Mới đây, Đại sứ quán Israel, phối hợp với Cơ quan phát triển Israel MASHAV và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề tưới nhỏ giọt, lọc nước và quản lí nước. Đây là buổi hội thảo thứ hai trong khuôn khổ chuỗi hoạt động giới thiệu công nghệ nước, tưới tiêu, quản lí nguồn nước dành cho các cơ quan quản lí nước và giới nông nghiệp Việt Nam.
Tham gia hội thảo có Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, các sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên môi trường, chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, trường đại học các tỉnh miền Trung và Nam như Tây Ninh, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang. Đây là những địa bàn vừa trải qua đợt hạn và mặn từ đầu năm 2020.
Tại buổi hội thảo, chuyên gia Shlomo Kramer từ Israel đã giới thiệu và phân tích kĩ thuật tưới nhỏ giọt, đặc biệt là sử dụng với nước nhiễm mặn, với ví dụ trong hệ thống nhà kính dưa hấu hay các loại cây cà rốt, hành, rau thơm, nho. Tưới nhỏ giọt là một phát minh của Israel, được coi là một phương pháp tưới tiết kiệm nước và đảm bảo sự sinh trưởng của cây trồng. Hiện phương thức tưới này vẫn còn đang được áp dụng hạn chế ở Việt Nam.
Theo ông Kramer, với tưới nhỏ giọt, hiệu quả tưới tăng rõ rệt. Tưới nhỏ giọt tiết kiệm 80% lượng nước trong trồng cây. Ở Việt Nam, công nghệ này có thể được áp dụng cho trồng lúa tại ĐBSCL vốn chịu ảnh hưởng nặng bởi xâm nhập mặn và thiếu nước thời gian qua.
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Chương trình nước ngoài của MASHAV Daniel Zonshine cho biết: “Vấn đề về nước và nhiễm mặn không chỉ nghiêm trọng ở Israel mà còn tại ĐBSCL. Hy vọng kinh nghiệm của chuyên gia Israel sẽ được áp dụng”.
Tại hội thảo, các nhà khoa học của Viện khoa học thủy lợi và khán giả đặt đã câu hỏi về điều kiện sử dụng công nghệ này cho các loại cây Việt Nam như lúa, khoai, nho, cũng như việc đào tạo sử dụng công nghệ cho người nông dân Việt.
Đây là hội thảo trực tuyến quốc tế đầu tiên về xử lí nước tưới tại Việt Nam kể từ khi nạn hạn mặt diễn ra từ đầu năm với mong muốn tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp và đối phó với biến đổi khí hậu bằng kinh nghiệm Israel.
Chuyên gia Sholmo Kramer cho biết, giữa Israel và ĐBSCL có điểm chung về tình trạng hạn mặn. Do đó, trao đổi với các bạn Việt Nam, ông giới thiệu giải pháp tưới nhỏ giọt để đảm bảo kinh tế và bền vững cho người nông dân.
Bảo Đức
Tôi may mắn khi ở Việt Nam, nơi rất an toàn và ứng phó với đại dịch hiệu quả. Giờ đây, tôi có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam Shirel Levi chia sẻ.
" alt=""/>Chuyên gia Israel chia sẻ với Việt Nam bí quyết trồng cây trên sa mạc![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Đại Nghĩa, Đình Toàn trong "Tấm Cám đại chiến":
Ảnh: FBNV - Video: YouTube
Gia đình sang Trung Quốc ủng hộ Suni Hạ Linh tại chung kết "Đạp gió" (Ảnh: Facebook nhân vật).
Trên trang cá nhân, Suni Hạ Linh chia sẻ hình ảnh cha mẹ và chị gái sang tận Hồ Nam cổ vũ cô tại chặng cuối showĐạp gió."Cảm ơn bố mẹ và chị đã đến với "lễ tốt nghiệp" của con", ca sĩ viết.
Nói về hành trình tham gia chương trình,nữ ca sĩ cho biết khi đi đến chặng cuối cùng, cô cảm thấy như bản thân "tốt nghiệp khóa rèn luyện chính mình".
Suni Hạ Linh chia sẻ, chuyến bay của gia đình cô bị hoãn hơn 12 tiếng đồng hồ do ảnh hưởng thời tiết. Sau chặng bay dài, gia đình Suni Hạ Linh hạ cánh đến nơi lúc 3h sáng. Dù tuổi cao, sức khỏe không tốt nhưng cha mẹ của Suni Hạ Linh vô cùng hạnh phúc khi hội ngộ con gái tại Trung Quốc.
"Trước đây, bố mẹ không ủng hộ tôi theo đuổi nghệ thuật. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những nỗ lực của tôi trong cuộc thi, bố mẹ quyết định sang cổ vũ, động viên tinh thần cho tôi", Suni Hạ Linh bộc bạch.
Suni Hạ Linh tận hưởng chuyến du lịch cùng gia đình tại Trung Quốc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cha của Suni Hạ Linh là NSND Ngô Đặng Cường - nguyên hiệu trưởng Trường Múa TPHCM. Mẹ và chị gái của nữ ca sĩ trước đây cũng đều là nghệ sĩ múa.
Khi Suni Hạ Linh theo đuổi ca hát, ban đầu cha mẹ cô không ủng hộ. NSND Ngô Đặng Cường cho biết vì ông từng là nghệ sĩ nên ông hiểu được tính chất vất vả của công việc và những khó khăn mà nghệ sĩ phải đối mặt nên không muốn con gái dấn thân vào con đường này.
Tuy nhiên, là những người có tư duy cởi mở, bố mẹ cô vẫn để con gái được tự do lựa chọn sống với đam mê của mình.
Sau quá trình ghi hình căng thẳng, Suni Hạ Linh cùng ê-kíp và gia đình tham quan Thượng Hải. Nữ ca sĩ hé lộ cha mẹ cô rất hứng khởi khi ghé thăm nhiều địa điểm nổi tiếng, thưởng thức món ăn đặc trưng của Trung Quốc.
Gia đình nữ ca sĩ còn có dịp tham quan Chu Gia Giác (cổ trấn hơn 1.700 tuổi tại Thượng Hải) và thưởng thức cổ nhạc Trung Quốc.
Suni Hạ Linh chia sẻ: "Với tôi, việc bố mẹ lặn lội đường xa đến cổ vũ cho mình đã là món quà vô giá. Chuyến đi lần này, tôi còn được gần gũi, gắn kết cùng gia đình, được nhìn thấy bố mẹ và chị gái hào hứng tham quan, trải nghiệm. Đây thật sự là những kỷ niệm đáng giá nhất".
Tập chung kết Đạp gió 2024sẽ được phát sóng trên đài truyền hình Hồ Nam (Trung Quốc) vào ngày 5/7 tới.
Suni Hạ Linh tên thật là Ngô Đặng Thu Giang, sinh năm 1990, xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố của Suni Hạ Linh là NSND Ngô Đặng Cường - nguyên hiệu trưởng Trường Múa TPHCM. Mẹ và chị gái ca sĩ trước đây cũng đều là nghệ sĩ múa.
Cô có nhiều bài hit với lượt xem cao trên YouTube như Cứ chill thôi (106 triệu view), Không sao mà em đây rồi (84 triệu view), Cảm nắng (15 triệu view), Sự mập mờ (3,2 triệu view)…
Đạp gió 2024 (tên cũ là Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng) là chương trình truyền hình thực tế tuyển chọn nhóm nhạc nữ do Mango TV - Đài truyền hình tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) sản xuất từ năm 2020.
Chương trình mời các nữ nghệ sĩ nổi tiếng trên 30 tuổi trong mọi lĩnh vực như ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ múa, người dẫn chương trình... Các thí sinh tham gia huấn luyện, thi đấu khép kín. Kết quả cuối cùng do người xem bỏ phiếu bình chọn để tìm ra 7 nghệ sĩ nữ được yêu thích nhất, tạo thành nhóm nhạc nữ mới.
" alt=""/>Bố mẹ gần 80 tuổi đi ủng hộ Suni Hạ Linh vào chung kết "Đạp gió 2024"