Lê Thị Mộng Tuyền vừa xuất sắc giành tấm vé thứ 4 tham dự Olympic Paris 2024 cho Thể thao Việt Nam ở nội dung 10m súng trường hơi nữ. Lê Thị Mộng Tuyền sinh năm 2003, chỉ mới bắt đầu thi đấu từ giải vô địch Bắn súng thanh, thiếu niên quốc gia năm 2019. Ngay ở giải đấu đầu tiên tham dự, Mộng Tuyền giành ngay HCV khi mới 16 tuổi. Một năm sau, cũng tại giải đấu này, Mộng Tuyền đã phá kỷ lục của chính mình ở nội dung 10m súng trường hơi nữ, sau đó giành HCB tại giải vô địch trẻ. Cô đang là một trong những nữ xạ thủ xinh đẹp và tài năng nhất của tuyển bắn súng Việt Nam.
Về giáo viên, ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lý. Sau vài năm tha thiết đi xin, đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025. Nhưng trong khi, năm nay dự kiến sẽ tuyển 27.850 giáo viên thì 2 năm vừa rồi đã có gần 29.000 giáo viên bỏ việc”.
Không những thế, nhiều địa phương khi được giao chỉ tiêu còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm biên chế thì biết trừ vào ai, nên thôi “giao cho em ít chỉ tiêu em để đấy, trừ dần, thế là xong”.
“Thế thì chúng ta sẽ phải làm thế nào đây trong khi chúng ta vẫn nói phải có giáo viên, phải thế này, phải thế kia… Cứ mỗi buổi chiều, trong đầu tôi có vô số những chữ “phải phải phải”,... ập đến. Nhưng tôi mong chúng ta hãy nói tiếp về vấn đề này, hãy nói sâu sắc thêm để trở thành trách nhiệm chung của quốc gia chứ không phải chỉ có Bộ GD-ĐT”, ông Sơn nói.
Về mặt tài chính, ông Sơn đề nghị phải nhìn nhận “một cách sòng phẳng”. Bởi khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ghi rõ trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành. Cần có trường, lớp, có trang thiết bị, dụng cụ dạy học, đủ giáo viên; còn giáo viên trình độ như thế nào thì ngành GD-ĐT lo.
Các tỉnh, thành phải tính toán cần bao nhiêu tiền để mua sắm trang thiết bị. Nếu ngân sách địa phương cân đối được thì cân đối, nếu không thì phải đề nghị trung ương hỗ trợ.
Nhưng hàng năm, các địa phương làm việc với trung ương về ngân sách thì Bộ GD-ĐT không được biết. “Việc các tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan phê duyệt, ngành GD-ĐT không biết được là tiền ấy phân bổ như thế nào, nơi nào thiếu, nơi nào thừa.
Do vậy, không thể nói Bộ GD-ĐT lấy tiền đi mua cái máy tính cho địa phương để làm phòng học Tin học được. Chúng tôi chỉ luôn luôn lưu ý, tha thiết yêu cầu các địa phương chuẩn bị cho việc này và phải giám sát”, ông Sơn nói.
Do vậy, ông Sơn mong Quốc hội khi giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương phải đảm bảo cho được nguồn lực về tài chính hay xem liệu đã “kêu đến nơi đến chốn chưa”.
Về vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các đại biểu nói chỗ này chỗ kia “có sạn” hay chất lượng thẩm định, Bộ GD-ĐT chắc chắn phải tiếp tục giám sát, thẩm định tốt hơn nữa. Tuy nhiên, với việc thiếu sách giáo khoa, ông Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT không thể chỉ huy được hiệu sách trong khâu phát hành.
“Cái này chủ tịch UBND cấp tỉnh phải điều phối để làm thế nào đó, sách đến được với các trường. Chúng tôi không thể chỉ huy được các hiệu sách, không thể nói hiệu sách này mang các sách A, B,... xuống các trường này, kia.
Chúng tôi chỉ có thể báo cáo các tỉnh, các trường phổ thông chỗ này chỗ kia có hay chưa. Chúng tôi chỉ có thể khẩn khoản, nài nỉ chủ tịch UBND tỉnh hãy điều phối ngay để sách tới được với học sinh”, ông Sơn nói.
Lấy ví dụ những việc như vậy, Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng không phải thoái thác trách nhiệm mà phải cùng nhau tăng cường trách nhiệm. “Nhưng trách nhiệm phải đúng, chứ không, Bộ trưởng đi hứa và khâu thực hiện lại thuộc về người khác”.
Kỳ vọng chương trình giải quyết mọi thứ trong khi thiếu mọi thứ
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng: "Chúng ta đặt kỳ vọng vào chương trình giáo dục phổ thông mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Đó là một sự thật”.
Ví dụ về chuẩn. Chúng ta có các loại chuẩn về trường học, giáo viên, cơ sở vật chất,… Để đảm bảo chất lượng thì chuẩn phải theo thông lệ. Như chuẩn về tỷ lệ giáo viên, đối với các nước của khối EU là 15 học sinh phải có 2 giáo viên, chuẩn nước mình còn xa mới đạt được như thế. Đặt ra một cái chuẩn và chuẩn đó có thể "tổn hại" đến thành tích của địa phương.
Nhưng đặt ra chuẩn để các nơi cố gắng phấn đấu, yêu cầu các địa phương và nhà nước đầu tư để đạt chuẩn chứ không phải để làm đẹp lòng nhau. Thế nhưng lại có người đề nghị hạ chuẩn xuống để tất cả đạt được thành tích. Đó mới là bệnh thành tích", ông Sơn nói.
"Các cháu muốn được chăm sóc chu đáo thì phải đủ giáo viên, như vậy mới đạt chuẩn. Nơi nào chưa đạt thì phải cố gắng đạt cho bằng được, chứ không phải để làm đẹp lòng nhau mà hạ xuống. Nếu cuộc đổi mới mà một triệu giáo viên đều thấy hạnh phúc, sớm chiều không kêu ca gì, đổi mới mà không ai cảm thấy áp lực thì liệu có hay không? Giáo viên mà không có áp lực trước đổi mới thì chúng ta không kỳ vọng con em có gì mới.
Tuy nhiên, chúng ta làm "cách mạng" trong bối cảnh thiếu tất cả mọi thứ.
Giáo viên nhọc thân hơn, vất vả đầu óc hơn, nghiệt ngã hơn, áp lực hơn nhưng thù lao không hơn, điều kiện không có gì cải thiện, áp lực dư luận xã hội gia tăng, danh dự bị tổn thương,... đó là một thực tế.
Về chuyện thiếu giáo viên, ông Sơn cho rằng đây là việc phải bàn như một chuyên đề. “Bộ GD-ĐT không bổ nhiệm được hệ thống dọc, không điều động chỗ này chỗ kia được. Chỗ thiếu vẫn cứ thiếu mà chỗ thừa vẫn cứ thừa, mà không điều động cho nhau được. Không chỉ Bộ GD-ĐT không điều động được giáo viên tỉnh này sang tỉnh khác, mà giám đốc sở GD-ĐT ở địa phương cũng không có quyền điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác”.
Ông Sơn cho rằng, ngành giáo dục muốn chia sẻ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này nhiều việc khó, khối lượng lớn, cách thức thực hiện phi truyền thống, do đó, khi các đại biểu Quốc hội giám sát việc triển khai cần trên tinh thần thấu hiểu.
Đây là mùa giải thứ 109, lần thứ 53 trong kỷ nguyên mở và là Grand Slam đầu tiên trong năm. Ban đầu kế hoạch tổ chức giải đấu từ ngày 18-31/1/2021, nhưng đã bị hoãn lại ba tuần do đại dịch Covid-19.
![]() |
Australian Open 2021 diễn ra trong tình cảnh không có khán giả vào sân để tránh lây lan dịch bệnh Covid-19 |
Các tay vợt tham dự Australian Open 2021 đều phải có mặt trước ít nhất hai tuần để thực hiện cách ly bắt buộc trước khi thi đấu. Giải đấu diễn ra mà không cho khán giả vào sân theo dõi.
Theo ban tổ chức Australia Mở rộng 2021, nhiều hình phạt nghiêm khắc sẽ được dành cho các tay vợt không tuân thủ quy định cách ly khi tới dự giải. Mức phạt có thể lên tới 20.000 USD, những trường hợp vi phạm sẽ đối mặt cáo buộc hình sự.
Sau Roger Federer xin rút lui vì chưa có được thể trạng tốt nhất, một tên tuổi kỳ cựu là John Isner đã thông báo không thể tranh tài ở Grand Slam đầu năm.
Lịch thi đấu Australian Open 2021:
Ngày 8/2 - Vòng 1 đơn nam và đơn nữ
Ngày 9/2 - Vòng 1 đơn nam và đơn nữ
Ngày 10/2 - Vòng hai đơn nam và đơn nữ
Ngày 11/2 - Vòng hai đơn nam và đơn nữ
Ngày 12/2 - Vòng 3 đơn nam và đơn nữ
Ngày 13/2 - Vòng ba đơn nam và đơn nữ
Ngày 14/2 - Vòng 4 đơn nam và đơn nữ
Ngày 15/2 - Vòng 4 đơn nam và đơn nữ
Ngày 16/2 - Tứ kết đơn nam và đơn nữ
Ngày 17/2 - Tứ kết đơn nam và nữ
Ngày 18/2 - Bán kết đơn nữ và bán kết đầu tiên đơn nam
Ngày 19/2 - Bán kết đơn nam thứ hai
Ngày 20/2 - Chung kết đơn nữ
Ngày 21/2 - Chung kết đơn nam
Kết quả chung kết đơn nam:
15:30 - 21/2: Novak Djokovic 3-0 Daniil Medvedev: 7-5, 6-2, 6-2
Kết quả đơn nam:
![]() |
![]() |
Thiên Bình
Theo kết quả bốc thăm phân nhánh Australian Open 2021, ĐKVĐ Djokovic rơi vào nhánh đấu được đánh giá khó khăn hơn so với Rafael Nadal.
" alt=""/>Lịch thi đấu đơn nam Australian Open 2021 mới nhất