 TP HCM dừng đào tạo chương trình Cambridge. Chị H., phụ huynh lớp 2/6 Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1), cho biết trước đây, khi thấy chương trình Cambridge quá nặng, học sinh học rất vất vả, chị cùng một số phụ huynh khác trong lớp từng làm đơn đề nghị nhà trường tổ chức một buổi đối thoại với phía EMG (đơn vị ủy quyền của Cambridge tại Việt Nam) để góp ý thiết kế chương trình sao cho phù hợp. Thế nhưng, mong muốn chính đáng của các phụ huynh đã không thể thực hiện khi đơn thư không được phản hồi.</p><table width=)
 |
Học sinh lớp tăng cường tiếng Anh ở Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10, TP HCM. Ảnh: Tấn Thanh |
Rút khỏi Cambrigde thì học gì đây?
“Tôi từng muốn rút con ra khỏi lớp Cambridge nhưng lúc đó có thông tin nếu muốn rút thì con phải chuyển vào học tại cơ sở 2 của trường ở khu chợ tạm nên phải cố cho con theo để được học ở trung tâm. Nay, với việc ngừng tuyển sinh Cambridge, tôi càng muốn rút con ra khỏi lớp này nhưng không học Cambrdge thì con tôi sẽ học chương trình tiếng Anh nào khi đang lỡ cỡ ở giữa cấp?” - chị H. lo lắng.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 5 cho biết trong 2 ngày vừa qua, rất nhiều phụ huynh hỏi thông tin muốn chuyển con sang lớp tiếng Anh thường - tức là tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh tăng cường và tiếng Anh theo đề án - thì phải làm thế nào? Theo vị hiệu trưởng này, tiếng Anh tự chọn càng ngày càng ít đi và phụ huynh cũng không thích chương trình này; tiếng Anh theo đề án hiện cũng rất ít lớp. Còn tiếng Anh tăng cường lại yêu cầu học sinh phải qua khảo sát, đạt các chứng chỉ: hết lớp 2 phải lấy được chứng chỉ Starters, xong lớp 4 phải có chứng chỉ Movers, xong lớp 5 phải có chứng chỉ Flyers. Mà các lớp tiếng Anh tăng cường cũng chỉ có hạn, nếu đột ngột chuyển học sinh đang theo học Cambridge sang lớp tăng cường thì khó có khả năng đáp ứng.Bên cạnh đó, lâu nay tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM không phân tuyến theo Cambridge mà theo hộ khẩu. Tức là những học sinh dù hoàn thành chương trình Cambridge ở bậc tiểu học nhưng khi lên bậc THCS, theo phân tuyến vào trường không dạy Cambridge (ở bậc THCS, chỉ có một vài trường dạy Cambridge) thì xem như việc học gián đoạn.
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1, cho biết với những học sinh học Cambridge, khi lên bậc THCS, muốn vào trường có tổ chức Cambridge thì chuyển hồ sơ về phòng để xem xét, giải quyết. Thế nhưng, một hiệu trưởng khác tại quận 1 nói rằng khi chương trình Cambridge ngưng tuyển sinh thì với những học sinh vừa hoàn thành chương trình ở bậc tiểu học xem như đứt đoạn.
Bất bình đẳng, khó thành công
Ở góc độ giáo dục, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng thật phi lý khi ngưng chương trình này để triển khai chương trình khác một cách đột ngột. Đáng ra Sở GD-ĐT TP HCM cần có sự đánh giá, cân nhắc, phải báo động trước khi ngưng.
PGS Tống băn khoăn: Liệu chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế có hay hơn, ưu việt hơn so với chương trình Cambridge? Sở phải thuyết minh được chương trình mới hay hơn, ưu việt hơn cụ thể ở những mặt nào để cho học sinh, phụ huynh được biết, tránh triển khai một chương trình mà chất lượng không rõ ràng, để rồi lại không đạt như kỳ vọng. “Việc thay đổi một chương trình học không thể do các nhà quản lý dùng quyền lực quyết định mà phải có hội đồng thẩm định gồm các nhà chuyên môn, những người giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh trực tiếp đánh giá trên cơ sở khoa học và khách quan. Không nên tạo tiền lệ “sự đã rồi” như vậy” - PGS Tống nói.
PGS Tống nêu thêm: Học sinh học chung trường, mặc cùng bộ đồng phục nhưng lại phân biệt có tiền mới được học chương trình này, không có tiền thì phải học chương trình khác là một điều rất sai lầm về mặt giáo dục. Những gia đình khá giả có thể cho con học thêm tiếng Anh như một môn học ngoại khóa ở bên ngoài, sở không nên đưa những chương trình có tính phân biệt như vậy vào trường công, gây sự bất bình đẳng trong giáo dục.
Cũng theo PGS Tống, Sở GD-ĐT TP cần cân nhắc việc sử dụng cơ sở vật chất công để triển khai các chương trình tiếng Anh nước ngoài và phải hạch toán, tính khấu hao hợp lý. Nếu được thì phải lấy thặng dư để bù cho các trường nghèo, học sinh nghèo để tránh bất công, lãng phí.
Một chuyên gia về tiếng Anh tại TP HCM - người đã từng tham gia biên soạn nhiều sách giáo khoa về tiếng Anh - cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai ông đã được biết qua và không thể đánh giá được chương trình này tốt hơn chương trình Cambridge. “Hiện chỉ có 10% trường học đủ điều kiện để triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp. Với điều kiện giảng dạy không phù hợp thì khó có thể duy trì một chương trình tiếng Anh thành công” - chuyên gia này nhận định.
Mù mờ về chuẩn chương trình
Nhận xét về chuyên môn, chuyên gia này cho rằng chương trình tích hợp tiếng Anh mà sở sắp triển khai là do các tác giả người Anh và Úc viết, vì vậy không thể phù hợp với học sinh Việt Nam, đặc biệt là học sinh dưới 10 tuổi. Chương trình này không viết những câu chuyện gần gũi với các em như đi thăm bà nội, món ăn em ưa thích…, mà nói về những chuyện ở không gian rất xa. “Tôi nghĩ phải thành lập lại ban chuyên môn người Việt để viết lại sách giáo khoa cho chương trình này” - vị chuyên gia nói.
Ông cũng tỏ ra lo lắng khi triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp thay thế mà đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn.
Theo một số chuyên gia, chương trình này được nghiên cứu và áp dụng mà không dựa trên một chuẩn nào cụ thể. Theo bà Vũ Hà Thủy, chuyên gia giáo dục Anh - Mỹ, các chương trình của Anh đều yêu cầu phải được kiểm định. Muốn giảng dạy chương trình của Anh, phải đại diện cho Cambridge hay Edexcel. Cũng không có chuyện Bộ Giáo dục Anh Quốc cấp bằng nếu học sinh không thi chương trình tiếng Anh của 2 tổ chức này.
Ông Trịnh Quang Đồng, thành viên HĐQT Trường Quốc tế Canada (CIS), nói: “Kiểm định chất lượng đào tạo và chương trình là cực kỳ quan trọng. Chương trình không có kiểm định, chất lượng đào tạo sẽ tùy hứng lắm!”.
Trong khi đó, chuỗi AVAFashion nhắm đến phân khúc thời trang cho cả gia đình, mặc cho hầu hết mọi dịp, với giá cả dễ chấp nhận. Chuỗi con của Thế Giới Di Động sẽ bán trang phục nam nữ gồm: áo T- Shirt, áo Polo, quần Jeans, Kaki, váy đầm,… cùng các sản phẩm phụ kiện như vớ, khẩu trang, dây nịt, mũ nón… và thời trang trẻ em. Tại đây cũng bán đa dạng trang phục mặc ở nhà, đi chơi, đi làm...
Phía Thế Giới Di Động cho hay các sản phẩm tại AVAFashion đều được may tại những xưởng may lớn chuyên gia công cho các nhãn hàng nổi tiếng đang có mặt tại Việt Nam hiện nay, cũng như xuất khẩu qua Châu Âu.
Sau mảng thể thao và thời trang, không quá bất ngờ khi Thế Giới Di Động nhảy luôn vào lĩnh vực mẹ và bé. Công ty mở cùng lúc 4 cửa hàng AVAKids tại TP.HCM, trong đó có một vài cửa hàng diện tích lớn đặt tại thành phố Thủ Đức.
Các cửa hàng mẹ và bé của Thế Giới Di Động phục vụ trẻ em từ 0-9 tuổi và những khách hàng nữ đang và sắp làm mẹ. Các sản phẩm cho trẻsơ sinh và trẻ nhỏ có thể kể đến như sữa, tã bỉm, các loại thực phẩm, đồ ăn có nguồn gốc rõ ràng, hóa mỹ phẩm an toàn, đồ dùng hàng ngày, đồ chơi, xe đạp cho bé… Cửa hàng cũng sẽ bán dụng cụ học tập và trang phục trẻ em.
Ngoài ra, những mặt hàng từ hóa mỹ phẩm chăm sóc mẹ bầu cho đến những dụng cụ hỗ trợ quá trình nuôi con nhỏ cũng được bán tại AVAKids.
Ngoài việc mở mới hoàn toàn 3 chuỗi cửa hàng nói trên, Thế Giới Di Động cũng nâng cấp những mảng kinh doanh hiện tại thành hai mô hình “shop-in-shop”. Theo đó, nhà bán lẻ này tách mảng xe đạp hiện tại để thành lập các cửa hàng AVACycle, và bổ sung mảng trang sức để mở chuỗi AVAJi bán trang sức kết hợp mắt kính.
AVACycle hiện nay có khoảng 150 cửa hàng, tận dụng khoảng trống phía trước các cửa hàng Điện máy Xanh để làm mặt bằng trưng bày xe đạp. Tại đây, các loại xe đạp đường phố, xe đạp leo núi, xe đạp đua, xe đạp trẻ em,... nhiều mẫu mã đều được bày bán. Cùng với đó, cửa hàng cũng bán các phụ kiện đi kèm như mũ bảo hiểm, găng tay, đèn, bọc yên, túi,... với giá phù hợp số đông.
Song song đó, từ bước đệm thành công của mảng đồng hồ, Thế Giới Di Động cũng nâng cấp mảng kinh doanh này để mở các cửa hàng AVAJi chuyên bán trang sức và kính mát.
Các mặt hàng trang sức tại cửa hàng phục vụ cả người lớn và trẻ em, với mức giá từ 100 ngàn đồng đến vài triệu đồng. Các sản phẩm sẽ được tạo mẫu, gia công riêng mang tên AVAJi.
Vật liệu chế tác các loại bông tai, dây chuyền, nhẫn tại chuỗi này đến từ nhiều vật liệu khác nhau, từ vàng Ý 10K/18K đến bạc 925, hoặc thậm chí là các loại hợp kim để theo kịp xu hướng.
Theo kế hoạch, AVAJi có thể sẽ kinh doanh thêm mặt hàng trang sức của các thương hiệu lớn. Ngoài mảng trang sức, AVAJi cũng kinh doanh mặt hàng mắt kính vốn đã có trước đó tại một số cửa hàng Thế Giới Di Động. Các thương hiệu kính mát nổi tiếng có mặt tại đây gồm Nike, Puma, Klein, Guess…
Hai mô hình “shop-in-shop” như trên là một hướng tiếp cận khôn ngoan của Thế Giới Di Động, vừa tiết kiệm chi phí trong giai đoạn thử nghiệm vừa đa dạng hoá sản phẩm trong một điểm đến. Chẳng hạn, khách đến Thế Giới Di Động vừa có thể sắm đồ công nghệ, vừa có thể mua trang sức, đồng hồ, mắt kính, xe đạp. Ngược lại, nhóm khách mua xe đạp của AVACycle hay trang sức của AVAJi cũng tiện lợi hơn khi cần tham khảo các sản phẩm công nghệ.
Cả 5 chuỗi kinh doanh mới chắc chắn giúp Thế Giới Di Động hiện thực hoá tham vọng trở thành nhà bán lẻ đa ngành tại Việt Nam trong tương lai. Trong ngắn hạn, các chuỗi này sẽ góp phần không nhỏ trong mục tiêu doanh thu 140.000 tỷ đồng trong năm 2022 của tập đoàn này.
Trong bối cảnh hàng công nghệ bão hoà, Thế Giới Di Động buộc phải nhảy vào các mảng khác để tìm kiếm tăng trưởng.
" alt=""/>