Khoảng 15 em ăn xong, tranh thủ về nhà một lúc rồi sau đó di chuyển đến đập Trại Xanh (xã Bắc Thành) dã ngoại. Ở đây, các em chuẩn bị ít thức ăn, đồ uống ngồi chơi, nghỉ mát bên bìa rừng có hồ nước lớn.
Đến 12h30, một bạn nữ không may bị trượt chân xuống hố nước sâu kêu cứu.
![]() |
Cái chết đau lòng của 5 học sinh xấu số dưới đập Trại Xanh |
Lần lượt các em trên bờ di chuyển xuống kéo bạn nữ lên. Vậy nhưng, những cánh tay cứu bạn lần lượt cũng bị chìm xuống hố sâu đập Trại Xanh.
Vụ việc đã khiến 7 em học sinh bị đuối nước, trong đó có 5 em tử vong (4 nữ và 1 nam) và 2 em may mắn được cứu sống.
![]() |
Khung cảnh thê lương chiều muộn bên bờ đập |
Chiều muộn. Khói hương nghi ngút bên bờ đập Trại Xanh. Ông thầy cúng gọi hồn từng con trai, con gái đang độ tuổi ăn, tuổi học...
Đứng thất thần bên bờ hồ, anh Nguyễn Đại Hòe (sinh năm 1973, trú tại xã Bắc Thành) cho biết khi nghe tin có học sinh bị đuối nước, 3 bố con anh đã đến ứng cứu. Tuy nhiên, nước ở đập Trại Xanh quá sâu, không thể lao xuống vớt được các em.
Sau khi hô hào người dân địa phương, anh Hòe đã gọi điện cho lãnh xã Bắc Thành và một số người ở xã Trung Thành đến ứng cứu. Đồng thời, anh Hòe và mọi người chặt cây tràm bên bìa rừng thả xuống nước để người ở trên thì kéo, người ở dưới lặn xuống.
Anh Hòe là người đưa được 3 em lên bờ, nhưng tất cả đều đã tử vong.
![]() |
Anh Nguyễn Đại Hòe là người vớt được thi thể của 3 em học sinh lên bờ |
"Khi vớt lên thì các cháu đã tử vong, nếu bạn các cháu gọi người lớn sớm thì có thể còn cứu được. Tôi rất thương tiếc, cha mẹ nuông nấng các cháu khôn lớn đến chừng này rồi vậy mà không may thiệt mạng đau đớn", anh Hòe xót xa nói.
5 em học sinh xấu số gồm Nguyễn Thị Ngân (sinh năm 2005), Nguyễn Thị Giang (sinh năm 2007), Trần Long Nhật (sinh năm 2005), Nguyễn Thị Trang (sinh năm 2005) và Cao Thị Nương (sinh năm 2005). Tất cả đều trú tại xã Trung Thành.
Cũng theo anh Hòe, trong mấy ngày vừa qua có nhiều nhóm, lớp học sinh ở xã Trung Thành kéo nhau đến bờ đập tổ chức ăn uống, vui chơi. Ở đập Trại Xanh nơi mới xảy ra tai nạn có 2 đến 3 hố sâu khoảng 3-4m, rất nguy hiểm.
![]() |
Xe tang đứng đầu làng |
Tới chiều tối, gia đình có người gặp nạn đang chuẩn bị đồ lễ cúng bái, chọn giờ nhập quan tiễn biệt các em về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đêm nay, quê lúa Yên Thành có những ông bố, bà mẹ khóc cạn nước mắt. Thầy cô, bè bạn cùng trang lứa, anh em chòm xóm cùng chung một nỗi buồn.
May mắn sống sót
Một trong 2 em may mắn sống sót khi được các bạn trong lớp 8A cứu là Phan Thị Bảo Châu (sinh năm 2005), xóm 6, xã Trung Thành.
Chị Nguyễn Thị Thủy - mẹ Châu - cho biết em là con đầu trong gia đình. Sáng hôm qua mới tổng kết nghỉ hè, còn sáng nay con gái xin phép đi liên hoan lớp cùng các bạn.
Lúc nghe tin nhiều học sinh bị đuối nước, chị Thủy hốt hoảng chạy lên đập Trại Xanh. "Lúc đó, cả bờ đập kín người. Người khóc nhao nhác, người la hét thất thanh. Tôi nghe nói mọi người vớt được Châu rồi. Châu nằm bất tỉnh một lúc, trớ nước ra rồi chạy lại lấy xe đạp điện đi về nhà” – chị Thủy nhớ lại.
![]() |
Nỗi đau bên bờ đập |
Em Phan Thị Bảo Châu thì kể buổi trưa, cả nhóm ăn uống xong ra bờ hồ. Lúc Châu đang chơi ở bãi cỏ thì nghe tiếng cứu dưới hồ nên chạy đến giúp bạn.
“Đầu tiên là bạn Phan Phương Mai sẩy chân xuống đập nước rồi chìm, kêu cứu. Rồi bạn này kéo bạn kia. Em xuống cứu thì cũng chìm luôn. Sau đó bạn nam cứu em là Phan Bá Hiệp cùng lớp”.
![]() |
Được biết, các thầy cô, nhà trường ở huyện Yên Thanh đầu tuần vẫn thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho các em về kiến thức bơi lội, không đốt lửa gần rừng dễ cháy, tránh xa hồ đập…
Tổ chức đi dã ngoại cuối năm học, 5 học sinh lớp 8 tại huyện Yên Thành (Nghệ An) không may bị đuối nước tử vong.
" alt=""/>5 học sinh đuối nước ở Nghệ AnPhong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập và công dân học tập đã có bước phát triển nhanh, kết quả hoạt động có nhiều tiến bộ. Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển bền vững tác động nhiều gia đình, dòng họ chăm lo cho con cháu học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng tổ chức khuyến học và phát triển giáo dục đào tạo ở địa phương của tỉnh.
Hội Khuyến học các cấp và hội viên trong tỉnh đã góp phần đáng kể vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường.
Hoạt động Hội Khuyến học các cấp cũng góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội trong và ngoài nhà trường, tạo sự phối hợp ba môi trường “Nhà trường - gia đình - xã hội” trong quản lý giáo dục học sinh.
Bên cạnh đó là phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đặc biệt ngành Giáo dục- Đào tạo đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn góp phần xây dựng xã hội học tập.
Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 479.801 hội viên, tăng 393.881 hội viên so với năm 2000, tăng 82%, chiếm 24,4% so với tổng số dân. Đến nay 10/10 huyện, thành phố, thị xã có tổ chức hội, trong đó 3.392 chi hội, 4.824 Ban Khuyến học dòng họ, cơ quan, đơn vị. Tỷ lệ Hội khuyến học xuất sắc (hoạt động tốt) đạt 85%, Hội khuyến học tiên tiến (khá) là 15%.
Toàn tỉnh có 75% gia đình học tập, 81% dòng họ học tập. Quỹ Khuyến học các cấp trên địa bàn tỉnh vận động được gần 100 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, Hội Khuyến học tỉnh đã kịp thời khen thưởng, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích xuất sắc, đồng thời giúp đỡ học sinh, sinh viên, người dân có điều kiện tham gia học tập tốt hơn.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo tỉnh, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh thời gian tới, Hội Khuyến học trong tỉnh tiếp tục thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của tỉnh về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Trong đó, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức hội các cấp, các Trung tâm học tập cộng đồng; thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo vai trò "nòng cốt" trong cuộc vận động toàn dân tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi còn nhiều khó khăn.
Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, với nhiều hình thức thiết thực, cụ thể trong việc vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Tích cực nhân rộng các điển hình trong công tác khuyến học, khuyến tài, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội; gắn phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua khác ở địa phương.
![]() |
Trụ sở HTX Triều Khúc tại xã Tân Triều. Ảnh: PV |
Nhà 6 người, gần 20 triệu đồng tiền nước/tháng
Gần đây, nhiều người dân tại thôn Triều Khúc phản ánh việc HTX Dịch vụ nông nghiệp thôn Triều Khúc (HTX Triều Khúc) có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật. Cụ thể, theo báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Trì, trong 3 năm từ 01/4/2013 đến 30/4/2016, HTX Triều Khúc đã thu tiền nước cao hơn mức quy định của UBND TP Hà Nội với tổng số tiền là 1.674.387.428 đồng. Tổng số “nạn nhân” của việc thu khống này lên tới 3.364 hộ dân.
Không chỉ phải trả số tiền nước cao hơn thực tế mà nhiều hộ dân ở đây còn phản ánh có những tháng tiền nước cao một cách bất thường. Chẳng hạn, cách đây chưa lâu, gia đình ông Trần Công Ứng đã sửng sốt khi nhận được hóa đơn tiền nước sạch tháng 4 do HTX Triều Khúc gửi đến với hơn 19 triệu đồng, tương đương 1.000m3 nước, trong khi gia đình chỉ có 6 nhân khẩu. Bà Hòa (vợ ông Ứng) cho biết, ngay sau khi nhận được thông báo về tiền nước, gia đình bà đã lên HTX Triều Khúc, đơn vị đang cung cấp nước gặp lãnh đạo đơn vị để hỏi và giải quyết. Tuy nhiên, sau hàng loạt cuộc gặp gỡ, kiểm định đồng hồ, gia đình ông Ứng vẫn phải đóng đủ cho HTX Triều Khúc số tiền nước hơn 10.800.000 đồng vì sợ bị phía HTX cắt nước.
Theo ông Cao Duy Chọn, đại diện cho hàng nghìn hộ dân trong lá đơn thì việc làm của HTX Triều Khúc khiến cho người dân vô cùng bất bình. “Chúng tôi đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ động cơ, mục đích của việc nâng khống tiền nước của HTX Triều Khúc”, ông Chọn nói. Theo ông Chọn, trước đây, hàng nghìn hộ dân sử dụng nước do HTX Triều Khúc khai thác và bán theo giá của họ đưa ra. Sau này, do nguồn nước quá ô nhiễm, HTX đã lấy nguồn từ đường nước sông Đà và bán lại cho các hộ dân trong thôn. Tuy nhiên, việc bán với giá cao hơn giá mà UBND TP Hà Nội đã quy định tại Quyết định số 119/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 120/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội là trái pháp luật.
Không những vậy, HTX Triều Khúc do ông Triệu Đình Nhã làm Chủ tịch HĐQT còn sử dụng một phần đất ở trạm bơm (nay đã bỏ hoang) để xây dựng 60 phòng trọ cho thuê với giá từ 1,6triệu đồng/phòng/tháng. Tính ra, từ khu phòng trọ này, mỗi tháng HTX Triều Khúc đã thu về khoản tiền hơn 96 triệu đồng và “chảy” vào đâu thì chỉ HTX Triều Khúc mới biết.
Với những hoạt động thiếu minh bạch trên của HTX Triều Khúc trong nhiều năm qua, người dân ở đây vô cùng bức xúc và không ngừng đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý của chính quyền sở tại đối với đơn vị này.
Chỉ “phải họp rút kinh nghiệm”?!
Kết quả kiểm tra hoạt động kinh doanh nước sạch của HTX Triều Khúc ngày 10/6 vừa qua của Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND huyện Thanh Trì cho thấy, trong nhiều năm qua HTX này chưa xây dựng phương án bán nước sinh hoạt trình cho UBND huyện theo quy định. Đối với nguồn nước Sông Đà, HTX Triều Khúc đã thu cao hơn đơn giá quy định của UBND TP.Hà Nội từ 1.000 đồng đến hơn 2.000 đồng/m3 nước.
Điều đáng nói là ngay sau khi có báo cáo về sai phạm của HTX Triều Khúc, ngày 23/6, UBND huyện Thanh Trì đã có văn bản số 785/UBND-TCKH gửi đến các đơn vị liên quan về việc: “Chỉ đạo hoạt động kinh doanh nước sạch của HTX Triều Khúc”. Trong đó, UBND huyện Thanh Trì yêu cầu HTX Triều Khúc phải nghiêm túc tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm và thực hiện xây dựng phương án giá nước sạch tự khai thác trình các cơ quan chức năng liên quan thẩm định và báo cáo lên UBND TP phê duyệt; Xây dựng phương án hoàn trả số tiền thu cao hơn quy định; Điều chỉnh giá bán nước theo đúng quy định. Bên cạnh đó, văn bản này chỉ định Phòng Tài chính - Kế hoạch phải đôn đốc, hướng dẫn HTX Triều Khúc xây dựng phương án trả tiền cho dân và hoàn thiện các bước tổ chức lại hoạt động HTX theo Luật HTX năm 2012. Về phía UBND xã Tân Triều có trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện việc hoàn trả số tiền nước thu cao hơn mức quy định của HTX Triều Khúc cho khách hàng.
Ông Đặng Ngọc Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều cho biết, việc thu tiền chênh lệch của HTX Triều Khúc là do trước đây, HTX này tự khai thác và bán nước sinh hoạt cho người dân theo giá của họ quy định. Đến năm 2013, họ mua nước sông Đà và bán lại cho dân theo giá cũ mà không biết đã có quy định của UBND TP.Hà Nội về bán nước trên địa bàn(?). Liên quan đến việc sử dụng đất trái mục đích để xây dựng phòng trọ, ông Quyền cho biết, việc này đã xảy ra từ lâu và ông không nắm rõ(?!). Cũng theo ông Quyền thì số tiền mà HTX Triều Khúc đã thu trái quy định sẽ được HTX trả lại cho người dân theo chỉ đạo của UBND huyện Thanh Trì.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, hàng loạt người dân ở thôn Triều Khúc cho biết, họ sẽ không nhận lại tiền này vì cho rằng, sai phạm này cần được xử lý ở mức cao hơn. Qua đó, theo lá đơn mà người dân đã ký, họ cần các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, điều tra toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX Triều Khúc. Đồng thời, yêu cầu giám định toàn bộ đồng hồ đo nước, đo điện của người dân thôn Triều Khúc.
Ông Chọn cho rằng, cách giải quyết là chỉ hoàn trả tiền đã thu sai và “rút kinh nghiệm” của những cá nhân, tập thể sai phạm với số tiền lớn như vậy là không thỏa đáng. “Chúng tôi đề nghị các cơ quan điều tra cần vào cuộc và truy tố trước pháp luật hành vi vi phạm pháp luật này”, lá đơn mà hàng nghìn người dân đã ký nêu rõ.
Ông Cao Duy Chọn bức xúc: “Chúng tôi không chấp nhận sự tồn tại của HTX Triều Khúc vì không mang lại lợi ích cho dân mà ngược lại gây tổn hại kinh tế. Người dân chúng tôi kiến nghị UBND TP Hà Nội giao Công ty Điện lực huyện Thanh Trì về quản lý điện và giao cho Xí nghiệp kinh doanh nước sạch quản lý nước cho dân, không thông qua khâu trung gian”. |
TheoBáo Gia đình & Xã hội
" alt=""/>Hà Nội: Hơn 3.000 hộ dân bị “ăn chênh” hàng tỉ đồng tiền nước