Ứng dụng được nhắc đến trong báo cáo mới nhất này là Dubsmah, một nền tảng xã hội nơi người dùng chia sẻ các video hát nhép vui nhộn. Dubsmah bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013. Thông tin Facebook và Snap quan tâm đến Dubsmah được đưa ra trong bối cảnh TikTok đối mặt với lệnh cấm hoạt động trên đất Mỹ từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Thực tế, Dubsmah và nhiều ứng dụng chia sẻ video tương tự đang đón nhận tăng trưởng người dùng và lượt tải về ấn tượng khi 100 triệu người dùng Mỹ của TikTok chuẩn bị cho tương lai khi mạng xã hội từ Trung Quốc này có thể bị cấm. Mặc dù, hiện tại, Microsoft và một số công ty tiềm năng khác như Twitter có thể mua lại mảng vận hành của TikTok ở Mỹ, các thông tin tiêu cực liên tiếp liên quan đến nó đủ khiến nhiều người dùng cảm thấy lo lắng.
The Information cho biết đàm phàn thâu tóm giữa Facebook, Snap và Dubsmah có thể đã được thực hiện trong “vài tuần gần đây”. Dù vậy, các đàm phán ở thời điểm hiện tại không còn được thực hiện.
Một người phát ngôn của Snap nói với Business Insider rằng, “Chúng tôi ngưỡng mộ đội ngũ của họ nhưng chúng tôi đang không thực hiện đàm phán thâu tóm”. Về phần mình, Facebook nhấn mạnh rằng họ không chia sẻ về “tin đồn” song xác nhận đang không có “cuộc thảo luận nào ở trạng thái đang thực hiện” với Dubsmah.
Thực tế, Snap và Facebook đều đang phát triển các tính năng riêng lấy cảm hứng từ TikTok. Đầu tháng này, Facebook ra mắt Instagram Reels ở Mỹ và nhiều thị trường khác, trong khi đó Snap bắt đầu triển khai tính năng chèn nhạc cho video.
Theo dữ liệu từ Sensor Tower, Dubsmah đã được tải về khoảng 2 triệu lần trong 6 tháng vừa qua. Mạng xã hội này được sáng lập ở Đức . Nó từng gọi vốn thành công 20 triệu USD từ khi thành lập cho đến nay song không nhận được đầu tư thêm từ năm ngoái, theo PitchBook.
(Theo saostar)
Là đối thủ trên thị trường mạng xã hội, ai cũng cho rằng Mỹ cấm TikTok sẽ mang lại lợi thế cho Facebook. Tuy nhiên, có vẻ như CEO Mark Zuckerberg lại đang có suy nghĩ khác.
" alt=""/>Facebook và Snapchat âm thầm đàm phán thâu tóm đối thủ lớn của TikTok ở MỹBluezone là ứng dụng phát hiện người tiếp xúc gần thông qua sóng Bluetooth. Dù chỉ vô tình lướt qua nhau, thông tin về lịch sử cuộc gặp cũng sẽ tự động được ghi lại. Điều kiện duy nhất là 2 người phải có thiết bị cùng bật Bluetooth và đã cài đặt ứng dụng Bluezone. Lịch sử tiếp xúc của mỗi người sẽ được mã hóa và lưu trữ trên chính bộ nhớ trong của máy.
Khi phát hiện một người dùng Bluezone nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, các thành viên trong cộng đồng Bluezone sẽ ngay lập tức nhận được thông tin nếu chẳng may bản thân từng tiếp xúc gần với người mang bệnh trong khoảng thời gian 14 ngày trước đó.
Với cơ quan chức năng, ứng dụng Bluezone sẽ giúp nhanh chóng khoanh vùng, xác định người có khả năng lây nhiễm Covid-19. Nhờ vậy, công tác dập dịch sẽ được triển khai chính xác, hiệu quả.
Việc sử dụng lịch xử tiếp xúc tầm gần cũng sẽ giúp giảm bớt số người trong diện phải cách ly, từ đó tránh phiền nhiễu cho người dân và tiết giảm được tài nguyên phòng dịch. Quan trọng hơn, sự tồn tại của ứng dụng Bluezone sẽ giúp xác định triệt để các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, từ đó đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường.
Để ứng dụng Bluezone có thể phát huy tối đa hiệu quả, cần ít nhất 60% dân số trưởng thành cài đặt ứng dụng. Do vậy, người dân nên phối hợp với cơ quan chức năng bằng cách chủ động cài đặt Bluezone giúp bản thân và cộng đồng vượt qua đại dịch.
Bạn đọc có thể truy cập vào đây để xem tỉnh, thành phố nào có số lượng người sử dụng Bluezone nhiều nhất.
Trọng Đạt
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Dùng drone hỗ trợ công tác giám sát giao thông không phải hoạt động quá mới mẻ. Cảnh sát Pháp từng rất thành công với mô hình tương tự từ năm 2017. Theo đó, cứ một tiếng, drone lại “tóm” được 20 tài xế lái xe nguy hiểm trên đường.