Mới đây, mỹ nhân người Nhật Bản Aya Miyoshi đã gây tranh cãi khi chia sẻ trong một chương trình truyền hình rằng cô vẫn tắm chung với bố cho đến năm 20 tuổi.
" alt=""/>Hai kỹ năng cơ bản bố mẹ giúp con điều tiết cảm xúcSinh ra tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), chị Vũ Thị Xuân (28 tuổi) từng có công việc ổn định ở quê nhà. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người đàn ông Hàn Quốc hơn mình 15 tuổi, chị đã quyết định rời xa gia đình, sang thành phố Tongyeong thuộc tỉnh Gyeongsang Nam (Hàn Quốc) làm dâu.
![]() |
Ảnh cưới của vợ chồng chị Xuân. |
Chị chia sẻ: ‘Tôi quen anh năm 24 tuổi, qua sự giới thiệu. Ở quê tôi nhiều người lấy chồng Hàn Quốc nhưng tôi khá e ngại. Tôi lo rằng anh hơn mình nhiều tuổi, bất đồng ngôn ngữ. Nếu lấy anh, tương lai sẽ ra sao?
Lúc đó tôi chưa biết tiếng, mọi giao tiếp đều có phiên dịch. Dần dần tôi cảm nhận được tình cảm chân thành của anh dành cho mình. Cả hai thân thiết hơn, tôi bắt đầu đi học tiếng Hàn để giao tiếp, trò chuyện với anh’.
Sau đám cưới theo kiểu truyền thống ở Việt Nam, chị Xuân theo chồng về nước.
‘Tongyeong là thành phố ven biển, tập trung đông người Việt Nam sinh sống. Hai vợ chồng ở riêng trong căn hộ nhỏ xinh. Nhà bố mẹ chồng cách nơi tôi sống khoảng 15 phút lái xe. Chồng tôi kinh doanh trong một khu chợ.
Những ngày mới sang, tôi bị trầm cảm vì chưa kịp thích nghi với môi trường, văn hóa quê chồng. Tiếng Hàn tôi cũng mới chỉ bập bõm vài câu, chưa thể giao tiếp trôi chảy. Nhiều câu người ta nói tôi không hiểu. Cảm giác rất lạc lõng.
May mắn nhờ bố mẹ chồng thương yêu, chồng quan tâm, tôi cũng vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Mẹ chồng biết tôi bỡ ngỡ, bà không hề tạo áp lực mà tận tình hướng dẫn tôi mọi thứ. Lúc nào nói tôi không hiểu, bà ra hiệu bằng tay’, cô dâu Việt kể.
![]() |
Vợ chồng chị Xuân bên con trai út. |
Gia đình chồng chị Xuân có tư tưởng khá hiện đại. Thay vì bắt con dâu ở nhà, sinh con ngay, họ tạo điều kiện để chị đi làm, mở mang kiến thức, giao lưu với mọi người.
‘Tôi đi làm hơn một năm mới sinh con đầu lòng. Đa số việc nhà, chồng tôi đảm nhiệm. Anh thuộc mẫu người của gia đình, tâm lý. Làm việc vất vả cả ngày nhưng về vẫn phụ vợ rửa bát, hút bụi, giặt quần áo và thay bỉm cho con. Anh chăm con khéo léo hơn tôi nhiều.
Cuộc sống vợ chồng tôi khá bình dị, không giàu có nhưng vui vẻ. Ông xã lúc nào cũng dành hết điều tốt đẹp cho vợ con.
Ông xã tôi yêu Việt Nam, những trận có đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu, anh đều theo dõi. Thời điểm các tuyển thủ U23 Việt Nam sang Tongyeong tập huấn, chồng tôi nghỉ làm, đưa vợ con đến sân vận động chào hỏi mọi người’, chị Xuân mỉm cười cho biết thêm.
![]() |
Chị Xuân chụp ảnh cùng HLV Park Hang Seo khi đội tuyển U23 tập huấn tại Tongyeong. |
Tết xa xứ vẫn đủ bánh chưng, dưa hành
Theo lời chị Xuân, Tết của người Hàn Quốc cũng giống Việt Nam. Tuy nhiên, người Hàn chỉ ăn Tết trong 3 ngày: Mùng 1, mùng 2 và mùng 3.
Vào ngày 30 Tết, các gia đình lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để 'tẩy trần'.
Nhà nào cũng treo ‘Bok jo ri’ ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn quan niệm, treo vật này ngoài cửa sẽ nhận được phúc lộc quanh năm.
![]() |
Mâm cơm cúng ngày đầu năm tại nhà chồng chị Xuân. |
‘5 giờ sáng mẹ chồng tôi sẽ dậy chuẩn bị bày mâm cúng. Thường các đồ cúng được chuẩn bị sẵn. Tôi cũng đến từ chiều hôm trước giúp đỡ mẹ.
Các con cháu quây quần cùng ông bà làm lễ. Ngày mùng 1 Tết có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Mọi người mặc trang phục truyền thống Hanbok, cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình. Người lớn tuổi sẽ chuẩn bị tiền mừng tuổi hoặc món quà cho các cháu.
Bên cạnh hoa quả, mẹ chồng tôi chuẩn bị: Cá rán, đậu rán, trứng rán, thịt rán trứng, khoai lang rán bột mì, bánh tấc, thịt luộc’, chị Xuân kể.
Với tổ ấm nhỏ của mình, chị Xuân mua bánh chưng, dưa hành, giò chả cúng vào dịp đầu năm, để con biết thêm về văn hóa quê mẹ.
‘Tôi làm thêm nem rán, món cuốn của Thủy Nguyên (Hải Phòng), nấu thêm bát canh khoai tây cà rốt. Chồng tôi thích món ăn Việt nên anh rất hào hứng vào bếp, cùng vợ chế biến. Riêng món nem, anh thường xung phong gói’, người phụ nữ này nhớ lại.
Làm dâu Hàn Quốc hơn 3 năm, có cuộc sống hôn nhân vô cùng hạnh phúc, sinh được 2 cậu con trai kháu khỉnh nhưng mỗi dịp Tết đến, chị đều da diết nhớ quê hương.
‘Tết đầu tiên xa quê thực sự là kỷ niệm khó phai. Tôi nhớ bố mẹ, nhìn cảnh người ta quây quần, chúc tụng nhau, mình cũng chạnh lòng. Tự nhiên nước mắt trào ra, chồng thương, đưa tôi đi chơi, gặp gỡ bạn bè Việt Nam đang sống tại Hàn Quốc.
Giao thừa bên này không bắn pháo hoa mà mọi người ngồi chơi bài, hàn huyên. Không khí cũng không nhộn nhịp, tấp nập như ở Việt Nam nên lúc đó tôi khá hẫng hụt.
Năm nay, chồng tôi có kế hoạch đưa vợ con về quê ngoại ăn Tết khoảng 10 ngày. Anh đã đặt vé máy bay. Dự kiến gia đình tôi sẽ về Việt Nam vào ngày 20/1/2020. Sau Tết, anh sẽ đón bố mẹ vợ sang du lịch Hàn Quốc’, chị Xuân bộc bạch.
Lửa bùng lên. Mọi người quây quần bên ánh lửa. Nồi bánh chưng của người Việt trên đất Úc sôi lên sùng sục mang thanh âm ngày Tết...
" alt=""/>Tết xa xứ đủ bánh chưng, dưa hành của nàng dâu Việt ở Hàn QuốcBáo cáo Panorama đã phát hiện các bằng chứng rõ ràng về gian lận tại một số trung tâm ETS: nhân viên giúp thí sinh thay thế bài thi của họ bằng bài của người thi hộ.
Tuy các vụ gian lận này không diễn ra ở tất cả 90 trung tâm ETS tại Anh nhưng Bộ Nội Vụ nước này quyết định hủy visa của khoảng 35.000 sinh viên quốc tế đã tham gia kỳ thi TOEIC của ETS từ 2011 đến 2014 với lý do nghi ngờ kết quả thi.
Việc này khiến nhiều sinh viên phải đối mặt với việc bị trục xuất, một số bị bắt giữ. Nhiều nơi còn đột kích vào ký túc xá lúc sáng sớm, trục xuất 2.500 sinh viên, hàng nghìn người khác phải tự nguyện rời Anh.
Trong các cuộc phỏng vấn do The Guardian thực hiện suốt những năm qua, nhiều sinh viên cho biết họ bị tạm giam trước khi bị trục xuất về nước.
Những người ở lại trở thành vô gia cư và không có tiền, vật lộn để kiếm sống trong khi vẫn cố gắng đấu tranh chống các cáo buộc. Nhiều người rơi vào trầm cảm vì mất cả tiền và danh tiếng.
Trường hợp đặc biệt đau lòng là của một sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân văn học Anh. Nam sinh bị cáo buộc thuê người thi hộ dù anh khẳng định mình lớn lên trong môi trường song ngữ và có khả năng sử dụng tiếng Anh rất tốt. Anh đã bị mất việc.
Cuộc chiến 10 năm
Chỉ một số ít sinh viên tìm cách kháng cáo thông qua các thủ tục pháp lý bởi các khoản chi phí có thể lên tới hơn £20,000 (khoảng 654.6 triệu đồng).
Tính đến nay, hơn 3.600 sinh viên đã kháng cáo thành công, nhưng đối với nhiều người, thiệt hại đã quá lớn: tương lai bị hủy hoại, danh tiếng bị hoen ố và sự nghiệp học tập bị đổ vỡ.
Người đàn ông 36 tuổi Sabtain Umer đến từ Pakistan đã dành 9 năm đấu tranh để được ở lại Anh, theo The Pie News.
Năm 2013, Umer đã vượt qua kỳ thi TOEIC như một phần trong yêu cầu cấp thị thực để theo đuổi khóa học sau đại học. Tuy nhiên, vào năm 2014, Bộ Nội vụ cáo buộc Umer thuê người làm bài hộ. Anh bị thu hồi thị thực và được lệnh phải rời khỏi Anh ngay lập tức.
Umer khẳng định mình vô tội và quyết định ở lại theo đuổi pháp lý. Mặc dù Umer được xóa mọi cáo buộc hình sự vào năm 2017 nhưng anh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như bị chậm trễ cấp thị thực và rắc rối khi đăng ký học. Vụ bê bối đã khiến Umer rơi vào trầm cảm và không thể gặp gia đình trong suốt một thập kỷ.
Cách xử lý vụ việc này của Bộ Nội vụ Anh bị chỉ trích mạnh mẽ vì chỉ dựa vào các bằng chứng sai và không đầy đủ. Mặc dù báo cáo Panorama đã phát hiện các vụ gian lận rõ ràng tại một số trung tâm kiểm tra nhưng kết luận của Bộ Nội vụ rằng 97% các kết quả thi đều có nghi ngờ đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
Các nhà lập pháp Anh đã lên tiếng ủng hộ sinh viên bị ảnh hưởng từ quyết định của Bộ Nội vụ. Nghị sĩ Đảng Lao động Stephen Timms đã giúp đỡ nhiều sinh viên trong khu vực của mình kháng cáo. Ông mô tả hành động của Bộ Nội vụ Anh là "hoàn toàn không công bằng" và cho rằng nhiều sinh viên đã bị "hủy hoại cuộc đời" vì những cáo buộc sai trái.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Anh cho biết: “Chúng tôi không chấp nhận việc lạm dụng hệ thống nhập cư. Những ai vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thích đáng, bao gồm cả hành vi gian lận trong các bài kiểm tra tiếng Anh. Các tòa án đã xác nhận có đủ bằng chứng để hành động và chúng tôi tin rằng các quy trình pháp lý cần được tiến hành đầy đủ và đúng đắn”.
" alt=""/>Vụ 35000 thị thực du học bị thu hồi vì TOEIC: Sinh viên vẫn đấu tranh sau 10 năm