Hà Nội sẽ thực hiện toàn bộ thống kê y tế điện tử vào năm 2020
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 243/KH-UBND, triển khai thống kê y tế điện tử trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.
Trong bản kế hoạch vừa ban hành, Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu trong giai đoạn 2018-2020, triển khai phần mềm thống kê y tế do Bộ Y tế đã xây dựng sẵn; đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ tại 584 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã; 41 Bệnh viện; 2 Chi cục; 4 Trung tâm chuyên khoa thuộc ngành Y tế Hà Nội.
30 phòng Y tế quận, huyện, thị xã về thống kê y tế điện tử, hình thành mạng lưới cán bộ làm công tác thống kê y tế điện tử. Triển khai phần mềm thống kê y tế điện tử trên toàn TP. Hà Nội, phấn đấu đến năm 2020 toàn bộ công tác thống kê y tế được thực hiện trên môi trường mạng.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, UBND Thành phố triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó có việc triển khai, sử dụng phần mềm thống kê y tế do Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế xây dựng. Tạo tài khoản người dùng tại các đơn vị trực thuộc ngành Y tế Hà Nội bao gồm: 41 Bệnh viện, 2 Chi cục, 4 Trung tâm chuyên khoa, 30 Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 584 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; 30 phòng Y tế quận, huyện, thị xã; cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn quản trị hệ thống.
Ngoài ra, thành phố cũng tập trung công tác đào tạo tập huấn người sử dụng. Cụ thể, đối tượng gồm các phòng của Sở Y tế gồm các phòng: Kế hoạch Tài chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dược, Tổ chức cán bộ, Quản lý hành nghề y dược tư nhân; 41 Bệnh viện; 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã; Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm pháp Y, Trung tâm cấp cứu 115; Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Phòng Y tế trực thuộc 30 UBND quận, huyện, thị xã.
" alt=""/>Hà Nội sẽ thực hiện toàn bộ thống kê y tế điện tử vào năm 2020Điển hình như một 'cựu' chủ quán net có thâm niên tới 4 năm và hiện tại đã chuyển sang làm việc khác nhưng vẫn hết sức bức xúc với món nợ nguyên si lên tới 1,5 triệu đồng chẳng thể đòi được vẫn tồn tại suốt cả năm qua của mình. Mặc dù vậy, đây đã được coi là 'kỳ tích' bởi nhiều người còn cho nợ gấp tới... 10 lần như vậy trong quá trình kinh doanh!
Thực tế thì với nhiều chủ quán net thì số tiền này không đáng để so đo bởi doanh thu đã bù lại, song với các quán net nhỏ thì lại là một bài toán khó. Nhìn sơ qua thì trong số các 'con nợ' chỉ có vài người trả hết, còn đâu đều để lại 'cục tức' tương đối to cho chủ quán rồi biến mất, bùng luôn cả vài chục, thậm chí là cả trăm tiếng đồng hồ chơi chùa!
Nhìn chung, việc chơi nợ nên được các chủ quán net tìm cách... xoá sổ đi cho nhanh và đỡ 'nặng đầu'. Chỉ cần đơn giản là áp dụng hình thức hội viên toàn bộ, tức là nạp tiền vào tài khoản thì mới chơi được là xong, đỡ tốn công ghi chép mệt mỏi và đi tìm các đối tượng từng là khách quen trả tiền thậm chí còn khổ sở hơn nữa...
Theo GameK
" alt=""/>Thành quả làm net 4 năm của một chủ quán: Cục nợ 1,5 triệu chẳng đòi nổiĐể đảm bảo mua sắm trực tuyến an toàn, các chuyên gia Kaspersky Lab khuyên bạn nên sử dụng giải pháp an ninh mạng có thể bảo vệ các giao dịch trực tuyến và giữ an toàn cho tài khoản mua sắm (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Đại diện truyền thông tại Việt Nam của hãng bảo mật toàn cầu Kaspersky Lab vừa phát đi thông tin liên quan đến việc đảm bảo an toàn thông tin trong các hoạt động mua sắm trực tuyến thời gian gần đây.
Cụ thể, theo báo cáo “Từ niềm vui lễ hội đến đau đầu vì mật khẩu: Quản lý tiền trực tuyến trong Giáng Sinh” của Kaspersky Lab, mua sắm trực tuyến là một trong những hoạt động phổ biến nhất trên Internet, chỉ sau email. Trong khi 93% những người ý thức được các mối đe doạ tài chính thì 32% người đã bị lộ thông tin cá nhân vào tay kẻ xấu.
Các chuyên gia Kaspersky nhận định, thời điểm mua sắm bất tận đã bắt đầu bằng Black Friday vào tháng 11, tiếp đến là kỳ lễ Giáng Sinh, năm mới và các đợt giảm giá vào tháng 1/2019. “Điều cần ghi nhớ là tội phạm mạng đang ngày càng nhắm đến thông tin ngân hàng hoặc tài khoản mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng để bội thu trong mùa này”, chuyên gia Kaspersky Lab chia sẻ.
Sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến khiến cho hoạt động này ngày càng trở nên vô cùng “cám dỗ” với đông đảo người dùng nhưng thực tế một số người vẫn lo ngại về vấn đề bảo mật cho giao dịch trực tuyến của mình. Nhấn mạnh mối lo ngại này rất chính đáng, chuyên gia Kaspersky Lab cho hay: “Trong số 32% những người có thông tin tài chính bị tổn hại thì 26% không thể lấy lại được tiền. Các yếu tố có khả năng khiến mọi người gặp rủi ro về tài chính bao gồm khó khăn trong việc kiểm soát thông tin thanh toán sau khi chúng được sử dụng trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau và nhiều phương thức thanh toán có sẵn”.
Cũng theo Kaspersky Lab, mua sắm trực tuyến giống như ghé thăm một trung tâm mua sắm khổng lồ nơi mà mọi người có thể mua mọi thứ từ hàng chục nền tảng thương mại điện tử khác nhau. Không có gì ngạc nhiên khi người mua sắm chật vật để giữ tất cả thông tin thanh toán trực tuyến của họ trong tầm kiểm soát. Hơn một nửa (54%) số người lo lắng nhất về thông tin tài chính tội phạm mạng truy cập. Tuy nhiên, một phần ba (36%) số người được hỏi đã quên hoặc thậm chí không quan tâm đến các trang web và ứng dụng mà họ đã chia sẻ chi tiết thông tin tài chính của mình.
" alt=""/>Kaspersky: 32% người mua sắm trực tuyến bị thiệt hại tài chính trong mùa Giáng sinh 2018