảm xuống 4,5 điểm so với năm 2017, ở mức 24,75. Các ngành khác dao động từ 18,1- 24,3 điểm. Đây cũng là năm duy nhất trong 5 năm qua Trường ĐH Y Hà Nội có ngành giảm xuống ở mức dưới 20 điểm.
Năm 2017, điểm chuẩn ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội là 29,25 điểm với nhiều tiêu chí phụ. Ngành Y tế Công cộng có mức điểm chuẩn thấp nhất vào trường là 23,75.
Năm 2015 và 2016, mức điểm chuẩn vào các ngành của Trường ĐH Y Hà Nội dao động từ 20,25 – 27,75 điểm.
VietNamNet xin giới thiệu điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội trong 5 năm gần đây để quý phụ huynh, học sinh tham khảo và đưa ra lựa chọn trước khi đăng ký xét tuyển đại học năm 2020.
Trước đó, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo nhận định của các thầy cô giáo, phổ điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ cao hơn năm ngoái đáng kể.
“Các phụ huynh và thí sinh nên sẵn sàng đón nhận kết quả này vì đề thi năm nay đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kiện học tập trong tình hình dịch Covid-19. Điểm trúng tuyển của trường ĐH Y Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng chung và sẽ cao hơn năm ngoái”, GS Tú nhận định.
GS Tú cũng cho rằng, tỉ lệ chọi của Trường ĐH Y Hà Nội tùy thuộc vào từng ngành khác nhau và theo từng năm. Do đó, thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển của những năm trước và so sánh với điểm trúng tuyển nói chung của các trường Y để đưa ra quyết định phù hợp.
“Các em nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo nguyện vọng mà các em yêu thích, tránh việc có điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Y Hà Nội nhưng không được xét tuyển vì xếp ĐH Y Hà Nội sau nguyện vọng của một số trường có điểm trúng tuyển ít hơn”, GS Tú khuyên.
Thúy Nga
Với đề thi tốt nghiệp THPT được đánh giá vừa sức, bám sát chương trình học, GS.TS Nguyễn Hữu Tú nhận định, rất có thể điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội năm nay sẽ cao hơn năm ngoái.
" alt=""/>Điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội 5 năm gần nhất