


Chăm sinh viên như người nhà
Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, vì nhiều lý do, vẫn còn khoảng 200 sinh viên bám trụ lại ký túc xá. GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, rất nhiều em trong số đó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Để giúp đỡ cho những sinh viên này, kể từ ngày 8/4, tập thể giáo viên nhà trường đã cùng chung tay quyên góp tài chính nhằm trao tặng những món quà thiết thực tới sinh viên đang gặp khó khăn khi thực hiện giãn cách xã hội. Ngoài ra, nhiều thầy cô còn đứng ra kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ thêm gạo, mì tôm và nhiều nhu yếu phẩm khác để tạo thành một kho lương thực lớn, sẵn sàng hỗ trợ khi sinh viên cần.
![]() |
"Kho lương thực" hỗ trợ sinh viên do giảng viên và các mạnh thường quân Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp |
Ngoài KTX, hiện vẫn còn nhiều sinh viên của trường nằm rải rác ở các khu nhà trọ. Vì thế, nhà trường huy động xe ô tô để vận chuyển nhu yếu phẩm tới các điểm phát gần nơi sinh viên sống để các em không phải đi chuyển nhiều.
Bên cạnh gạo, mì tôm, xúc xích, trứng, khẩu trang, nước sát khuẩn, trường còn vận động mua thêm hoa quả cho sinh viên.
Cũng tại Hà Nội nhưng là ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 15/4 nhà trường tổ chức đợt trao tặng thiết bị đầu tiên cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về thiết bị học tập, hỗ trợ các em học tập trực tuyến trong đợt dịch Covid-19.
Chỉ sau hơn một tuần phát động, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nhận được hơn 3 tỉ đồng tiền quyên góp của cán bộ, cựu sinh viên và 75 máy tính do các doanh nghiệp tặng để hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cam kết giảm giá máy tính, máy tính bảng từ 15% đến 20% cho sinh viên Bách khoa Hà Nội.
75 sinh viên được nhận thiết bị trong đợt xét tặng đầu tiên đều là con em gia đình hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Điểm chung là các em đều nỗ lực học tập, điểm số khá cao. Các em đều đang học tập bằng những chiếc điện thoại cũ. Với những sinh viên này, có một chiếc máy tính là một giấc mơ.
![]() |
Đoàn Thị Hồng Hằng, sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, háo hức sử dụng chiếc máy tính mới lần đầu tiên trong đời em được sở hữu |
Bên cạnh đó, từ nguồn tiền quyên góp của cán bộ và cựu sinh viên, trong đợt này, Nhà trường sẽ hỗ trợ cho khoảng 3.000 sinh viên (mỗi sinh viên 1 triệu đồng) để mua máy tính, máy tính bảng có giá không quá 8 triệu đồng. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được giảm giá gói dữ liệu tốc độ cao của các nhà mạng.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng có 97 sinh viên do hoàn cảnh khó khăn phải ở lại Sài Gòn làm thêm trong thời gian này, kể cả 25 sinh viên mồ côi đang theo học chương trình từ thiện đào tạo KTV Toyota. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội các chỗ làm thêm đều đóng cửa, góc sẻ chia của trường lại ngưng hoạt động nên một số em khá khó khăn.
Các Mạnh Thường Quân, các cựu SV, giảng viên, cán bộ của trường đã đóng góp, hỗ trợ cho các em. Mà trước hết, thầy hiệu trưởng Đỗ Văn Dũng đã góp 10 thùng mì…
Trong những ngày cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có hơn 200 sinh viên Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn ở lại KTX.
Các em đều là những sinh viên học năm cuối. Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các em vẫn quyết ở lại KTX để làm đồ án tốt nghiệp. Ngày thường, khi tới bữa những sinh viên ở KTX ra ngoài hoặc ăn cơm trong căng-tin. Tuy nhiên trường chuyển qua học trực tuyến, đa phần sinh viên ở quê, nên căng-tin cũng tạm thời đóng cửa.
Để tránh tình trạng các em ra ngoài, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, nhà trường quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên 57.000 đồng/ngày để phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Khoản kinh phí này được trích từ ngân sách của trường.
Trường bố trí luôn một đội ngũ ở trong KTX làm công tác nấu ăn. Mọi sinh hoạt của sinh viên cũng được cán bộ trường hỗ trợ, nếu cần đồ từ bên ngoài sẽ có người của trường đi mua hộ...
![]() |
Trường ĐH Nha Trang bố trí đội ngũ ở lại nấu ăn phụ vụ sinh viên miễn phí |
Những sinh viên đang nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô đều thực sự xúc động. Đỗ Thị Bích Thùy, sinh viên K8-315 Trường ĐH Nha Trang biết ơn vì nhà trường đã quan tâm, chia sẻ những khó khăn với các em.
Sinh viên Trương Ngọc Anh (ngành Trung Quốc học, Khoa Đông phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐH Quốc gia HN) bày tỏ “Của cho không quan trọng bằng cách cho. Em biết hiện có nhiều tổ chức và các gói hỗ trợ hướng đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhưng cách nhà trường hỗ trợ khiến em cảm thấy rất ấm áp”.
Giảng viên gom nhu yếu phẩm cho khu cách ly
Sáng 16.4, “Cây gạo” của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) đã đi vào hoạt động, phát gạo miễn phí hỗ trợ người khó khăn vượt qua dịch Covid-19.
NEU phối hợp với chính quyền quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức phát gạo cho người nghèo, mỗi người 3 kg/tuần, triển khai liên tiếp trong14 ngày với quỹ gạo 15 tấn, và có thể kéo dài nếu có các đơn vị khác hỗ trợ, chung tay.
Để tránh phát tràn lan, thay vì ghi chép thông tin cá nhân, NEU đã áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để quản lý người đến nhận gạo. Trước khi nhận gạo, người dân sẽ phải đứng trước camera để cung cấp thông tin cá nhân, quá trình này mất khoảng 5 giây.
![]() |
Giảng viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân chuẩn bị gạo để phát cho người nghèo |
Tại điểm cách ly Trường ĐH Hà Tĩnh (xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), mỗi ngày tổ công tác hậu cần của lực lượng quân đội sử dụng gần 700kg gạo và hàng trăm kg thực phẩm phục vụ bữa ăn cho gần 1.000 người. Một nhóm giảng viên và sinh viên Trường ĐH Hà Tĩnh đã về từng thôn, xóm trên địa bàn, vận động người dân quyên góp nhu yếu phẩm mang về cải thiện bữa ăn trong khu cách ly.
Người dân tại địa phương đã rất đồng tình hưởng ứng và mang gạo, rau, củ, quả các loại ra ủng hộ. Cán bộ thôn hoặc giáo viên các trường tiểu học ở các xã đứng ra nhận và gom giúp lại một chỗ. Sau đó, nhóm giảng viên, sinh viên vận chuyển bằng xe cá nhân hoặc xe kéo của người dân đưa tới căng tin Trường ĐH Hà Tĩnh để lực lượng làm nhiệm vụ chế biến.
![]() |
Giảng viên Trường ĐH Hà Tĩnh về từng thôn xóm gom nhu yếu phẩm phục vụ khu cách ly |
Việc làm này không chỉ giảm áp lực về thực phẩm cho đơn vị phục vụ mà còn giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn do nguồn thực phẩm bà con cung cấp rất đa dạng và phong phú, tươi mới.
Còn tại Trung tâm Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngày 14/4, một chiếc máy phát gạo miễn phí đã được nhóm hảo tâm của tỉnh nghiên cứu lắp đặt. Người dân chỉ cần một cái nhấn nút, họ sẽ nhận được 2kg gạo từ chiếc máy tự động.
Máy ATM gạo này là ý tưởng của các giảng viên một số trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bao gồm Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Trường CĐ Sư phạm, Trường CĐ Công nghiệp Huế và được Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giải pháp Công nghệ 1A hỗ trợ, lắp đặt.
![]() |
Người dân thực hiện giãn cách đúng quy định khi đi nhận gạo tại "ATM gạo" ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Mai Trang-TTXVN |
Với phương châm “Nếu khó khăn, cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác”, nhóm thiện nguyện thực hiện mô hình ATM gạo để những bao gạo được trao đi đến đúng với những người dân thật sự cần trong mùa dịch.
Ngân Anh tổng hợp
Trong những ngày cách ly toàn xã hội vì dịch Covid-19, có hơn 200 sinh viên Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn ở lại ký túc xá .
" alt=""/>Giảng viên xắn tay giúp sinh viên, người nghèo vượt Covid![]() |
Hơn 20 năm qua, vợ chồng Quỳnh Ui cùng 9 đứa con sống trong căn nhà đất rách nát |
“Tôi sinh ra và lớn lên tại trên đất nước Lào thuộc vùng giáp ranh với biên giới Việt Nam. Điều kiện kinh tế, địa lí nên cuộc sống khổ cực từ nhỏ, sống cuộc đời nay đây mai đó giữa 2 vùng biên giới.
Sau khi tham gia du kích chống Mỹ, năm 1972, tôi được chính quyền vận động, cho nhập nhập quốc tịch Việt Nam và sinh sống trên vùng đất A Lưới đã gần nửa thế kỷ’”, ông Quỳnh Ui cho biết.
Được nhập tịch và trở về sinh sống tại huyện miền núi A Lưới như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Quỳnh Ui. Thế nhưng, do không được học hành, từ nhỏ sống cảnh du mục trên các sườn núi khu vực biên giới, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên hơn nửa thế kỷ trôi qua là những tháng ngày khổ cực xem lẫn bất hạnh đối với người đàn ông này.
![]() |
Ông Quỳnh Ui quặn lòng bên căn nhà rách nát khi nói về nỗi khổ cực của gia đình |
“Tôi lấy vợ sau khi nhập quốc tịch Việt Nam được một thời gian để mong cuộc sống của gia đình đỡ khổ cực hơn. Thế nhưng, cái nghèo, cái đói vẫn không chịu buông tha, đặc biệt là sau khi sinh con, đẻ cái”, ông Ui tâm sự.
Cuộc sống nghèo khổ ngày càng đeo bám gia đình, đặc biệt là sau khi 9 đứa con của vợ chồng ông Quỳnh Ui lần lượt chào đời, đến tuổi ăn tuổi học. Thương đôi vợ chồng nghèo thất học, nhiều bà con, lối xóm và chính quyền địa phương cho mượn vài ruộng lúa để nay trồng khoai, mai trồng sắn, giải quyết bữa ăn cho qua ngày.
“Hàng ngày, vợ tôi ở nhà trồng ít cây ngô, cây sắn còn tôi thì làm thuê đan lát cho họ, mỗi ngày tiền công được hơn 100 nghìn đồng. Ngoài việc đang phải nuôi dạy 4 đứa nhỏ, 5 đứa con lớn do không được học hành, không có công việc gì làm nên giờ mỗi đứa một phương”, ông Quỳnh Ui chia sẻ.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Đức – Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết, mặc dù được sự quan tâm, giúp đỡ của người dân và chính quyền địa phương nhưng những khổ đau và bất hạnh vẫn liên tiếp đổ ập xuống gia đình vợ chồng ông Quỳnh Ui.
![]() |
Ngôi nhà đất chằng chịt “ổ voi, ổ gà” |
“Năm 2015, trong một lần đi làm thuê về thì ông Ui bị tai nạn gãy bàn chân, do gia đình không có kinh phí chữa trị nên bàn chân của ông Quỳnh Ui bị tật, mất sức khỏe và nay không thể làm công việc nặng. Chính vì vậy, giờ mọi lo toan kinh tế, bữa ăn hàng ngày trong gia đình đều phụ thuộc vào vợ và sự giúp đỡ của hàng xóm”, Chủ tịch UBND xã A Ngo chia sẻ.
Chúng tôi tìm về căn nhà của ông Quỳnh Ui trong một ngày cuối tháng 5, khi những trận giông bất chợt của những ngày cuối mùa hạ đổ ập xuống huyện nghèo A Lưới.
![]() |
Cột kèo ngôi nhàm mục nát theo thời gian |
Trong ngôi nhà cấp 4 được vợ chồng Quỳnh Ui dựng lên từ hơn 20 năm trước, những phên nứa trát đất bắt đầu mục nát. Dưới nền nhà bằng đất, những “ổ trâu, ổ gà” chằng chịt khiến chủ nhà không thể kê thêm cái bàn để ngồi uống nước khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng.
“Nhiều người nói căn nhà của gia đình tôi như một cái lán trại nhưng biết làm sao được. Mỗi lần mưa bão đến, cả gia đình phải bỏ nhà sang nhờ hàng xóm ở tạm vì mưa ập vào nhà, nước trong như ngoài.
Cả đời vợ chồng tôi phấn đấu làm ăn cũng không thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Chỉ mong chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ gia đình, cho vợ chồng tôi cùng con cái có căn nhà tạm tránh nắng, tránh mưa”, ông Ui tâm sự.
Trước nỗi thống khổ và bất hạnh của vợ chồng người dân tộc Tà Ôi Quỳnh Ui, vừa qua, báo VietNamNet phối hợp với chính quyền địa phương xã A Ngo đã quyết định trao tặng 70 triệu đồng trích từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” do báo VietNamNet phối hợp với các Doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. |
Quang Thành
" alt=""/>Tâm sự của người đàn ông dân tộc trong căn nhà rách nátVới công chức, viên chức có hệ số lương trên 3,00 điều chỉnh hệ số thu nhập tối đa từ 1,2 giảm còn 0,6 lần.
![]() |
Giáo viên TP.HCM sẽ bị giảm thu nhập tăng thêm (Ảnh: Thanh Tùng) |
Đối với người có hệ số lương từ 3,00 trở xuống điểu chỉnh hệ số thu nhập tăng thêm tối đa từ 1,2 lần giảm còn 0,8 lần.
Thời gian áp dụng từ ngày 1/1/2020.
Theo Nghị quyết 03 năm 2018 của HĐND TP.HCM thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức xếp loại xuất sắc năm 2018 tăng tối đa 0,6 lần so với tiền lương, năm 2019 là 1,2 lần,
Tại cuộc họp bất thường của HĐND TP.HCM ngày 27/3 đã thông qua đề xuất hỗ trợ người lao động bị mất việc do dịch Covid-19 (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp) bao gồm cả giáo viên, nhân viên cơ sở mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ.
Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số ngày thực tế lao động bị mất việc, tối đa không quá 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6).
Theo tính toán, tổng số người lao động được hỗ trợ là 600.000 người, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.800 tỷ đồng.
Như vậy với hướng dẫn mới nhất này một giáo viên trung học có hệ số 4,98 (tương đương bậc 9), nếu được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mỗi qúy (3 tháng) sẽ có có 26,7 triệu đồng thì nay giảm còn hơn 13,3 triệu.
Còn một giáo viên phổ thông có hệ số 3 (tương đương bậc 3) mỗi quý có 16 triệu đồng thu nhập tăng thêm nay còn 10,7 triệu đồng.
Hiện nay TP.HCM có gần 80.000 giáo viên từ mầm non đến THPT (bao gồm cả GDTX).
Lê Huyền
- Giáo viên TP.HCM đang mang thai, có con dưới 1 tuổi hoặc đang bị bệnh, bị giảm thu nhập do dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ 1,2 triệu đồng.
" alt=""/>Hàng chục nghìn giáo viên ở TP.HCM bị giảm thu nhập tăng thêm