Được biết, chiếc xe màu bạc BMW i8 có trị giá 8 tỷ này thuộc quyền sở hữu của một thiếu gia sinh năm 1994 ở Quảng Bình.
Hình ảnh chiếc siêu xe chạy trên đường làng đã trở thành chủ đề thu hút nhiều sự chú ý, theo dõi của dân mạng Việt, đặc biệt là những người yêu thích và tìm hiểu về xe.
BMW i8 ở Quảng Bình sở hữu ngoại thất trắng muốt cùng sự ấn tượng như đường viền xanh ở lưới tản nhiệt phía trước, bên hông và đuôi xe cùng la-zăng 5 chấu kép thể thao.
(Theo Trí thức trẻ)
" alt=""/>Đường làng xuất hiện siêu xe 8 tỷ đồng gây xôn xao![]() |
Eric Kasinga từng phải để lại giày ở hàng Internet vì dùng quá giờ. Ảnh: BBC. |
Là sinh viên năm cuối, Malenga phải chi tiêu nhiều hơn cho việc nghiên cứu. Nơi anh sống, thủ đô Kinshasa của Congo, người dân dành 26% thu nhập cho mạng dữ liệu di động. Nhiều người bạn của Malenga cũng đứng trước lựa chọn giống anh.
Congo là một trong những nước mà dịch vụ di động đắt đỏ nhất, theo nghiên cứu năm 2019 của hiệp hội Internet giá hợp lý. Dịch vụ này định nghĩa "giá hợp lý" là khi người dùng có thể bỏ 2% thu nhập hàng tháng đổi lấy 1 GB dữ liệu di động.
Cách Malenga 2.000 km, Eric Kasinga, người đang chuẩn bị trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ cũng từng có một lần muối mặt. Anh phải ra hàng để có Internet nhằm gửi hồ sơ tiến sĩ sang một đại học có tiếng ở Hà Lan.
"Internet quá chậm nên tôi mất đến 3 giờ mới có thể gửi hồ sơ", Kasinga kể lại. Trong khi đó, anh chỉ có đủ tiền trả cho 1 giờ.
Khi mang câu chuyện kể với chủ quán, Kasinga bị chửi bới vì "Internet không dành cho người nghèo". Anh đã phải để lại đôi giày mới ở tiệm và đi bộ về nhà.
"Tôi cảm thấy rất nhục nhã", Kasinga kể lại.
![]() |
Vanessa Baya, chủ một công ty marketing cho biết khách hàng của cô hiếm khi dám tải file qua email vì sợ hết dung lượng mạng. Ảnh: BBC. |
Bộ Thông tin truyền thông Congo thống kê chỉ có khoảng 17% dân số nước này được sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Internet tại đây được coi như một thứ xa xỉ. Những nguyên nhân được chỉ ra là công thức tính giá không rõ ràng và tình trạng độc quyền trong khai thác.
"Chất lượng đường truyền ở đây quá tệ, tôi thường xuyên phải chuyển đổi giữa mạng của 2 công ty", Vanessa Baya, chủ một công ty marketing chia sẻ. Cô phải mua thêm dữ liệu mỗi lần chuyển đổi, và rất dễ bị vượt dung lượng cho phép.
"Khi gửi một bản báo giá cho khách hàng, họ cũng hiếm khi tải về vì sợ sẽ bị hết mất dung lượng Internet", Baya chia sẻ.
" alt=""/>Nơi Internet đắt như vàng tại châu PhiÔng Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT.
Ông Nguyễn Thành Phúc cũng cho biết, chương trình đào tạo 100 chuyên gia nòng cốt triển khai Chính phủ điện tử nhắm đến các đối tượng là Trưởng phòng CNTT của các Sở TT&TT; Giám đốc Trung tâm CNTT-TT của các Sở TT&TT; Trưởng phòng ứng dụng CNTT của các cơ quan chuyên trách về CNTT như Cục CNTT của Bộ Y tế hay các Trung tâm CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Là chương trình được thiết kế thiên về đào tạo trực tuyến, do đó chương trình đào tạo 100 chuyên gia nòng cốt triển khai Chính phủ điện tử sắp được Bộ TT&TT cho ra mắt vào ngày 20/12 tới tuy vẫn có một số nội dung đào tạo trực tiếp song đại đa số sẽ là các bài giảng e-learning hoặc trực tuyến qua cầu truyền hình.
“Các bài giảng của chương trình đào tạo này chúng tôi sẵn sàng chia sẻ lên Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử tại địa chỉ egov.mic.gov.vn để các cơ quan, đơn vị có thêm kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình tham gia xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử”, ông Nguyễn Thành Phúc chia sẻ.
Vấn đề tổ chức đào tạo đội ngũ nhân lực nòng cốt cho triển khai Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra ngay khi nhiệm vụ thường trực Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được chuyển giao sang Bộ TT&TT.
Cụ thể, trong kết luận hội nghị giao ban quản lý nhà nước ngành TT&TT quý III/2019 vào ngày 5/9/2019, cùng với việc thông tin với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và các Sở TT&TT về việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử về Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh: “Thời gian qua, Văn phòng Chính phủ rất tích cực và công việc đã được triển khai nhanh. Chuyển nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử về Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rõ không được phép làm kém hơn, phải làm tốt lên, với tốc độ nhanh hơn và chất lượng cao lên”.
" alt=""/>Ra mắt chương trình đào tạo 100 chuyên gia nòng cốt triển khai Chính phủ điện tử trong tháng 12