Court Stroud thời là sinh viên đại học.
Không dám phản kháng
Cổ họng tôi tắc nghẹn. Tôi đứng chôn chân, tứ chi như thể bị quả tạ đè lên. Gã đàn ông một tay bám vào cột, tay còn lại cứ thế vuốt ve tôi.
Tôi không thở được. Rồi hắn bắt đầu gõ vào khóa quần tôi đoạn mã Morse có nội dung biến thái.
Gã đàn ông cười toe toét và có lẽ tin rằng tôi rất thích sự đụng chạm đó. Tôi cầu xin hắn ta dừng lại bằng ánh mắt van lơn, nhưng kẻ đó không thèm bận tâm. Tôi cảm thấy buồn nôn.
Tôi ghét bản thân vì quá yếu đuối, không dám phản kháng. Khi tàu dừng lại, tôi lao ngay ra phía cửa mở, đầu không ngoảnh lại. Tại sân ga, tôi thở hổn hển và khuỵu xuống.
Tôi không nói về vụ việc trong gần 20 năm. Đó không phải là vụ quấy rối hoặc tấn công tình dục đầu tiên hay lần duy nhất tôi im lặng.
![]() |
Court Stroud trong đám cưới với chồng Eddie năm 2014. |
Trong chuyến du lịch tới Đảo Lửa, tôi đồng ý ở chung phòng với Simon (không phải tên thật). Không ai muốn ở cùng người đàn ông lớn tuổi có tiếng ngáy như tuyết lở, nhưng tôi vốn ngủ nhiều. Nửa đêm, tôi giật mình tỉnh dậy vì Simon kéo quần đùi tôi xuống và muốn quan hệ tình dục.
Lần khác, tôi im lặng khi nhà thiết kế thời trang Ryan (không phải tên thật) tóm lấy hông tôi 2 lần trong quán bar East Village đông đúc. Có lẽ cậy mình có chút tiếng tăm, hắn ta cũng làm hành động tương tự với người khác.
Ở tuổi 30, tôi bị Andre (không phải tên thật), nhân viên xã hội phòng chống HIV/AIDS, cưỡng hiếp. Anh ta không sử dụng bao cao su, buộc tôi phải thực hiện đợt điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).
Trước đó, khi đi thử vai cho vở kịch hồi năm cuối đại học, tôi bị đạo diễn yêu cầu cởi cúc áo sơ mi và cho xem ngực.
Và khi còn là sinh viên năm thứ hai, tôi bị gã vận động viên thể hình Peter (không phải tên thật) ép quan hệ tình dục tại nhà riêng của hắn.
Ngay cả trong thời thơ ấu, điều tồi tệ cũng xảy ra với tôi. Đó là năm tôi 6 tuổi, cha đẻ bắt tôi khỏa thân cùng ông ấy trên giường.
Đó là lý do khiến tôi không bao giờ nói với người lớn rằng mình bị tấn công tình dục.
“Dừng lại”
Cùng với sự trong trắng, những hành vi tình dục sai trái kể trên cũng cướp đi tiếng nói của tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã vì không thể tự vệ khi gặp chuyện.
Năm 2017, khi phong trào #MeToo bắt đầu thịnh hành, tôi do dự không muốn kể câu chuyện của mình.
Sau đó, một anh chàng đồng tính từng sống sót sau vụ cưỡng hiếp khuyên tôi rằng việc nói ra có thể giúp đỡ người khác. Sau khi hỏi ý kiến chồng, tôi trải lòng trên trang cá nhân về những gì mình phải trải qua trong quá khứ.
Nhờ đó, vợ chồng tôi có cơ hội tiết lộ những bí mật được giữ kín sau 8 năm bên nhau.
Trong những năm kể từ đó, tôi biết rằng mình không đơn độc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, gần 1/4 nam giới bị bạo lực tình dục trong suốt cuộc đời của họ. Điều đó xảy ra với tất cả đàn ông thẳng, đồng tính nam, song tính, hợp giới, chuyển giới và phi nhị nguyên giới.
![]() |
1/4 nam giới bị tấn công tình dục trong suốt cuộc đời của họ. Ảnh: 1011now. |
Tôi cố gắng tha thứ cho bản thân, đặc biệt là sau khi phát hiện việc bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ có thể góp phần khiến tôi không dám phản kháng.
Suốt 1/4 thế kỷ, tôi đã mang theo sự xấu hổ về chuyện xảy ra trên chuyến tàu điện ngầm năm nào.
Phản ứng tự nhiên đối với cuộc tấn công có thể là “chiến”, “chạy” nhưng đôi khi là “đóng băng”. Chấn thương có thể làm suy giảm não, khiến cơ thể không thể hoạt động. Rốt cuộc thì tôi không phải là kẻ hèn nhát.
Tôi từng luôn băn khoăn vì sao trong số đám đông trên tàu điện ngầm, gã đàn ông lại nhắm vào mình. Giờ thì tôi hiểu lý do không phải tôi đến từ khu vực có nhiều người LGBTQ sinh sống hay hắn ta nhận ra tôi là người đồng tính nam.
Câu trả lời đơn giản hơn: Khi tôi không phản kháng bằng cách hét lên hay đánh trả, hắn ta tin rằng mình có thể tiếp tục sàm sỡ tôi.
Năm nay 54 tuổi, tôi quyết tâm lấy lại tiếng nói của mình. Đối với tất cả những người động chạm vào tôi mà không có sự đồng ý, tôi có thể mạnh mẽ nói: “Dừng lại”.
Theo Zing
Khi Hoa mang thai ở tuần thứ 22, người cậu đưa em lên TP.HCM để phá bỏ. Bác sĩ nghi ngờ có chuyện bất thường nên đã trình báo công an.
" alt=""/>‘Sau 50 năm bị tấn công tình dục, tôi lần đầu dám nói ra’Trong đó, trẻ em, những công dân số, được thụ hưởng những thành tựu to lớn của công nghệ và kho tàng tri thức nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà công nghệ và Internet mang lại, trên môi trường mạng tồn tại vô vàn những nguy cơ, rủi ro, đặc biệt là đối với trẻ em. Đây là vấn đề hiện hữu, cần hành động và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và sự chung tay của toàn xã hội.
Hôm nay là Ngày Quốc tế Thiếu nhi, cũng là ngày đầu tiên của Tháng hành động vì trẻ em năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 phê duyệt Chương trình ”Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình). Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một Chương trình ở cấp quốc gia về riêng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Chương trình có ”mục tiêu kép” là: (1) Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng; (2) Duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Chương trình có tính liên ngành cao: Từ phía các cơ quan quản lý nhà nước có sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an; sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; sự tham gia của các doanh nghiệp thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí; và đặc biệt, để triển khai Chương trình hiệu quả, cần có sự vào cuộc của các bậc cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ.
Chương trình đưa ra nhiều sáng kiến, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, trong đó có thể kể đến:
- Triển khai các giải pháp công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…) để tự động thu thập, phân tích cảnh báo sớm, ngăn chặn/xử lý nội dung vi phạm pháp luật về trẻ em, nội dung không phù hợp đối với trẻ em.
- Thành lập và tổ chức hoạt động của Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với các nhiệm vụ chính gồm nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý kịp thời các phản ánh, vấn đề phát sinh đối với trẻ em trên môi trường mạng; và
- Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng; đề xuất cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo trên môi trường mạng.
- Tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111; hướng tới hình thành một ứng dụng duy nhất trên môi trường mạng để phản ánh, chia sẻ các vấn đề liên quan tới trẻ em.
- Xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi gồm một số nội dung, kỹ năng như: kiến thức về mạng Internet, mạng xã hội; kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; cách thức nhận biết khi bị lợi dụng, xâm hại trên môi trường mạng và nơi cần thông tin, phản ánh…
- Triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn lọc truy cập các nội dung vi phạm pháp luật, các nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
Việc ban hành Chương trình là cụ thể hóa một bước việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; là thông điệp mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ bảo vệ thế hệ công dân số tương lai, hướng tới xây dựng, duy trì một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em thỏa sức sáng tạo.
Nhân ngày đầu tiên của Tháng hành động vì trẻ em năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 phê duyệt Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025.
" alt=""/>Mục tiêu kép của chương trình bảo vệ trẻ em trên môi trường mạngMột vị đại diện thuộc tiểu ban kỹ thuật của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, thay đổi về phần cứng, công nghệ để động cơ đáp ứng chuẩn khí thải Euro 5 không khó, bởi các hãng đã đáp ứng tiêu chuẩn này từ lâu. "Vấn đề lo ngại duy nhất là nguồn cung nhiên liệu đạt chuẩn để động cơ hoạt động hiệu quả", vị này nói.