Bà Rịa - Vũng Tàu có đầy đủ các yếu tố phù hợp về thời tiết (tương tự Singapore) và điều kiện sân bãi chất lượng cao phục vụ cho kế hoạch luyện quân của HLV Park Hang Seo.
Trong chuyến tập huấn này, tuyển Việt Nam có 48 thành viên gồm HLV trưởng Park Hang Seo, 6 trợ lý HLV, 1 cán bộ chuyên môn, 2 phiên dịch, 4 bác sĩ, 1 săn sóc viên và 33 cầu thủ.
Ở bản danh sách sơ bộ được HLV Park Hang Seo công bố trước đó, tuyển Việt Nam vẫn giữ nguyên những gương mặt vừa tham dự các trận đấu tại vòng loại thứ ba World Cup 2022, trong đó 8 cầu thủ được đôn lên từ U23 Việt Nam. Đáng chú ý, Đình Trọng và Minh Vương đã được triệu tập trở lại sau chấn thương.
Trong thời gian này, uyển Việt Nam tập kín hoàn toàn nhằm phòng chống dịch Covid-19, chỉ thực hiện đấu nội bộ. Ngày 1/12, độilên đường sang Singapore tham dự AFF Cup 2020. Trước ngày lên đường, HLV Park Hang Seo sẽ rút gọn danh sách xuống còn 30 cầu thủ.
![]() |
![]() |
Tuyển Việt Nam bước vào chiến dịch AFF Cup 2020 |
Tại AFF Cup 2020, tuyển Việt Nam nằm ở bảng B cùng Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Trong chia sẻ mới đây với báo chí, HLV Park Hang Seo cho biết mục tiêu của tuyển Việt Nam là vào bán kết, sau đó mới tính tới chuyện bảo vệ ngôi vô địch.
HLV Park Hang Seo bổ sung thủ môn đấu AFF CupHoài niệm một thời khốn khó,
thương mẹ cha vất vả tảo tần
Cõng nắng, gánh sương
khoai ngô ghé cơm qua mùa giáp hạt
Con lớn lên như cây rừng vươn tìm ánh sáng
Mặc gió, mặc giông, mặc mưa bão
mẹ cha làm lá chắn
Bao lời dạy xưa hải hồ không bằng suối nguồn lòng mẹ
Không sánh bằng sừng sững dáng núi cao vời vợi tình cha
Qua tháng, qua năm chữ Tâm không thẹn với đất trời
Ai đạp lên nhân nghĩa
Ai lươn lẹo cầu danh
Cuộc đời ngắn - dài
con đường ta lựa chọn
Sống nhiều năm chắc gì tri mệnh
Tự hão huyền chỉ thêm nhục cha ông
Con đi qua cuộc đời này
"Giấy rách giữ lấy lề"
Lấy nghĩa nhân đối xử với người
Cần chi bã vinh hoa
Cần chi mùi phú quý
Cha mẹ cho con hình hài
Người cho con trí huệ
Một đoá Sen hồng soi lối đường con đi
Dẫu còn trầy trật
Dù lắm lo toan
Con đường ấy con đi chưa bao giờ hổ thẹn
Chưa bao giờ nhụt chí quay lưng
Lấy niềm vui của người làm hạnh phúc tự thân
Con sẽ sống như đạo lý mẹ cha từng răn dạy
"Sống vì người, ta sẽ thấy bình an"...
Lê Viết Hòa(Lê Vân)
“Do thiếu cung trong lúc tổng “cầu” rất lớn, mà theo quy luật cung-cầu đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua, biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của nước ta cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở. Trong khi so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6-7 lần thu nhập” – HoREA nêu.
Hiệp hội cũng chỉ ra tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị mất cân đối "lệch pha" về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong nguồn cung nhà ở mới năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.
Điều này dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP.HCM trong giai đoạn 2016 - 2021 là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, mà về tiềm năng thì nguồn thu này có thể đạt trên dưới 10% mới phù hợp.
Theo HoREA, các "bất cập" này bắt nguồn từ các nguyên nhân do vướng mắc từ quy định pháp luật, hạn chế trong khâu thực thi pháp luật, việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp và lực lượng "phi chính thức" (đầu nậu, cò đất cò nhà…) trên thị trường.
Tăng nguồn cung kéo giảm giá nhà
Trước thực tế trên HoREA đã đề xuất hàng loạt giải pháp cấp bách nhằm làm tăng nguồn cung nhà ở thương mại, nhà ở xã hội để kéo giảm giá nhà và bình ổn thị trường bất động sản.
Trong đó, HoREA đề xuất gỡ vướng cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra theo hướng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước (nếu có). Sau đó cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện dự án, hoặc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng.
Hiệp hội cũng đề xuất Bộ Tài nguyên Môi trường trình Chính phủ chỉ đạo các địa phương khẩn trương ban hành quy định tiêu chí tách thành dự án độc lập đối với phần diện tích “đất công” nằm xen kẽ trong dự án nhà ở để đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất.
Đối với phần diện tích “đất công” nằm xen kẽ trong dự án nhà ở nhưng không đủ điều kiện tách thành dự án độc lập thì thực hiện giao, thuê đất cho chủ đầu tư để góp phần làm tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, HoREA đề xuất giao Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp xây dựng quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại “chuẩn” để các địa phương trong cả nước thống nhất thực hiện, góp phần tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở thương mại cho thị trường.
Ngoài ra, Hiệp hội còn đề xuất giải pháp cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được hoán đổi nhà ở xã hội tương đương quỹ đất 20% của dự án nhà ở thương mại để đảm bảo nguồn cung nhà ở xã hội và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Đáng chú ý, HoREA còn đề xuất giải pháp "lành mạnh hóa" thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hiện có tâm trạng "bất an, lo lắng" trong một số lãnh đạo doanh nghiệp bởi với một "rừng" thủ tục hành chính và nhiều quy định pháp luật "chồng chéo, rối rắm", doanh nghiệp rất "sợ vướng rủi ro pháp lý" trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
HoREA đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 163/2018 và Nghị định 81/2020 để chấn chỉnh và đảm bảo hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng cho nhà đầu tư và khách hàng.
Cùng với đó là việc bổ sung các quy định chặt chẽ về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Quy định cụ thể việc sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích…
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác tới thăm khu nhà ở xã hội Becamex tại phường Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương mới đây, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đang triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023, trong đó có các chính sách liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng, đồng thời quy hoạch, dành quỹ đất tương xứng và đa dạng hóa nguồn lực tài chính để phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị, khu công nghiệp lớn, các trung tâm phát triển kinh tế - xã hội...
Có thể thấy, ngay từ đầu năm, hàng loạt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang được khởi công xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng trên cả nước. Tổng công ty Viglacera đã khởi công 2 khu nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh và Ðông Mai, Quảng Ninh. Tổng công ty Ðầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) khởi công dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và sẵn sàng khởi công 4 dự án tiếp với tổng diện tích sàn hơn 230.000m2, với gần 2.560 căn hộ.
Tại tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC đã khởi động xây dựng hàng loạt dự án nhà ở xã hội ở những khu vực đông công nhân lao động như thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, huyện Bàu Bàng.
Thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, ngay trong tháng 4 này, cũng sẽ khởi công 3 dự án nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh, quy mô hơn 1.300 căn hộ.
" alt=""/>Bất động sản tăng sốc giá nhà cao gấp 20 lần thu nhập