Yêu nhau 5 năm, kết hôn 6 năm, vợ chồng tôi đã có khoảng thời gian dài đồng hành, chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống. Trái ngọt hôn nhân là hai cô con gái. Chồng tôi là người thành đạt, sống gương mẫu. Anh rất chiều chuộng, chăm sóc con cái tỉ mỉ. Sau lần sinh thứ 2, bác sĩ khuyên tôi nên dừng lại, không nên sinh tiếp vì sợ ảnh hưởng sức khỏe.
Tuy nhiên, con gái út 2 tuổi, chồng tôi ngọt nhạt, bảo vợ cố thêm thằng con trai. Ở quê anh, có thằng cu nối dõi mới được tôn trọng, ăn cỗ sẽ được ngồi mâm trên.
Anh đường đường là giám đốc doanh nghiệp lớn, kiếm tiền giỏi mà về quê lần nào cũng lép vế với mấy đứa cháu họ vì chỉ sinh được ‘vịt trời’.
Thương chồng, tôi đồng ý có thêm em bé. Thế nhưng, chờ suốt 2 năm, tin vui vẫn chưa đến với vợ chồng tôi. Hai vợ chồng đi bệnh viện thăm khám, kết quả hoàn toàn bình thường.
Tôi quyết định nghe theo lời khuyên của một bác sĩ quen, thử can thiệp bằng biện pháp y khoa, tiêm kích trứng và bơm tinh trùng.
Sau nửa tháng chờ đợi, kết quả vẫn không như ý muốn. Mệt mỏi, tôi không theo đuổi kế hoạch sinh con trai cho chồng nữa. Tôi khuyên chồng, mình có hai đứa con gái, dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy chúng thật tốt là đủ.
Chồng tôi không phản hồi mà chỉ im lặng. Sau đó, tôi cũng không thấy anh nhắc lại chuyện sinh con trai một lần nào nữa.
Tháng 6 vừa rồi, tôi nhận quyết định đề bạt làm trưởng phòng tài chính. Công việc bận rộn hơn nhưng tôi vẫn sắp xếp được thời gian cho các con. Những ngày vắng nhà, tôi nhờ bà ngoại sang cơm nước, đưa đón cháu đi học giúp.
Cách đây 3 tháng, chồng tôi đề nghị tìm giúp việc, đỡ đần việc nhà cho vợ. Như vậy, tôi vừa có thời gian cho sự nghiệp, vừa có thời gian nghỉ ngơi.
Tôi còn đang cân nhắc thì chồng gọi đến nhà cô gái tên Thoa, mới 23 tuổi nhưng đã có 3 đứa con. Chồng Thoa làm thợ xây ở công ty của anh, còn Thoa nấu cơm cho công nhân.
Hai vợ chồng làm trên Hà Nội, gửi tiền về cho ông bà nội nuôi con. Thấy Thoa nhanh nhẹn, chồng tôi thuê Thoa về làm giúp việc cho gia đình.
Trước tình thế đó, tôi nhận lời cho Thoa ở lại làm việc.
Phải công nhận, Thoa sạch sẽ, nấu nướng hợp khẩu vị, chịu khó lau dọn nhà cửa. Hôm nào tôi về nhà cũng cảm thấy thư thái, dễ chịu.
Thi thoảng cuối tuần, Thoa xin phép về quê thăm con. Tôi đều chuẩn bị quà cáp, bánh kẹo chocô mang về. Lần nào Thoa cũng tỏ thái độ cảm kích, rối rít cảm ơn.
Tuần trước, tôi vào nhà tắm, phát hiện que thử thai hiện rõ 2 vạch. Tôi đoán của Thoa nên gọi em vào hỏi han.
Thoa thừa nhận đã có bầu, đang trong giai đoạn ốm nghén. Thấy em xanh xao, tôi đề cập việc cho em nghỉ việc, về quê giữ thai. Tôi sẽ hỗ trợ thêm 2 tháng lương.
Chẳng ngờ, chồng tôi nghe được, gạt phắt đi. Anh nói việc Thoa nghỉ hay không, để em ấy tự quyết. Cuối cùng, Thoa xin tôi ở lại làm đến khi sinh con. Em khẩn khoản, bố bị ốm nặng, cần phẫu thuật gấp nên phải vay số tiền lớn, giờ em nghỉ, không có tiền trả nợ.
Cũng từ hôm đó, tôi thấy thái độ của chồng mình thay đổi, anh vui hơn mọi khi, chịu khó mua hoa quả, sữa chua và đồ ăn chất đầy tủ lạnh. Anh bảo Thoa thèm gì cứ lấy ăn. Sáng sớm, trước khi đi làm, chồng tôi còn tranh thủ lau nhà, giặt giũ quần áo.
Tôi ngạc nhiên, chồng liền giải thích: ‘Đợt này rảnh rỗi, anh làm cho tay chân đỡ trống trải. Hơn nữa, cô Thoa đang có em bé, cơ thể cần nghỉ ngơi, coi như vợ chồng mình giúp đỡ, làm phúc’.
Nghe chồng nói, tôi chẳng bận tâm đến nữa. Cho đến hôm qua, tôi rụng rời tay chân khi vô tình nghe cuộc trao đổi của Thoa với chồng tôi.
Hóa ra, vì khao khát đứa con trai mà chồng tôi nhẫn tâm lừa dối vợ, giao kèo với giúp việc, nhờ cô ta sinh 'giúp' cậu con trai. Đổi lại, anh sẽ trả cô 1 tỷ đồng.
Sau khi sinh con, nếu đứa trẻ là con gái, Thoa sẽ giữ lại nuôi. Trường hợp là con trai, chồng tôi sẽ hợp thức hóa đứa trẻ bằng mọi cách. Lúc đó, hợp đồng giữa hai bên sẽ chấm dứt.
Không muốn bị hai người qua mặt thêm nữa, tôi gọi chồng và Thoa ra nói chuyện. Mặc dù họ đều bao biện, cho rằng tôi hiểu lầm nhưng khi tôi đề nghị đưa Thoa đi chọc ối, xác định ADN đứa trẻ trong bụng, cả hai đều câm nín.
Lúc này, chồng tôi mới thú nhận mọi chuyện và xin tôi bỏ qua, ít nữa cho anh cơ hội đón đứa bé về nuôi. Về phần Thoa, cô cũng giấu chuyện này với chồng con. Nếu sự việc vỡ lở, vợ chồng cô chỉ còn cách ly hôn.
Tôi thực sự bế tắc, không biết phải làm sao đây? Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Vào nhà nghỉ đánh ghen, sếp bà tái mặt gặp con gái nuôi của chồng
Vào nhà nghỉ đánh ghen, tôi đau lòng phát hiện nhân tình của chồng là Duyên - người ông ấy nhận là con nuôi.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ có chồng ngoại tình với giúp việc

John Rockhold trên đường Lê Duẩn ở quận 1, ông đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam từ năm 1995. Ảnh: LA Times. |
Rủ cả mẹ đến sống cùng
Theo bài viết của Los Angeles Times, hơn 58.000 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến, và kể từ khi nó kết thúc vào năm 1975, một số lượng lớn các cựu chiến binh đã tìm cách quay lại miền đất này, để tìm kiếm sự thấu hiểu, sự tha thứ hay sự hòa giải. Nhưng giờ đây, một số đang đến vì những lý do có phần "thường" hơn: nhà ở giá rẻ, chi phí chăm sóc y tế thấp và mức sống ngày càng tăng.
Sau khi kết thúc binh nghiệp, ông Rockhold làm việc như một nhà thấu quốc phòng, hoạt động chủ yếu ở châu Phi. Ông trở lại Việt Nam vào năm 1992 để làm việc trong một chương trình trợ giúp người tị nạn kinh tế. Ông quyết định định cư ở đây vào năm 1995, cùng năm mà Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ.
Ông cũng đã lập gia đình với một người vợ Việt Nam vào năm 2009.
Rockhold thích ở Việt Nam tới mức đã thuyết phục mẹ của ông rời Santa Maria ở bang California và đến sống cùng ông vào năm 2009.
"Bà ấy đến vì đám cưới, và quyết định ở lại", Rockhold chia sẻ với nụ cười trên môi. Mẹ của ông sống tại Việt Nam cho tới khi bà qua đời vào năm 2015 ở tuổi 94.
Rockhold, năm nay 66 tuổi, vẫn nằm trong ban giám đốc của một số công ty, và đang nuôi 2 đứa con, 10 tuổi và 9 tuổi cùng với vợ của mình là bà Viet Nga.
Hai đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ, bao gồm cả 4 ngày nằm viện, với chi phí tổng cộng hết 1.200 USD, ít hơn rất nhiều so với giá cho phẫu thuật tương tự ở Mỹ.
Cả gia đình sống trong một căn hộ chung cư nằm trên tầng 20, nhìn ra sông Sài Gòn và thành phố đang phát triển nhanh chóng bên dưới. Họ mua căn hộ 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm, rộng 170 m2 và có mái hiên riêng với giá khoảng 250.000 USD vào năm 2011.
Sự phát triển vượt bậc ở Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á khác đã tạo ra những câu chuyện mà không ai có thể tưởng tượng trong quá khứ: những người già thuộc thế hệ boomer (sinh từ năm 1946 đến 1964) ở Mỹ đang có một lối sống gợi nhớ đến Florida, Nevada hay Arizona, nhưng là ở Việt Nam.
 |
Nhiều người Mỹ quyết định nghỉ hưu ở Việt Nam vì sự phát triển nhanh chóng trong những năm qua đã khiến mức sống được cải thiện. Ảnh: Getty. |
Chi phí hàng tháng ở đây hiếm khi vượt quá 2.000 USD, thậm chí là để sống trong một căn hộ lớn như của Rockhold, bao gồm cả việc thuê đầu bếp và người lau dọn.
Những người hàng xóm cũng rất thân thiện. Phần lớn người Việt Nam được sinh ra sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975 và Rockhold chia sẻ ông hiếm khi gặp phải sự phẫn nộ, ngay cả khi kể về quá khứ cựu chiến binh của mình.
"Người Việt đối xử với tôi rất tốt"
Đại đa số cư dân trong tòa nhà chung cư của ông là thành viên tầng lớp trung lưu đô thị đang phát triển ở Việt Nam, nhiều người làm việc trong chính phủ hoặc ngành giáo dục, và có đủ khả năng đi du lịch ở nước ngoài. Rockhold ước tính không quá 1/5 cư dân trong tòa nhà 25 tầng là người nước ngoài.
"Người Việt Nam đối xử với tôi rất tốt, đặc biệt là so với những chính những người đồng hương của tôi sau khi tôi trở về từ cuộc chiến", cựu binh Mỹ chia sẻ trong một quán cà phê gần đó, nơi cũng có một nhà hàng và rạp chiếu phim bên cạnh.
Không nghỉ hưu hoàn toàn, Rockhold giữ cho bản thân bận rộn bằng cách giúp Việt Nam nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, và tham gia vào một tổ chức từ thiện cung cấp năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Trang trại gia đình của vợ ông nằm cách nơi ông từng chiến đấu chỉ 45 phút lái xe. "Tôi không bao giờ nghĩ rằng 30 năm sau tôi sẽ sở hữu một phần của Việt Nam", Rockhold mỉm cười.
Việt Nam đã nới lỏng các chính sách thị thực để thu hút những người nước ngoài đã về hưu như Rockhold, cùng với tài khoản của họ. Địa chính trị cũng giải thích một phần cho những gì diễn ra: Việt Nam được hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, nhưng vẫn có một cảm giác mơ hồ về mối quan hệ với người láng giềng hùng mạnh và rộng lớn hơn nhiều. Hai nước từng có một cuộc chiến ngắn diễn ra vào năm 1979.
Bên cạnh đó, cộng đồng người nước ngoài cũng coi Việt Nam là quốc gia hiếu khách hơn so với Trung Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh có sự hấp dẫn của một đô thị quốc tế.
Không có số liệu rõ ràng về số người Mỹ về hưu đang sống tại Việt Nam. Những cuộc phỏng vấn của Los Angeles Times cho thấy một số đang ở đây với thị thực du lịch một năm, những người khác cho biết sẽ chỉ ở đây một đến hai năm, nhưng cũng có những người đã có thể ở lại lâu dài sau khi cưới một công dân Việt Nam, giống như Rockhold đã làm.
 |
Nhiều người nước ngoài đơn giản là cảm thấy dễ hòa nhập với cuộc sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: New York Times. |
Ông Frederick R. Burke, một luật sư của hãng luật Baker McKenzie, người có nhiều quen biết với cộng đồng người Mỹ ở đây, nhận định về cộng đồng cựu binh đang sống ở Việt Nam: "Họ muốn đến để hòa giải. Thường thì họ sẽ lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam, và những phúc lợi hay lương hưu cựu chiến binh của họ có giá trị nhiều hơn ở đây so với ở Los Angeles".
Ông Rockhold cũng cho biết chất lượng chăm sóc y tế ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều.
"Chi phí sinh sống thật sự rất thấp", Rockhold nói.

Gia đình Mỹ gây bão mạng với loạt ảnh Giáng sinh 'của nhà trồng được'
Thay vì mua thiệp Giáng sinh tặng người thân, gia đình Jonathan Stanley ghi lại hình ảnh các thành viên theo phong cách hài hước qua nhiều năm để tạo nên những tấm thiệp độc đáo.
" alt=""/>Người Mỹ tới nghỉ hưu ở Việt Nam vì chi phí y tế rẻ và mức sống khá