Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa (Ảnh: Minh Đoàn).
"Kho trấu trị giá khoảng 1 tỷ đồng, dễ cháy nên cứu hỏa rất khó khăn. Anh em đã thức cả đêm để làm nhiệm vụ, đến sáng nay lửa đã được dập tắt. Ước tính kho trấu thiệt hại 5-10%", ông Dũng cho biết.
Cụ thể, khoảng 18h ngày 22/11, lửa bắt đầu xuất hiện ở khu vực chứa mạt trấu của nhà máy xay xát. Ông Bình cùng nhân công đã tự chữa cháy, tuy nhiên lửa tiếp tục cháy lan vào kho trấu.
Máy cuốc được huy động để đục tường kho trấu, lấy bớt trấu ra ngoài (Ảnh: Minh Đoàn).
Nhận tin báo, hàng trăm chiến sĩ công an, dân quân địa phương được huy động tham gia chữa cháy. Đến nửa đêm, không còn ngọn lửa nhưng đám cháy vẫn âm ỉ, lực lượng chức năng tiếp tục phun nước và vận chuyển bớt trấu ra khỏi kho.
Sau 1 đêm, đám cháy bị khống chế, không thiệt hại về người.
" alt=""/>Xuyên đêm chữa cháy tại nhà máy xay xát lúa gạo ở Đồng ThápNữ công nhân livestream trên kênh tiktok của công ty (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Trong chiến lược lao động - việc làm trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, UBND TPHCM nhận định: "Livestream đang tạo ra ngành nghề mới trên thị trường lao động (người diễn, quay phim, chụp hình, make up, kỹ thuật link, logistic...), tạo việc làm cho rất nhiều người".
Theo UBND TPHCM, đây là một xu hướng ngày càng thu hút người làm nhưng mới dừng ở mức trào lưu, bắt chước theo nhau, nhân lực chưa được đào tạo bài bản nên rất thiếu kiến thức về pháp luật (thuế, kinh doanh trên mạng, ứng xử với công chúng...).
Do đó, TPHCM xác định rõ mục tiêu của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sắp tới là xây dựng những khóa học ngắn hạn nhằm đào tạo lao động ngành này. Điểm đặc biệt quan trọng là phải cập nhật chính sách, quy định pháp luật về lao động và kinh doanh.
Theo UBND TPHCM, giáo dục nghề nghiệp cần ý thức được việc chuyển đổi kỹ năng nghề cho người lao động thích ứng bối cảnh mới, khi xã hội đang phát triển theo nền kinh tế số.
Thương mại nền tảng xã hội
Chiến lược lao động - việc làm của TPHCM nhấn mạnh: "Khi đặt mục tiêu tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế số thì "thương mại nền tảng xã hội" là giải pháp phù hợp cho lao động thất nghiệp hoặc lao động muốn chuyển đổi nghề nghiệp".
Do đó, thành phố định hướng trong thời gian tới sẽ phát triển các chương trình đào tạo kỹ năng nghề thích ứng xu hướng "thương mại nền tảng xã hội", áp dụng cho những người lao động có tinh thần tự thân và sẵn sàng học hỏi theo xu thế công nghệ mới để có nghề, có thu nhập.
Theo UBND TPHCM, thị trường thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng với nhiều mô hình và có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Không chỉ riêng thương mại điện tử, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là xu thế phát triển kinh tế tương lai, không thể thay đổi nên đòi hỏi doanh nghiệp và người lao động phải chuyển đổi để thích ứng.
Dự báo trong tương lai, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện, các chương trình đào tạo có tính liên ngành, dẫn đến mô hình đào tạo có sự chuyển đổi.
Ngoài ra, mức độ đánh giá, các tiêu chí đòi hỏi ở người lao động cũng thay đổi theo. Năng lực thực hành nghề sẽ là căn cứ quan trọng để đánh giá trình độ lao động, thể hiện ở kiến thức hiểu được và kỹ năng làm được của sinh viên - học sinh.
" alt=""/>Livestream tạo ra nghề nghiệp mới, thích hợp cho lao động thất nghiệpCái chết của nam công nhân có tên A Bảo gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc (Ảnh minh họa: SCMP).
Tháng 2/2023, A Bảo ký hợp đồng lao động với một công ty xây dựng và được nhận vào làm thợ sơn. Hợp đồng này kéo dài tới tháng 1 năm nay. Sau khi ký hợp đồng, A Bảo được điều động tới làm tại một công trình ở thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang.
Từ tháng 2 tới tháng 5/2023, A Bảo liên tục tăng ca và chỉ chỉ xin nghỉ một ngày vào 6/4/2023.
Đến ngày 25/5/2023, A Bảo xin nghỉ ốm. Ngày 28/5, tình trạng của A Bảo nhanh chóng chuyển biến xấu, anh được đồng nghiệp đưa tới bệnh viện cấp cứu. Lúc này, A Bảo đã bị viêm phổi nặng và suy hô hấp cấp. Đến ngày 1/6, A Bảo qua đời.
Sau sự việc bi kịch, gia đình A Bảo đã đệ đơn kiện công ty tuyển dụng anh vì cho rằng công ty này đã hành xử vô trách nhiệm đối với sức khỏe nhân viên.
Phía công ty tuyển dụng A Bảo cho rằng lượng công việc mà họ giao cho anh trong giờ làm việc là phù hợp. Việc A Bảo nhận làm thêm giờ, làm tăng ca là do anh tự nguyện. Phía công ty cũng cho rằng cái chết của A Bảo là do những vấn đề sức khỏe đã tồn tại từ trước.
Dù vậy, tòa án kết luận rằng việc công ty đồng ý cho A Bảo làm việc 104 ngày liên tiếp chỉ nghỉ... một ngày là động thái vi phạm luật lao động.
Theo kết luận của tòa án, chính động thái vi phạm của công ty là một yếu tố quan trọng khiến sức khỏe A Bảo suy sụp, dẫn tới cái chết của nam công nhân. Tòa yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình A Bảo 400.000 tệ (tương đương gần 1,4 tỷ đồng).
Công ty tuyển dụng A Bảo đã đệ đơn kháng cáo lên cấp cao hơn. Trong tháng 8 vừa qua, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Chu San đã quyết định giữ nguyên phán quyết mà tòa án cấp địa phương đưa ra trước đó. Phía công ty bắt buộc phải bồi thường cho gia đình A Bảo.
Vụ việc này gợi nhớ lại một sự việc tương tự xảy ra hồi tháng 8/2019 đối với một nam công nhân có tên Châu Bân, anh làm thợ sơn cho một công ty ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Châu Bân đã đột ngột qua đời trên đường từ nơi làm việc về nhà. Trước đó, anh đã làm việc cả tháng 7/2019 mà không nghỉ một ngày nào, thời gian làm việc tăng ca của Châu Bân trong tháng 7 lên tới... 130 giờ.
Gia đình Châu Bân đã kiện công ty tuyển dụng anh ra tòa. Tòa án kết luận rằng đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm trong cái chết của Châu Bân và yêu cầu công ty này bồi thường cho gia đình nam công nhân số tiền 360.000 tệ (tương đương 1,2 tỷ đồng).
" alt=""/>Nam công nhân qua đời sau khi liên tục tăng ca được bồi thường 1,4 tỷ đồng