- Sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu ở phòng khám tư,ýtmanghọakhicắtbaoquyđầuởphòngkhámtưlịch thi đấu afc cup dương vật của nam thanh niên sưng bầm, chảy máu đầm đìa. Nửa đêm người này phải tới bệnh viện cầu cứu bác sĩ.
- Sau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu ở phòng khám tư,ýtmanghọakhicắtbaoquyđầuởphòngkhámtưlịch thi đấu afc cup dương vật của nam thanh niên sưng bầm, chảy máu đầm đìa. Nửa đêm người này phải tới bệnh viện cầu cứu bác sĩ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh thảo luận, xem xét, đánh giá tổng thể, rà soát trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo UBND tỉnh (đặc biệt là điều kiện phải có học vị tiến sĩ) và thống nhất quyết nghị phân công ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm giữ chức danh hiệu trưởng nhà trường.
Cũng theo UBND tỉnh Quảng Ninh, căn cứ vào Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, Nghị định 99/2019 của Chính phủ và thông báo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng Trường ĐH Hạ Long đã tổ chức họp để bầu chức danh hiệu trưởng. Kết quả 100% thành viên nhất trí bầu ông Nguyễn Văn Thắng kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường ĐH Hạ Long, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Căn cứ vào kết quả bầu, Hội đồng Trường ĐH Hạ Long đã trình UBND tỉnh. Ngày 18/5, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định công nhận ông Thắng là hiệu trưởng Trường ĐH Hạ Long.
“Với vai trò là chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Thắng luôn quan tâm chỉ đảo trực tiếp, sâu sát mọi hoạt động của nhà trường từ xây dựng chính sách, tập trung nguồn lực đến tìm kiếm đối tác quốc tế để liên doanh liên kết, hợp tác đào tạo.
Ông Thắng cũng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành đào tạo của trường. Việc quy định hiệu trưởng trường đại học có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học là tiêu chuẩn mang tính định tính, có thể vận dụng đối với trường hợp của đồng chí Nguyễn Văn Thắng "trong trường hợp rất cần thiết này".
Mặt khác, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng không quy định bắt buộc chức danh hiệu trưởng là cán bộ cơ hữu của trường đại học” - UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định.
Lê Huyền
- Ông Nguyễn Văn Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vừa được công nhận là hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng trường đại học.
" alt=""/>Quảng Ninh giải thích chuyện Chủ tịch tỉnh kiêm nhiệm hiệu trưởng đại họcChiều 4/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến kiểm tra công tác tổ chức dạy và học trong điều kiện giãn cách vì Covid-19 tại Trường THPT Phan Đình Phùng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch chung của ngành nhưng thời gian qua, cán bộ, giáo viên đã rất kiên trì, vất vả để vượt lên khó khăn.
Trong thời gian này, Bộ trưởng đề nghị các trường tiếp tục tăng cường thời gian dạy trực tuyến, trực tiếp đối với khối lớp 9, 12, đảm bảo kết thúc chương trình năm học theo kế hoạch chung.
Cụ thể, giáo viên có thể tích hợp bài giảng trực tiếp với bài giảng truyền hình, ưu tiên học sinh các lớp chuẩn bị thi cuối cấp có số buổi học trong tuần nhiều hơn; các khối lớp còn lại có thể học cách nhau để đảm bảo giãn cách và an toàn. Một số nội dung của những khối lớp này có thể để lại sang đầu năm học mới.
Đối với khâu kiểm tra thi cử, Bộ trưởng Nhạ cho rằng các trường không nên nặng nề, hình thức. Thay vào đó sẽ kiểm tra bằng các câu hỏi căn bản, giảm bớt số lần kiểm tra để không tạo sự căng thẳng cho học sinh. Tương tự, đối với các bài thi học kỳ, từ cách ra đề thi đến nội dung cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế, không tạo áp lực cho người học.
Bộ trưởng kiểm tra điều kiện dạy và học của nhà trường
Trong buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng bày tỏ mong muốn được lắng nghe những trăn trở của học sinh và giáo viên về việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Ông cho rằng, có hai điểm đã giúp giải tỏa tâm lý của học sinh và các trường đại học, là việc vẫn duy trì điểm thành phần của bài thi tổ hợp và mục đích của kỳ thi này.
Người đứng đầu ngành giáo dục một lần nữa nhấn mạnh, mục đích của kỳ thi này không chỉ để xét tốt nghiệp như mọi người vẫn nghĩ, mà để đánh giá chất lượng học tập của học sinh sau 12 năm học phổ thông.
“Sau 12 năm, cần có một kỳ thi nghiêm túc để kiểm tra xem học sinh đã đạt chuẩn đầu ra hay chưa. Căn cứ vào chuẩn đầu ra ấy, nếu học sinh đạt yêu cầu sẽ được xét tốt nghiệp.
Trên mức đạt còn có nhiều mức khác và có tính phân hóa chứ không phải dàn bằng như nhau. Độ phân hóa ấy nếu hợp lý, các trường đại học cũng có thể sử dụng kết quả này được”.
Ngoài ra, cần thiết phải có một kỳ thi chung để nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của từng môn; từ đó giúp ngành điều chỉnh lại nội dung chương trình môn học cho phù hợp.
“Chương trình giống nhau nhưng điều kiện ở các địa phương khác nhau, việc cho điểm đôi khi cũng khác nhau. Nếu không có mặt bằng chung cho cả nước thì sẽ rất khó đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Chính vì vậy, kỳ thi này Bộ vẫn phải ra đề để nhìn được chất lượng toàn quốc, từ đấy biết chỗ nào cần điều chỉnh và khuyến cáo những chính sách tốt hơn”.
Bộ trưởng lắng nghe chia sẻ của giáo viên
Trước những lo lắng của giáo viên về cách thức tổ chức kỳ thi, Bộ trưởng khẳng định sẽ tăng cường đảm bảo kỳ thi diễn ra khách quan, trung thực. Dự kiến trong tuần này, Bộ sẽ ban hành quy chế tuyển sinh.
"Phương án tuyển sinh của các trường đưa ra phải có cơ sở, tính toán chứ không phải được phép đưa ra tổ hợp này, tổ hợp kia gây khó khăn cho thí sinh. Ngay cả kỳ thi riêng cũng không phải dễ dàng. Để được tổ chức kỳ thi riêng, các trường phải thỏa mãn rất nhiều yêu cầu", Bộ trưởng nói.
Về việc sử dụng điểm học bạ để xét tốt nghiệp, ông Nhạ cho biết, hiện nay tất cả các trường đều sử dụng sổ điểm điện tử, do vậy rất minh bạch. Phổ điểm thi tốt nghiệp cũng rất minh bạch. Do đó khi đối sánh, nếu địa phương nào, trường nào có phổ điểm thi tốt nghiệp thấp, trong khi điểm học bạ cao là có vấn đề.
Do đó, Bộ trưởng cho rằng, vấn đề chấm điểm các trường cũng cần phải nghiêm túc, tránh tình trạng nhiều trường đại học sử dụng điểm học bạ, từ đó dẫn tới hiện tượng làm đẹp học bạ.
Thúy Nga
Minh Tú cho biết lớp em được tách ra ngồi 2 phòng liền kề để đảm bảo giãn cách.
" alt=""/>Bộ trưởng Giáo dục: 'Đừng nặng nề kiểm tra cuối kỳ'