Phiên khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 diễn ra sáng ngày 13/7 có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Phùng Quốc Hiển và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương. Cùng tham dự còn có gần 2.000 đại biểu, gồm 11 đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 50 chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Diễn ra trong 2 ngày 12 - 13/7/2018, Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 là sự kiện do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức nhằm phối hợp triển khai xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0” và các chương trình hành động, chiến lược, chính sách tham gia cuộc cách mạng này. Đây cũng là sự kiện đầu tiên thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác của Ban cán sự Đảng Chính phủ với Ban Kinh tế Trung ương; được phối hợp tổ chức bởi Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ NN&PTNT, UBND TP.Hà Nội và Tập đoàn IEC.
Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 gồm có phiên Diễn đàn cấp cao với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0” và có 5 phiên hội thảo chuyên đề với các chuyên gia đến từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), các doanh nghiệp và tổ chức tư vấn quốc tế hàng đầu về công nghiệp 4.0.
Việc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 và Phiên Diễn đàn cấp cao “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0” và 5 phiên hội thảo chuyên đề được tổ chức trong thời điểm hiện nay, theo các chuyên gia, là đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có chính sách phát triển công nghiệp.
![]() |
Trong phát biểu khai mạc và đề dẫn tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng chiến lược mang tính quốc gia để chủ động tham gia có hiệu quả vào cuộc CMCN có tính đột phá này.
Tại Việt Nam, Bộ Chính trị khoá 12 đã nêu rõ nhiệm vụ sớm xây dựng chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc CMCN4.0. Trong đó, xác định rõ quan điểm tận dụng tối đa lợi thế một nước còn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc CMCN 4.0, lợi thế thương mại để phát triển nhanh và chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, phát triển công nghiệp CNTT, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo phát triển, công nghiệp chế biến chế tạo là trung tâm, phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá, chú trọng phát triển công nghiệp xanh.
" alt=""/>Chính thức khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cũng cho hay, trước đó, vào chiều ngày 12/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt, làm việc với lãnh đạo các tập đoàn, diễn giả của Diễn đàn cấp cao “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0”. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và lãnh đạo nhiều Bộ, ngành.
Tại buổi làm việc, khẳng định cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn lắng nghe ý kiến của các đại biểu về những nội dung cốt lõi của CMCN 4.0 để nhận thức sâu hơn những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang đối diện và từ đó có thể xây dựng những chủ trương, chính sách để Việt Nam chủ động tham gia CMCN 4.0.
Đại diện các tập đoàn hoan nghênh một số chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam vào lĩnh vực khoa học công nghệ, mong muốn Chính phủ tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa, nhất là về đào tạo nguồn nhân lực. Các đại biểu cho rằng, cần đưa chương trình giảng dạy về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào các trường Đại học và cả ở Tiểu học. Điều quan trọng, theo ý kiến đại biểu, để áp dụng CMCN 4.0 thì cần tạo ra sự khác biệt.
Nhất trí với ý kiến này, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, năm nay, Đảng sẽ ban hành Nghị quyết thể hiện quyết tâm cao, chủ động, tích cực trong cuộc CMCN 4.0, trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng các chiến lược, kế hoạch hành động, cơ chế, chính sách, tạo ra môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với “môi trường 4.0”.
Đánh giá cao các ý kiến của chuyên gia, diễn giả, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn “những lời nói chân thành, lời khuyên, nhất là những giải pháp mà các bạn dành cho Chính phủ Việt Nam”.
" alt=""/>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải tìm sự khác biệt để nâng cao tốc độ áp dụng CMCN 4.0Một tổ chức do chính phủ tài trợ của Hàn Quốc đã gửi đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến blockchain đến Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), các tài liệu công khai cho thấy.
Hồ sơ này được Viện Nghiên cứu Điện tử và Viễn thông (ETRI) đệ trình vào ngày 10 tháng 1 năm nay, nêu chi tiết một hệ thống hỗ trợ bởi blockchain để quản lý dữ liệu thuộc về các tổ chức nhà nước (tổ chức công).
Cụ thể hơn, hệ thống, được cung cấp bởi một số máy chủ, sẽ ghi lại lịch sử giao dịch tài chính của một tổ chức công trên một blockchain. Để tăng cường độ tin cậy của hệ thống, máy chủ của bên thứ ba cũng được áp dụng với cấu trúc được mô tả là "hoạt động toán học".
Trọng tâm của khái niệm là nỗ lực để tăng tính minh bạch xung quanh thông tin gắn với các tổ chức công.
" alt=""/>Hàn Quốc: Cơ quan nghiên cứu của chính phủ ETRI nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về Blockchain