Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VTC trong 6 tháng cuối năm 2014 là sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong đó, VTC sẽ cố gắng triển khai trên diện rộng hệ thống bảo mật (hệ thống CA) do VTC tự nghiên cứu và phát triển trong các dịch vụ của VTC và cho các đối tác khác, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Ông Lưu Vũ Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty VTC cũng chỉ đạo, VTC phải kiên quyết đưa hệ thống CA vào thực tế trong quý 4 năm nay. Hệ thống CA này do VTC trực tiếp nghiên cứu và phát triển, có khả năng thay thế hệ thống bảo mật do đối tác nước ngoài cung cấp. Trong thời kỳ quá độ sẽ chạy song song hai hệ thống CA (một hệ thống cũ do đối tác nước ngoài cung cấp), do đó phải đảm bảo ổn định hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình cho khách hàng.
"Việc đưa hệ thống CA vào thực tế có ý nghĩa quan trọng, khi có kết quả tốt VTC còn mong muốn sẽ cung cấp dịch vụ bảo mật cho các nhà khai thác dịch vụ truyền hình trả tiền khác với mức giá thấp hơn, an toàn hơn và giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài", ông Hải nói.
Từ hồi năm 2012, VTC đã bắt đầu nghiên cứu và tự phát triển hệ thống khóa mã tín hiệu truyền hình, hệ thống này đã được VTC hoàn thiện và đang dần dần được đưa vào ứng dụng cho dịch vụ truyền hình trả tiền của VTC. Hồi đầu tháng 7/2014, VTC đã chính thức đề xuất Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam cho phép VTC phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình và các đơn vị sản xuất đầu thu truyền hình số thực hiện phương án xây dựng hàng rào kỹ thuật dựa trên giải pháp kỹ thuật chống tràn sóng để bảo hộ sản xuất trong nước và đảm bảo an ninh kinh tế. Giải pháp chống tràn sóng có thể được thực hiện thông qua hệ thống khóa mã tín hiệu truyền hình tại phía phát và yêu cầu các thiết bị thu tích hợp tính năng khóa mã để có thể thu được tín hiệu tương ứng.
" alt=""/>VTC muốn cung cấp giải pháp chống tràn sóng truyền hìnhGeNose, máy dò giúp phát hiện virus SARS-CoV-2. (Nguồn: rakyat.com)
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yogyakarta Gadjah Mada (UGM) của Indonesia thông báo vừa sáng chế thành công một loại máy dò giúp phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 qua hơi thở.
Công cụ nói trên có tên gọi “GeNose” sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây giúp chẩn đoán COVID-19 theo thời gian thực. GeNose được cho là hiệu quả hơn các xét nghiệm PCR và chính xác hơn nhiều so với các phương pháp test nhanh.
Phát biểu tại một sự kiện trực tuyến bàn giao công nghệ cho Bộ Nghiên cứu và Phát triển Indonesia, bà Dian Kesumapramudya Nurputra - một trong các nhà nghiên cứu của UGM tham gia dự án GeNose - cho hay bộ công cụ này được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc nối lại các hoạt động kinh tế bất chấp đại dịch COVID-19.
GeNose hoạt động bằng cách phát hiện các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có chứa virus SARS-CoV-2 từ hơi thở của bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của nhiều cảm biến và công nghệ trí tuệ nhân tạo, bộ công cụ này có thể xác định liệu hơi thở của người này có chứa virus hay không.
Theo ông Kuwat Triyana, Trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Toán và Khoa học của UGM (FMIPA), máy dò này đã được thử nghiệm với độ chính xác lên tới 97% trên 600 mẫu bệnh phẩm hợp lệ thu được từ Bệnh viện Bhayangkara và Bệnh viện Bambanglipuro của Yogyakarta.
Tính đến ngày 24/9, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 262.022 ca mắc COVID-19, trong đó có 10.105 ca tử vong.
Từ đầu tuần, số ca nhiễm mới theo ngày ở quốc gia đông dân thứ tư thế giới này đã liên tiếp tăng lên mức cao nhất và thường xuyên duy trì trên 4.000 ca mỗi ngày.
(Theo Vietnam+)
Việc tìm ra những giải pháp khả thi để vừa nối lại hoạt động bay, vừa hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không.
" alt=""/>Indonesia phát triển bộ công cụ phát hiện COVID