
Từ những chàng trai 8x, 9x đời đầu của 10 năm trước, cái thời còn lăn lộn ngoài hàng Net để chăm chỉ train quái, săn Boss hay í ới gọi nhau công thành… Cho đến nay, họ đã đi đâu về đâu? Có người nói, dàn game thủ đời đầu ấy nay đã công việc ổn định, có vợ con, gia đình để chăm lo, nào đâu còn thời gian mà suy nghĩ đến thế giới ảo nữa? Đam mê một thời nay cũng phải tạm gác qua một bên để chạy theo bộn bề cuộc sống mất rồi…
Ấy vậy nhưng, vẫn có những vị “lão làng” luôn cháy bỏng khát khao được vùng vẫy trong xứ sở “ảo” này. Họ di chuyển hết từ tựa game này sang tựa game khác, cùng nhau chiến đấu, dù chẳng thể đầu tư quá nhiều thời gian hay công sức như xưa nhưng cũng là chỗ để thỏa sức tìm kiếm niềm vui, sự giải trí.
“aSot” (người chơi thuộc S5 - Tam Quốc Liệt Truyện) đã có những lời chia sẻ rất thẳng thắn về hành trình gắn bó với thế giới ảo của mình. Theo đó, anh “aSot” biết tới game online từ rất lâu, trước cả khi những VLTK, MU hay KT về tới Việt Nam. Anh đã cùng với những người đồng đội của mình trong bang “Bố Đời” như: Méo, Đoàn Dự,… chu du qua vô số thử thách, tạo được dấu ấn khó quên với nhiều bằng hữu khác.
Đừng than “hút máu” khi bạn chưa từng “bán máu”!
“Tất cả các tựa game online mình đều đã chơi qua hết rồi, đam mê đến độ hồi còn nick Yahoo mình đã đặt pass là “Volamhaidoitoi” (Võ Lâm hại đời tôi). Thậm chí, mình với cả một chiến hữu khác đã từng “bán máu” để nạp game, theo đúng nghĩa đen luôn nhé. Không chỉ riêng mình, còn rất nhiều game thủ đã từng cắm ở tiệm net mấy tuần, mấy tháng cày game. Đỉnh cao phải kể đến một vài VIP 6x-7x mở hẳn quán net tận 40 - 60 máy chỉ để phục vụ nguyên bang hội cày cuốc, không nhận thêm khách. Tinh thần game thủ luôn nhiệt huyết đáng quý đến vậy.”- Anh “aSot” bồi hồi chia sẻ.
Nhất quyết KHÔNG bán acc, chỉ truyền lại cho người thật đam mê
“Bắt đầu từ hơn chục năm về trước, mình đã giao lưu với một số anh em chung niềm đam mê. Dần dần, 5 anh em đã quyết định thành lập cộng đồng bang hội và phát triển đến ngày hôm nay. Bang hội đã cùng nhau sát cánh qua rất nhiều tựa game, từ thể loại nhập vai đến chiến thuật, như VLTK, Half-life, Đế Chế, MU, Gunbound, KT… Đặc biệt là game Anh Hùng Xạ Điêu bên Gamota mình vẫn còn tài khoản VIP để lại cho anh em trong bang chơi. Cũng có nhiều người muốn mua lại, nhưng mình nói không với bán acc, chỉ truyền lại cho những ai thực sự đam mê. Dù là nghỉ game nhưng mình nghĩ ai cũng vậy thôi, cái tên đã gắn liền với nhân vật, với chính mình cần phải được tôn trọng, giao phó lại cho ai thực sự nhiệt huyết chứ không phải được vài hôm rồi bỏ. Công sức của mình mà.”
Khi được hỏi về Tam Quốc Liệt Truyện, anh “aSot” nhận xét: “Mỗi tựa game đều có một đặc điểm khác nhau, sẽ rất khó để áp dụng từ game này sang game khác. Dù vậy, mình chơi game Tam Quốc Liệt Truyện đầu tiên là vì có anh em, sau đó là được trải nghiệm tính năng tư duy cực hack não. Cho đến giờ, các bằng hữu của mình đều đã trải nghiệm và yêu thích tựa game này”.
Được biết, anh “aSot” và những người bạn của mình đã gắn bó với Tam Quốc Liệt Truyện từ những ngày đầu ra mắt. Bang hội “Bố Đời” cũng là một thế lực rất nổi tiếng ở không chỉ server 5 mà còn vang danh trên khắp các server của tựa game.
Phải thừa nhận, không có nhiều những người chơi vẫn giữ được “lửa đam mê” cháy bỏng như “aSot” và các bằng hữu của mình. Có lẽ, nếu có gì thay đổi trong lối chơi của họ thì chỉ là sự chuyển đổi nhẹ từ hệ máy PC cằn cỗi sang các thiết bị di động nhỏ gọn, tiện di chuyển, tiện trải nghiệm bất kỳ khi nào mà thôi.
Cũng có lẽ, chính sự xuất hiện của “aSot” và bang hội trứ danh mang tên “Bố Đời”, cuộc chơi trong Tam Quốc Liệt Truyện lại càng trở nên thú vị hơn cả. Những vị “lão làng” đã có quá nhiều kinh nghiệm chinh chiến bấy lâu nay, đứng trước sự thách thức của dàn gamer Gen Z, liệu phần thắng sẽ thuộc về bên nào?
Tìm hiểu thêm và cập nhật thông tin về Tam Quốc Liệt Truyện tại: https://bit.ly/3lB4Ja2
" alt=""/>“Đừng than hút máu khi chưa từng bán máu!”: Tâm sự của “lão làng” 10 năm đam mê game onlineXu hướng hội tụ đa dịch vụ lên ngôi
Những năm vừa qua đã đánh dấu sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp đa dịch vụ trên thế giới. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Pyramid Research, các nhà mạng di động tại các nước phát triển đã và đang dịch chuyển trở thành nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) và cho phép khách hàng có thể sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ khác nhau trong cùng 1 gói dịch vụ tích hợp được cung cấp bởi 1 nhà mạng. Gói dịch vụ tích hợp đó được gọi là Triple-Play (gồm 3 dịch vụ điện thoại, Internet, truyền hình) và Quad-Play (gồm 4 dịch vụ điện thoại, Internet, truyền hình và truy cập không dây).
Có thể nói, cấu trúc thị trường hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới được nhìn nhận sẽ tự nó dẫn đến sự hội tụ, đặc biệt là với các nhà khai thác lớn ở các lĩnh vực: cố định, di động và truyền hình. Một số hãng nổi tiếng đang cung cấp dịch vụ tích hợp (Triple-play và Quad-play) là Virgin Media, Orange, SFR, Free, ONO, Movistar… Năm 2014, Tripple –play mang về cho các công ty này khoảng 40-50 triệu USD, Quad-play khoảng 50-80 triệu USD. Hiện tại, các dịch vụ Triple-play và Quad Play có số lượng người dùng đăng ký chiếm tỷ trọng đa số (TriplePlay chiếm 40% và Quad Play chiếm 48%).
Cái bắt tay của viễn thông với truyền hình
Khi các dịch vụ tích hợp lên ngôi, sự kết hợp giữa viễn thông và truyền hình trở thành một cái bắt tay hoàn hảo để tạo nên sức mạnh hội tụ. Theo ông Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ TT&TT CDIT thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Sự hội tụ hiển hiện rõ ràng trên những chiếc di động kết nối Internet cho phép người dùng xem các chương trình TV mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Đó chính là trải nghiệm truyền hình trên sản phẩm và dịch vụ viễn thông rất “di động” và tiện lợi. Một hệ quả tất yếu thứ hai của sự giao thoa này là tính tương tác.
Tương tác trong truyền hình được hiểu là sự trao đổi, phản hồi qua lại giữa khán giả và nhà đài. Theo đó, đường truyền sẽ trở nên hai chiều, người xem được phép tự xác định xem gì, vào giờ nào, trên kênh nào, thậm chí là nội dung sẽ theo kịch bản nào.
" alt=""/>Việt Nam đã sẵn sàng cho xu thế hội tụ đa dịch vụTheo đơn kháng cáo, Grab cho rằng TAND TP không có thẩm quyền xét xử vụ án, đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hoặc nếu không đình chỉ thì cần sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy bán án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP giải quyết lại.
![]() |
Theo Grab, TAND TP không đánh giá đầy đủ, khách quan các tình tiết, chứng cứ của vụ án. Tòa bác yêu cầu giám định lại của Grab để dựa vào kết luận giám định không khách quan, không chính xác và đầy sai sót về mặt kỹ thuật của công ty giám định do TAND TP chỉ định.
Ngoài ra, việc áp đặt các quy định về kinh doanh vận tải đối với Grab là không đúng pháp luật và áp dụng không đúng các quy định tại Quyết định 24.
Cụ thể, trong việc xác định thiệt hại của VinaSun vì chi phí xe nằm bãi và giảm giá trị vốn hóa thị trường không phải thiệt hại thực tế của VinaSun hoặc xác định là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của Grab và thiệt hại của VinaSun, trong khi trên thực tế, thiệt hại của VinaSun do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Theo đơn khởi kiện của Vinasun, suốt thời gian qua, Grab cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây thiệt hại cho taxi truyền thống.
Vinasun cho rằng, trong khi việc khuyến mãi phải được đăng ký trước với Sở Công thương thì Grab lại triển khai tràn lan quanh năm. Việc khuyến mại không được phép diễn ra quá 90 ngày/năm, một chương trình không quá 40 ngày, nhưng Grab không tuân theo nghị định trên.
Kèm theo đơn khởi kiện, Vinasun cung cấp cho tòa nhiều chứng cứ cho luận điểm trên gồm văn bản, hình ảnh và khoảng hơn 20 video.
Vinasun cũng yêu cầu tòa buộc bị đơn phải kinh doanh dựa trên pháp luật về cạnh tranh công bằng.
Trước khi khởi kiện Grab ra tòa, Vinasun từng gửi công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét Uber và Grab là công ty kinh doanh dịch vụ taxi chứ không phải công ty kinh doanh công nghệ. Công ty này còn đề xuất sớm định danh để quản lý hai hãng trên theo mô hình taxi truyền thống.
Trước đó, sau gần 1 năm mở và hoãn phiên tòa, ngày 28/12, TAND TP đã chấp nhận một phần khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun gần 4,8 tỉ đồng, bác bỏ yêu cầu đòi Grab 36,3 tỉ đồng.
Dù chỉ được chấp nhận một phần khởi kiện nhưng lãnh đạo và các tài xế của Vinasun tỏ ra vui mừng, họ hô to: "Hoan hô tòa án".
" alt=""/>Grab phản ứng quyết liệt với TAND TP.HCM