
Có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, Tiến sĩ người Ấn Độ Richa Garg chia sẻ về một số hạn chế của trà xanh trên Practo:
Trà xanh hầu như an toàn cho người lớn khi uống ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, uống quá nhiều, hơn 3 cốc mỗi ngày, dễ gây ra các tác dụng phụ, thường do chất caffeine và tannin có trong trà.
Tác dụng phụ bao gồm nhức đầu từ nhẹ đến nghiêm trọng, căng thẳng, các vấn đề về giấc ngủ, nôn mửa, tiêu chảy, cáu gắt, nhịp tim không đều, run rẩy, ợ nóng, chóng mắt, ù tai, co giật, lú lẫn. Ngoài ra, một số người không nên uống trà xanh.
Bệnh nhân có vấn đề dạ dày
Tannin có trong trà xanh làm tăng axit trong dạ dày, dễ gây đau bụng, buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, bạn không được uống trà xanh khi đói. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit cũng không nên uống quá nhiều. Một nghiên cứu kết luận trà là chất kích thích mạnh axit dạ dày, có thể giảm bớt bằng cách thêm sữa và đường.
Người thiếu sắt, thiếu máu
Catechin trong trà xanh có thể làm giảm hấp thu sắt từ thức ăn. Chiết xuất trà xanh làm giảm 25% khả năng hấp thụ sắt không phải heme. Đây là loại sắt có trong trứng, sữa và thực phẩm từ thực vật như đậu.
Vitamin C làm tăng hấp thu sắt không heme, vì vậy bạn có thể vắt chanh vào trà hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin C khác như bông cải xanh để bù đắp. Bạn cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ (bò, lợn, bê) hay cá hồi, cá rô, cá ngừ.
Theo Viện Ung thư Quốc gia, uống trà giữa các bữa ăn dường như ít ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt hơn.
Người nhạy cảm với caffeine
Trà xanh có chứa caffeine. Hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến hồi hộp, lo lắng, nhịp tim bất thường và run. Một số người không có khả năng dung nạp caffeine sẽ bị các triệu chứng đó ngay cả khi uống ít trà.
Dùng đồ uống có nhiều caffeine cũng có thể cản trở hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và tăng nguy cơ loãng xương.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Trà xanh có chứa caffeine, catechin và axit tannic. Cả ba chất này đều có liên quan đến nguy cơ khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, uống trà xanh với lượng nhỏ, khoảng 2 cốc mỗi ngày là an toàn. Lượng trà xanh này cung cấp khoảng 200mg caffeine.
Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 tách trà xanh/ngày có liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai và các tác động tiêu cực khác. Caffeine đi vào sữa mẹ dễ ảnh hưởng đến trẻ. Uống nhiều có thể gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, một số nhóm nên hạn chế uống trà xanh như người bị rối loạn cảm xúc, bệnh tim, tiêu chảy, tăng nhãn áp, bệnh gan, đang uống thuốc.
Trẻ em cũng không nên uống trà xanh do tannin có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng như protein và chất béo ở trẻ. Caffeine cũng có thể dẫn đến kích thích quá mức.
Nhiều người cao tuổi hiểu được điều này, song vẫn chủ quan trước các vấn đề răng miệng. BS. Võ Hoàng Anh tại phòng khám nha khoa Mira lý giải: “Người cao tuổi thường có ý nghĩ: “Già ai mà chẳng mất răng, mất rồi thì đành chịu vậy chứ đi làm răng vừa đau, vừa tốn kém”. Thế là bố mẹ cứ thế chịu đựng, dù cho việc ăn nhai không tốt có thể khiến bản thân suy nhược, sức khỏe xuống dốc… Điều quan trọng nhất vẫn là ý thức và sự quan tâm của chính những người con trong gia đình”.
Với nha sĩ, BS. Hoàng Anh cho rằng trong quá trình điều trị nha khoa cho người lớn tuổi, thách thức lớn nhất của bác sĩ chính là kiểm soát tốt bệnh lý nền, hiểu rõ những ảnh hưởng của bệnh lý nền để đưa ra phương án thích hợp. Nhiều trường hợp không chỉ mắc bệnh tiểu đường mà còn kèm theo cao huyết áp, suy tim…; nên khi thực hiện điều trị nha khoa, nhất là nhổ răng, bác sĩ phải đánh giá sức khỏe toàn thân của bệnh nhân kỹ càng.
“Thông thường các loại thuốc gây tê có chất co mạch làm tăng huyết áp nên sẽ không thích hợp dùng trong điều trị nha khoa cho người lớn tuổi bị cao huyết áp. Trong trường hợp này, bác sĩ phải chọn loại thuốc tê không có chất co mạch. Với người bị các bệnh lý tim mạch, khi nhổ răng cần có can thiệp cầm máu tốt. Nguyên nhân vì bệnh nhân tim mạch thường dùng thuốc chống đông máu nên máu sẽ loãng hơn, khó đông hơn người trẻ. Vì thế, sau nhổ răng cần có biện pháp cầm máu tốt, giúp vết thương mau lành hơn”, BS. Hoàng Anh nói.
Địa chỉ khám chữa răng cho người cao tuổi
Khi lựa chọn nơi khám chữa răng, nhiều người chú ý đến các phòng khám bệnh hiện đại, quy tụ các bác sĩ có tay nghề cao. Ở TP.HCM, phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt thuộc Công ty TNHH Nha khoa Mira được nhiều người biết đến.
Phòng khám có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm từng làm việc ở Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM… Hướng đến sự chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ y, bác sĩ ở phòng khám thấu hiểu tâm lý, nỗi lo lắng của người lớn tuổi khi khám răng. Trước, trong và sau quá trình điều trị, các bác sĩ đều trò chuyện, tìm hiểu bệnh nền, giải đáp, tư vấn giải pháp tận tình nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy yên lòng, thoải mái.
BS. Hoàng Anh cho biết, trong điều trị, phòng khám ưu tiên sử dụng thuốc tê không co mạch dành cho người cao tuổi, nỗ lực cầm máu tốt sau nhổ răng, mọi thủ thuật đều được thực hiện nhẹ nhàng nhất có thể để giảm thiểu tình trạng chảy máu răng, gây đau. Phòng khám hạn chế tối đa việc thực hiện tiểu phẫu khi điều trị cho người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, phòng khám ưu tiên những phục hình khác đơn giản hơn, ít tốn kém hơn trồng răng Implant là: phục hình tháo lắp hoặc phục hình cố định. “Bác sĩ có thể tái tạo răng từ chính chân răng của bệnh nhân, giúp người lớn tuổi đỡ chịu đau khi phải làm tiểu phẫu cắm Implant mà kết quả tương tự. Thời gian hồi phục nhanh, lắp răng nhanh giúp người lớn tuổi ăn nhai tốt, đảm bảo sức khỏe toàn thân”, BS. Hoàng Anh giải thích.
Đặc biệt, phòng khám có đủ thiết bị, máy móc hiện đại để thực hiện xét nghiệm, tiểu phẫu, khám chữa bệnh như: 5 ghế điều trị nha khoa; máy CT conebeam CT 3D kavo Pro áp dụng công nghệ giảm liều low dose technology đạt chất lượng hình ảnh tốt; máy scan nha khoa 3shape trios move tiện lợi, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân trong quá trình lấy dấu chỉnh nha, phục hình, mô phỏng kết quả đạt được sau điều trị; khử khuẩn bằng nồi hấp class B Castellini; máy piezotome với đầu rung siêu âm giúp nhổ răng khôn nhẹ nhàng, nhanh chóng, giảm sưng đau sau nhổ; trong điều trị tủy, phòng khám trang bị: máy nội nha, máy định vị chóp, thuốc MTA, biodentine được áp dụng trong điều trị tủy răng tương hợp sinh học…
Tấn Tài
" alt=""/>Chăm sóc răng miệng đúng cách cho người cao tuổiĐau tim phổ biến ở người trẻ như thế nào?
Theo Yahoo, cách đây không lâu, các cơn đau tim thường chỉ phổ biến ở người lớn tuổi. Rất hiếm khi bệnh nhân dưới 40 tuổi. Giờ đây, Viện Trao đổi chất Tim mạch Canada cho biết cứ năm người bị đau tim thì có một người dưới 40 tuổi. Thậm chí, có những trường hợp đang ở độ tuổi 20.
Từ năm 2000 tới 2016, tỷ lệ đau tim đã tăng 2% mỗi năm trong nhóm 20-30 tuổi.
Triệu chứng cơn đau tim ở người trẻ
Dấu hiệu cảnh báo đau tim ở người trẻ không khác với người trung niên hoặc người cao tuổi:
- Khó chịu ở ngực (đau tức ngực, nóng rát, nặng nề)
- Đổ mồ hôi
- Khó chịu phần thân trên (hàm, cổ, vai, cánh tay, lưng)
- Buồn nôn
- Khó thở
- Cảm giác lâng lâng
Một số chuyên gia y tế đã lưu ý rằng những người trẻ tuổi ngày nay dễ bị căng thẳng hơn, làm việc nhiều hơn bao giờ hết, không tập thể dục đủ, uống nhiều rượu hơn và không tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Tất cả đều góp phần gây ra đau tim.
Ai có nguy cơ bị đau tim?
Yếu tố nguy cơ gây đau tim là tình trạng sức khỏe hoặc thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Ví dụ, những người mắc bệnh động mạch vành, có lượng cholesterol cao hoặc mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị đau tim hơn.
Các yếu tố về lối sống bao gồm hút thuốc, không tập thể dục đầy đủ, thừa cân béo phì, bị căng thẳng, sử dụng thuốc kích thích hoặc ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu mắc bệnh tự miễn dịch hoặc có người thân bị bệnh tim, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những rủi ro trên là như nhau đối với cả người trẻ và người lớn tuổi.
Cách phòng chống
Những người trẻ tuổi có thể áp dụng một số cách để ngăn ngừa cơn đau tim, chủ yếu liên quan đến thay đổi lối sống. Bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim như ít muối, chất béo bão hòa và nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc.
Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên hoàn thành 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi tuần. Đó là tập aerobic, đi bộ, bơi lội và khiêu vũ, khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn, do đó giữ cho tim khỏe mạnh.
Ngoài ra, những người trẻ tuổi nên ngừng hút thuốc, uống ít rượu và giảm căng thẳng.
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim, hoặc bản thân mắc bệnh tự miễn dịch, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách ngăn ngừa cơn đau tim.