
 |
Chân dung nhà văn Quỳnh Dao. Ảnh: Sina. |
Dù có một cuộc đời đầy sóng gió, không ai có thể phủ nhận được tài năng của nhà văn Quỳnh Dao. Trong sự nghiệp kéo dài hơn nửa thế kỷ, bà đã cho ra đời hàng chục tiểu thuyết ngôn tình và nhiều kịch bản phim. Nổi tiếng trong số đó có thể kể đến Dòng sông ly biệt, Hoàn châu cách cách…
Những mối tình trong cuộc đời nhà văn Quỳnh Dao
Nhà văn Quỳnh Dao, tên thật là Trần Triết, sinh năm 1938 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Bà là một trong những nhà văn và biên kịch nổi tiếng. Bên cạnh những tác phẩm lãng mạn sâu sắc, đời sống tình cảm của bà cũng đầy sóng gió, mang nhiều bi kịch giống như những câu chuyện bà viết.
Từ khi còn trẻ, nhà văn Quỳnh Dao đã trải qua những mối tình đặc biệt, để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời và văn chương của bà. Mối tình đầu bà dành cho thầy giáo dạy văn góa vợ, người hơn bà 25 tuổi. Suốt những năm tháng ấy, nhà văn Quỳnh Dao phải đối mặt nhiều định kiến xã hội nặng nề. Dù tình cảm chân thành, mối quan hệ này nhanh chóng chấm dứt khi bị gia đình phát hiện và thầy giáo buộc phải chuyển công tác. Trải nghiệm đau buồn này đã được bà đưa vào tiểu thuyết Song Ngoại.
 |
Tiểu thuyết Song Ngoại của nhà văn Quỳnh Dao. |
Sau khi tốt nghiệp trung học, tác giả Quỳnh Dao kết hôn với Mã Sâm Khánh, một người cùng đam mê văn chương. Đây cũng là thời điểm nhà văn Quỳnh Dao quyết định cho ra mắt Song Ngoại. Cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm này cũng kết thúc trong đổ vỡ khi ông Mã không thể chấp nhận câu chuyện tình cũ của bà được đưa vào tiểu thuyết. Cùng lúc đó, Quỳnh Dao phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình, đặc biệt là người mẹ, khiến bà rơi vào khủng hoảng tâm lý.
Năm 1964, sau khi ly hôn, Quỳnh Dao gặp ông Bình Hâm Đào, một tổng biên tập nhà xuất bản đã có gia đình. Dù bị chỉ trích là người thứ ba, bà và ông Bình đã có một mối tình kéo dài hơn một thập kỷ trước khi chính thức kết hôn vào năm 1979. Cuộc hôn nhân này cũng không tránh khỏi thị phi. Bất chấp những lời chỉ trích, nhà văn Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào đã sống bên nhau hơn 30 năm cho đến khi ông qua đời năm 2019.
Ở tuổi ngoài 80, tác giả Quỳnh Dao chọn sống một cuộc đời đơn độc, tránh xa mạng xã hội và những ồn ào dư luận. Cuộc đời và các mối tình của bà đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong văn học hiện đại.
Vào ngày 4/12, nhà văn Quỳnh Dao được phát hiện đã qua đời tại nhà riêng tại Đài Loan. Trước đó, trong bài đăng gần nhất trên trang cá nhân, nhà văn Quỳnh Dao viết: "Tôi không muốn cam chịu số phận, cũng không muốn ngày càng héo mòn. Tôi muốn đưa ra quyết định cho lần cuối cùng này".
Sự nghiệp tài hoa
Sau tác phẩm Song Ngoại, tên tuổi của nhà văn Quỳnh Dao tiếp tục lên như diều gặp gió. Những năm 1970 đánh dấu thời kỳ hoàng kim trong sự nghiệp của Quỳnh Dao khi hàng loạt tiểu thuyết như Một thoáng mộng mơ, Hải âu phi xứ, Mùa thu lá bay...được xuất bản. Các tác phẩm đều khắc họa những câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng đầy ngang trái.
Không chỉ dừng lại ở văn học, tài năng của Quỳnh Dao còn tỏa sáng trong lĩnh vực biên kịch. Năm 1986, bà bắt đầu chuyển thể các tác phẩm của mình thành phim truyền hình. Dòng sông ly biệt(1986) và Hoàn Châu cách cách(1998) là hai tác phẩm đình đám, đưa tên tuổi bà lên đỉnh cao của ngành giải trí Hoa ngữ. Đặc biệt, Hoàn Châu cách cáchđã trở thành hiện tượng toàn châu Á, khẳng định vị thế bà hoàng ngôn tình.
 |
Hai diễn viên chính trong phim Hoàn Châu cách cáchlà Lâm Tâm Như (trái) và Triệu Vy (phải). |
Dòng sông ly biệtlà một trong những tác phẩm nổi bật của nhà văn Quỳnh Dao. Tiểu thuyết ra đời từ những năm 1960 và được chuyển thể năm 1986. Đây là câu chuyện tình yêu đầy nước mắt và nỗi đau giữa những con người bị chia cắt bởi hoàn cảnh và định kiến xã hội. Tiểu thuyết khắc họa sâu sắc số phận của các nhân vật chính là Lục Y Bình, Lục Như Bình và Phương Du. Họ đều là những con người mang trong mình vết thương lòng sâu đậm nhưng lại bị cuốn vào một mối tình đầy trắc trở.
Không chỉ giới hạn trong bối cảnh hiện đại hay cận đại, tiểu thuyết của nhà văn Quỳnh Dao còn tái hiện một mối tình trong không gian cổ trang. Đó chính là câu chuyện Hoàn Châu cách cách.
Trong sự nghiệp kéo dài hơn nửa thế kỷ, nhà văn Quỳnh Dao đã cho ra đời hàng chục tiểu thuyết, kịch bản phim và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả, nghệ sĩ. Mặc dù có những tranh cãi về việc các tác phẩm của bà đôi khi bị xem là quá lãng mạn hoặc bi lụy, không ai có thể phủ nhận tài năng và sức ảnh hưởng của bà trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Cuộc đời sóng gió của bà hoàng tiểu thuyết ngôn tình Quỳnh Dao
- Trong 12 năm giảng dạy, ngoài những giờ đứng lớp ở trên giảng đường ĐH và những trung tâm luyện thi, thầy Lê Tiến Hà đã không quản ngại đường xa, lặn lội tới những vùng quê truyền thụ kiến thức cho các em học sinh nghèo hiếu học. Mong ước của thầy là được nhiều kiến thức cho các thế hệ tiếp nối.Từ đam mê…
Với niềm đam mê về vật lí và đặc biệt là chương trình vật lý phổ thông, thầy Lê Tiến Hà, hiện đang hoàn thiện quá trình đào tạo tiến sĩ tại Viện Tiên tiến khoa học và công nghệ (AIST) – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã dành nhiều thời gian của mình để đầu tư cho niềm đam mê này.

|
Thầy Hà (người cầm mic) trong buổi phát học bổng “Tân sinh viên” cho các em học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi ĐH năm học 2013 – 2014 (tại trung tâm Bần – Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên) |
Hơn mười năm, thầy tập trung nhiều công sức vào chương trình luyện thi ĐH tại các trung tâm lớn khắp địa bàn Hà Nội.
Với phong cách giảng dạy cuốn hút và cháy hết mình mỗi khi lên lớp, thầy Lê Tiến Hà đã chiếm trọn tình cảm yêu mến của rất nhiều thế hệ học trò. Thậm chí trên trang mạng xã hội facebook, các em học sinh còn lập Hội những người hâm mộ thầy Lê Tiến Hà để chia sẻ những câu chuyện xúc động và các bài giảng của thầy.
Xuất phát từ mong muốn nhiều em học sinh, đặc biệt là học sinh ở các tỉnh xa có điều kiện được học tập tốt nhất, thầy Lê Tiến Hà đã nghĩ tới phương pháp giảng dạy trực tuyến.
…Thành hành động
Từ kinh nghiệm giảng dạy online từ những năm 2008 và trên VTV2 Đài truyền hình Việt Nam, thầy Hà đã mạnh dạn cộng tác với trung tâm luyện thi trực tuyến Mclass.vn để những bài giảng của thầy và nhiều thầy cô uy tín khác có thể đến gần hơn với các em học sinh.
Hiện tại, thầy Hà đang lên kế hoạch phối hợp cùng trung tâm Mclass.vn thành lập mô hình câu lạc bộ học online ở các tỉnh thành, dùng công nghệ để truyền tải kiến thức nhằm tạo cho các em một môi trường học tập và sinh hoạt bổ ích, gọn nhẹ, ít tốn kém với sự tham gia tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm của các thầy cô. Mô hình mà thầy hướng tới là mô hình học online thực sự chứ không chỉ dừng lại ở hình thức học E – Learning truyền thống qua các video “quay trước”.

|
Thầy Lê Tiến Hà trong buổi giải đề thi ĐH năm 2014 trên kênh VTV2 |
Phương pháp học trực tuyến này dựa trên sự tương tác trực tiếp nhằm thúc đẩy hiệu quả của quá trình dạy - học với sự hình thành các mối quan hệ: quan hệ giữa “thầy – trò”, và quan hệ giữa “trò – trò”. Các mối quan hệ này khác biệt với mô hình dạy học E – Learning truyền thống vốn chỉ có mối quan hệ duy nhất giữa học trò và các video.
Với phương pháp mới, học sinh có thể trao đổi bài học, liên lạc và kết bạn với nhau, cùng trao đổi và chia sẻ với nhau về vấn đề học tập. Giáo viên cũng có thể hỗ trợ, theo sát và đánh giá được quá trình học tập của từng em. Một lớp học không hạn chế số lượng học sinh, bất chấp khoảng cách địa lý, chỉ cần các em có cùng nhu cầu và quyết tâm học tập. Cách học này sẽ kết nối được mọi người với nhau, tạo sự gần gũi, tăng hứng thú và hiệu quả học tập so với cách học qua video thông thường, cùng với đó là sự tiết kiệm về kinh tế và thời gian đi lại.
Về phương pháp học trực tuyến, thầy Hà cho rằng: “Sau khi học xong, các em hãy vào làm các bài tập kèm theo mỗi bài giảng để rèn luyện kĩ năng giải bài tập, củng cố kiến thức lý thuyết. Đồng thời, để đạt kết quả cao các em cần có tinh thần tự giác học tập và đặt ra mục tiêu rõ ràng."
Thầy Hà cũng cho biết với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc phát triển mô hình giáo dục online bằng thiết bị ngoại vi như điện thoại, máy tính bảng cũng cần được phổ cập rộng rãi bởi vừa đảm bảo tính hiện đại, gọn nhẹ, vừa tăng mức độ linh hoạt, học tập mọi lúc mọi nơi. Đây cũng là mong ước đã được ấp ủ rất lâu nay của thầy.
Giáo viên online “hot” hiện nay
Dù đang là giáo viên online “hot” hiện nay với rất đông học sinh theo học nhưng sắp tới thầy Hà vẫn sẽ dành thời gian kết hợp cùng thầy Đinh Tiến Nguyện – giáo viên môn toán, mỗi tuần về dạy miễn phí cho các em học sinh ở chùa Tân Hải, Đan Phượng, Hà Nội.
“Nhìn những em học sinh nghèo hiếu học mà không có điều kiện, tôi cảm thấy rất xót xa. Tôi thực sự mong muốn được làm những điều có ích để giúp đỡ các em, cũng là để cho lòng mình nhẹ nhõm.” – thầy Hà tâm sự.
Tâm sự về khó khăn của các em học sinh tại các vùng quê khó khăn, thầy Hà cũng cho rằng việc phát triển mô hình đào tạo trực tuyến là điều cần thiết hiện nay nhằm giúp cho những học sinh vùng sâu vùng xa có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức quý báu và các phương pháp dạy học hiện đại. Thầy cũng chia sẻ quan điểm của mình:“Giáo dục là nghệ thuật nâng cao đạo đức của con người. Và việc đem kiến thức tới với càng nhiều em học sinh càng nhân lên cơ hội và hi vọng để xã hội có được những con người có đạo đức sau này.

|
Thầy Hà cũng tham gia giảng dạy trong khóa luyện giải bài tập khai giảng vào 15/9 tới |
Do vậy việc học tập của các em phải có được sự liên tục và đảm bảo chất lượng từ giáo viên, môi trường học tập, mà điều này là rất khó khăn tại nhiều vùng núi xa xôi. Tuy nhiên, học online có thể giúp giải quyết được vấn đề này. Vậy nên mình đang cố gắng hết sức để phát triển mô hình giáo dục hiện đại này để giảm đi khoảng cách học thuật giữa học sinh nông thôn, vùng sâu vùng xa với học sinh thành thị”.
Với mỗi người thầy, việc được kèm cặp, rèn giũa những mầm non tương lai của đất nước không phải chỉ là công việc thường ngày mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào của cả một đời người. Mong rằng, với những mong ước tốt đẹp đó, thầy sẽ mang được kiến thức của mình đến thật nhiều học sinh hơn nữa trong tương lai.
P.D
" alt=""/>Mong ước bỏng cháy của giáo viên online 'hot' hiện nay