Để lựa chọn bác sĩ niềng răng Invisalign uy tín, bệnh nhân có thể tham khảo 5 tiêu chí sau đây:
Bác sĩ chuyên khoa được đào tạo chính quy
Bên cạnh việc được đào tạo chính quy về răng hàm mặt cơ bản, thì bác sĩ chỉnh nha còn phải đáp ứng đủ điều kiện về kỹ năng và giấy phép hành nghề. Theo đó, bác sĩ chỉnh nha phải được đào tạo bài bản về kỹ thuật niềng răng (ít nhất 2 năm chuyên tu) và phải được Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề niềng răng.
Có kinh nghiệm xử lý các ca khó, phức tạp
Theo BS. Nguyễn Thị Phòng, ngoài kiến thức, bác sĩ niềng răng muốn giỏi phải biết tích lũy kinh nghiệm, phải trải qua đa dạng tình trạng răng, giải quyết những ca khó.
Với kinh nghiệm hơn 15 năm về niềng răng, bác sĩ Phòng cho rằng, trung bình một bác sĩ sẽ phải trải qua ít nhất 3 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể ứng biến và xử lý tốt mọi trường hợp răng. Không chỉ chuyên về các trường hợp đơn thuần như: hô, móm, khấp khểnh… mà bác sĩ giỏi còn phải có kinh nghiệm trong nhiều hình thái răng khác nhau để có thể lựa chọn cho bệnh nhân phương án điều trị tốt nhất.
Thứ hạng của bác sĩ niềng răng Invisalign
Theo BS. Nguyễn Thị Phòng, khác với các phương pháp niềng răng truyền thống khác, bác sĩ Invisalign còn được chia theo thứ hạng. Các thứ hạng cho bác sĩ từ hãng Invisalign bao gồm: Bronze, Silver, Gold, Platinum, Platinum Elite, Diamond… Thông thường, thứ hạng này phụ thuộc vào số lượng ca niềng của một bác sĩ trong 1 năm. Tức là bác sĩ có thứ hạng càng cao thì càng nhiều kinh nghiệm và liên tục thực hiện các ca niềng răng Invisalign trong thời gian gần đây.
BS. Phòng là người đạt thứ hạng Diamond Provider của Invisalign toàn cầu. Bên cạnh đó, nữ bác sĩ trở thành báo cáo viên của Invisalign khu vực châu Á Thái - Bình Dương trong vòng 4 năm liên tiếp. Suốt thời gian đó, BS. Phòng đã đào tạo cho hàng trăm bác sĩ về chỉnh nha Invisalign tại Việt Nam.
Thường xuyên cập nhật các kỹ thuật, công nghệ mới trong chỉnh nha
Bác sĩ niềng răng Invisalign phải thường xuyên cập nhật các kỹ thuật, công nghệ mới về chỉnh nha. BS. Phòng chia sẻ, mặc dù đã tốt nghiệp chuyên khoa Răng hàm mặt tại Đại học y Hà Nội và trở thành thạc sĩ, có nhiều kinh nghiệm nhưng nữ bác sĩ vẫn không ngừng cập nhật và học hỏi mỗi ngày.
Bà tích cực tham gia các khóa đào tạo bác sĩ chỉnh nha mắc cài mặt lưỡi của tổ chức chỉnh nha Thái Lan 2015; tốt nghiệp khoá Progressive Orthodontic Seminar tại Mỹ…
Cơ sở vật chất của phòng khám
Ngoài ra, một điều quan trọng khác khi niềng răng là chú ý cơ sở vật chất của nha khoa bác sĩ đó đang làm việc. BS. Phòng hiện đang làm việc tại Nha khoa Quốc tế DND - một trong những nha khoa dẫn đầu công nghệ niềng răng Invisalign tại khu vực miền Bắc nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Với tôn chỉ đặt lợi ích và trải nghiệm của bệnh nhân lên hàng đầu, Nha khoa Quốc tế DND luôn không ngừng đầu tư, xây dựng phòng khám theo quy mô 4.0 hiện đại, sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại, chuẩn quốc tế. Một số máy móc hiện đại có thể kế tới như: Máy chụp Xquang Orthophos SL, Máy scan iTero Element, Máy CAD/CAM Cerec, Máy nhổ răng siêu âm Piezotome, Máy Laser LightWalker. Tất cả những thiết bị này nhằm giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả và nhanh chóng hơn, có lợi cho bệnh nhân.
(Nguồn: Nha khoa Quốc tế DND)
" alt=""/>5 lưu ý khi lựa chọn bác sĩ niềng răng InvisalignCác khối u không phải là dấu hiệu duy nhất của ung thư vú
Là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ Mỹ (ung thư da xếp thứ nhất), ung thư vú cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong vì ung thư ở phụ nữ tại 130 quốc gia.
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú là một khối u. Hiệp hội Ung thư Mỹ mô tả: "Một khối cứng, không đau, có các cạnh không đều nhiều khả năng là ung thư, nhưng ung thư vú cũng có thể mềm, tròn, thậm chí gây đau đớn”.
Tuy nhiên, Hiệp hội cũng lưu ý khối u ở vú cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng như u nang hoặc nhiễm trùng.
Các dấu hiệu khác của ung thư vú bao gồm núm vú tiết dịch hoặc tụt vào trong, kích thước hoặc hình dạng của vú thay đổi.
Shelly Beckley, y tá chuyên khoa ung thư, cho biết: "Tôi luôn khuyên phụ nữ nên liên hệ với bác sĩ khi thấy bất kỳ thay đổi nào ở ngực, cho dù đó là một khối u mới hay vết phát ban trên da".
Phát ban có thể là dấu hiệu của ung thư
Phát ban cảnh báo nhiều tình trạng khác nhau như nhiễm trùng, dị ứng, say nắng, virus, căng thẳng và cả ung thư.
Beckley cho biết: “Có hai loại phát ban có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Bệnh Paget ở vú là tình trạng hiếm gặp với biểu hiện da dày, bong tróc xung quanh núm vú hoặc quầng vú có màu đỏ và ngứa. Núm vú cũng có thể bị dẹt hoặc lộn ngược. Thông thường, bệnh Paget được chẩn đoán cùng với bệnh ung thư vú”.
“Một loại ung thư vú khác có thể biểu hiện bằng phát ban là ung thư vú dạng viêm. Bệnh nhân có các nốt phát ban đỏ nhỏ hoặc mảng kích ứng tương tự như vết cắn của côn trùng".
Phát ban sau đó có thể lan rộng, sưng tấy, gây đau đớn, ấm khi chạm vào, có thể tiến triển hình dạng như vỏ cam.
Tự kiểm tra
Không phải lúc nào các triệu chứng của ung thư vú cũng rõ ràng, y tá Beckley khuyên chị em tầm soát nếu lo lắng, đồng thời cũng nên làm quen với cơ thể.
Cô gợi ý: “Tôi nghĩ phụ nữ nên nhận thức về cơ thể của mình và tự khám hằng tháng, bao gồm cả việc nhìn vào ngực của bạn trong gương. Biế bộ ngực trông như thế nào sẽ cho phép bạn nhận thấy những thay đổi theo thời gian".
Ngoài ra, hãy lưu ý các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Beckley nói: “Điều quan trọng là phải biết tiền sử gia đình có mắc bệnh hay không”.
Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra các hướng dẫn tầm soát: phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú hằng năm.
Ngoài ra, phụ nữ nên tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị và lựa chọn lối sống lành mạnh. Sức khỏe của bộ ngực cũng có những điểm tương đồng với sức khỏe tổng thể bao gồm tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục, giảm căng thẳng, hạn chế uống rượu và không hút thuốc.
An Yên(TheoBestlife)
Tốt cho mắt
Thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể là những bệnh suy giảm thị lực phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân chính gây mù lòa.
Chế độ ăn uống chứa chất chống oxy hóa, đặc biệt là zeaxanthin và lutein, có thể tăng cường sức khỏe của mắt. Lutein và zeaxanthin chiếm khoảng 70% tổng hàm lượng carotenoid có trong ngô. Chỉ số trên thấp hơn ở ngô trắng.
Mức độ cao của các carotenoid này trong máu của bạn có liên quan chặt chẽ đến giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Một nghiên cứu ở 356 người trung niên và người cao tuổi cho thấy nguy cơ thoái hóa điểm vàng giảm 43% ở những người tiêu thụ nhiều carotenoid, đặc biệt là lutein và zeaxanthin, so với những người tiêu thụ thấp nhất.
Thời điểm không nên ăn ngô
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về tác động của việc ăn một số loại thực phẩm, như ngô, vào ban đêm. Một số người nhận thấy ăn ngô trước khi đi ngủ có thể gây khó tiêu, ngủ kém hoặc ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân. Có thể ngô là loại rau tinh bột, giống như khoai tây, chứa nhiều carb hơn các loại rau thông thường. Ngô cũng chứa một lượng lớn cellulose, một phần chất xơ không hòa tan, mà các enzym không thể phân hủy.
Ai không nên ăn ngô?
Hầu hết mọi người có thể ăn ngô mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tránh ăn ngô. Theo Healthline, những người mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng vì carb trong ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu ở 115 người trưởng thành mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 cho thấy áp dụng chế độ ăn chỉ có 14% lượng calo đến từ carb sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn và giảm nhu cầu dùng thuốc so với nhận 53% lượng calo hàng ngày từ carb.
Ngoài ra, những người đang cố gắng giảm cân nên hạn chế ăn tinh bột như ngô. Nghiên cứu kéo dài 24 năm của Đại học Harvard (Mỹ) với hơn 130.000 người trưởng thành cho thấy ăn ngô liên tục trong 4 năm có thể làm tăng gần 1kg. Khoai tây, đậu Hà Lan và các loại rau giàu tinh bột khác không góp phần làm tăng cân nhiều.
Nhóm duy nhất cần tránh ngô tuyệt đối là những người bị dị ứng ngô. Tình trạng này không phổ biến nhưng có thể xảy ra với các triệu chứng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.