"Các xe 1-1,5 tỷ hiện đã giảm hơn cả trăm triệu rồi để theo kịp thị trường xe mới nhưng vẫn không khả quan. Khách hỏi thăm xe thì dè dặt, rất khó để tư vấn và chốt bán. Như chiếc BMW 3 Series đời 2017 cách đây 2-3 tháng giá cũng hơn tỷ nay giảm xuống còn 900-950 triệu, vậy mà khách vẫn chê đắt", anh Thanh nói thêm.
Không riêng gì showroom của anh Thanh, tình trạng ế ẩm dường như bao phủ cả các cửa hàng khác trên đường Nguyễn Văn Cừ.
Anh Đức Phước, chủ hai cửa hàng ô tô cũ liền kề ngán ngẩm chia sẻ: "Trước đây, mỗi ngày các cửa hàng bán ra 3-4 chiếc, nay doanh số bán ra giảm liên tục. Thị trường khó khăn nên cứ có lời là tôi bán, xe sang tốn vốn cả tỷ đồng nhưng thời điểm này mỗi chiếc chỉ lời 10-15 triệu thôi là quá may mắn. Tìm được khách mua xe tại thời điểm này hiếm hơn 'bắt được vàng'".
Theo anh Phước, xe ế không ai mua, kinh doanh coi như chôn vốn, mà lãi ngân hàng không thể chậm trả được. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn đến sát Tết không cải thiện, dù lỗ đậm anh cũng tìm cách bán tháo để thu hồi vốn.
Hiện tại, hầu hết các dòng xe sang cũ Audi, BMW, Mercedes,.. trong cửa hàng đều được anh Phước giảm giá bán. Chẳng hạn, mẫu xe Audi A6 1.8/2.0L giảm hơn 50 triệu đồng còn khoảng từ 1,1 tỷ đồng, Land Rover Range Rover 2010-2011 giảm 70-80 triệu đồng xuống còn 900 triệu đến 1,2 tỷ đồng...
Anh Phước kể thêm, có khách thua cá độ bóng đá, ký gửi cửa hàng anh chiếc Mercedes Benz C180 đời 2020 còn khá mới với giá chỉ 1,05 tỷ đồng, rẻ hơn trăm triệu so với cách đây ít tháng. Nhưng hơn hai tuần nay anh vẫn chưa bán được vì không ai hỏi mua.
Dự đoán về tình hình trong thời gian tới, giới kinh doanh ô tô cũ cho rằng thị trường cận Tết vẫn khó khởi sắc. Nhất là đối với phân khúc ô tô từ 700 triệu trở lên.
"Thời buổi khó khăn, ai cũng thắt chặt chi tiêu. Một số người thích mua lắm rồi nhưng thiếu một vài trăm, vay ngân hàng không được nên họ bỏ ngang, chịu mất cọc 5-10 triệu. Làm nghề nhiều năm nhưng tôi chưa giờ thấy thị trường xe hơi cũ lại lâm vào tình cảnh "bi đát" như hiện nay", anh Phước nói.
Y Nhụy
Bạn có bình luận thế nào về thị trường ô tô hạng sang cũ đang giảm giá? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cụ thể, Subaru Việt Nam hiện đang ưu đãi cho khách mua xe Forester trong tháng 10 lên đến 249 triệu đồng. Subaru Forester 2.0i-S EyeSight được giảm 200 triệu đồng, từ mức 1,288 tỷ đồng xuống còn 1,088 tỷ đồng. Subaru Forester 2.0 i-L, được giảm ngay 249 triệu đồng, từ mức 1,128 tỷ đồng xuống chỉ còn 879 triệu đồng.
Hãng xe Đức là Volkswagen cũng đang gây chú ý khi hạ giá sâu cho chiếc xe sedan cỡ D Passat với mức giảm hơn 200 triệu đồng so với mức niêm yết. Nhờ đó, giá xe kéo giảm từ 1,48 tỷ đồng xuống còn khoảng 1,25 tỷ đồng. Tuy nhiên, xe giảm giá là hàng sản xuất trước năm 2020 với mục đích dọn kho trước khi ngưng bán tại Việt Nam.
Một số mẫu ôtô phổ thông khác cũng đang giảm giá khá sâu. Trong đó, hãng xe Mazda vừa thông báo điều chỉnh giảm giá cho hàng loạt mẫu xe như Mazda6 giảm cao nhất 110 triệu đồng, Mazda3 giảm 67 triệu, Mazda2 được giảm từ 25-40 triệu, Mazda CX-5 và Mazda CX-8 giảm từ 20 - 40 triệu đồng...
Một mẫu xe khác của Nhật Bản là Honda CR-V được giảm cao nhất đến 90 triệu đồng, trong đó bản E được ưu đãi khoảng 40-70 triệu đồng, còn bản L giảm cao nhất khoảng 70-90 triệu đồng (tùy chính sách từng đại lý và khu vực).
Trong khi nhiều mẫu xe đang được giảm mạnh thì một số khác lại ngược chiều tăng giá với lý do khan hiếm nguồn cung.
Điển hình trong số này là Land Cruiser LC300 đã được Toyota Việt Nam điều chỉnh giá bán tăng thêm 96 triệu đồng, có giá bán mới là 4,196 tỷ đồng, còn phiên bản màu trắng ngọc trai giá là 4,207 tỷ đồng. Mức giá này sẽ được áp dụng từ đầu tháng 10/2022. Đáng chú ý giá này vẫn chưa phải là cuối cùng khi các đại lý vẫn đang bán "chênh" ngoài giá niêm yết thêm từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng nếu khách muốn lấy xe sớm.
Bên cạnh Land Cruiser, Toyota Veloz Cross được điều chỉnh giá bán mới, tăng từ 5-10 triệu đồng cho cả 2 phiên bản CVT và CVT Top, kéo giá xe cao nhất lên tới 708 triệu đồng.
Loạt ô tô do Trường Hải phân phối như Kia Morning, Soluto, K3, Carnival… cũng tăng từ 10-40 triệu đồng; Peugeot tăng từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng, bao gồm dòng xe 2008, 3008, 5008 cùng với Traveller phiên bản Premium 7 chỗ ngồi.
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) công bố, doanh số bán ôtô toàn thị trường của các đơn vị thành viên trong tháng 9/2022 vừa qua đạt 33.463 xe các loại, tăng 8,5% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, các đơn vị thành viên VAMA có tổng doanh số bán hàng đạt 296.403 xe các loại, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Từ số liệu tăng trưởng trên có thể thấy thị trường ô tô Việt đang vào giai đoạn "suôn sẻ" tiêu thụ, trong khi nguồn cung ít, cầu tăng dẫn đến giá xe cuối năm khó có thể giảm.
Thị trường diễn biến khó lường, bất lợi cho người mua
Tận dụng cơ hội hiếm hoi những tháng cuối năm và cũng để đáp ứng nhu cầu mua xe dùng Tết của người tiêu dùng, các hãng đã liên tục tung ra thị trường nhiều mẫu xe mới. Trong đó, Hyundai ra mắt Elantra, Stargazer - MPV giá rẻ. Thương hiệu xe Mỹ Ford ra mắt Ford Territory. Suzuki ra mắt Ertiga Hybrid... Sắp tới, Toyota, Mitsubishi, Volkswagen, Mercedes, Jeep... cũng sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm mới tại triển lãm ô tô Việt Nam 2022 (26-30/10).
Tuy nhiên, nhận định về thị trường ô tô Việt thời gian tới, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, tùy thuộc vào tình hình kinh tế́, chính trị thế giới, cũng như khả năng đảm bảo nguồn cung ứng trong nước.
Trao đổi với VietNamNet, anh Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng kinh doanh một đại lý Toyota ở Hà Nội cho biết: "Có 4 yếu tố khiến thị trường ô tô hai tháng qua đều tăng trưởng. Thứ nhất là đã qua thời điểm tháng 7 âm lịch, thứ 2 là các tín hiệu kinh tế đang hồi phục. Tiếp đến là xu thế cuối năm nhu cầu mua xe cao hơn và cuối cùng là nhiều xe mới ra mắt có giá cũng cạnh tranh."
Tuy nhiên, theo anh Tiến với tình trạng khủng hoảng chất bán dẫn và thiếu chip vẫn chưa được khắc phục trên phạm vi toàn cầu, giá nguyên vật liệu và lạm phát tăng cao, chưa thể nói trước được diễn biến thị trường sắp tới.
Anh Vĩnh Nam, chuyên gia ô tô cho biết thời điểm càng về cuối năm để gấp rút hoàn thành chỉ tiêu năm, một số hãng xe sẽ tung ra mẫu mới nên sẽ có nhiều ưu đãi về giá, hậu mãi đối với những mẫu xe cũ và cả mẫu hiện tại. Nhưng không vì thế mà giá xe trên thị trường chung sẽ "mềm" đi, thậm chí ngược lại. Khách hàng sẽ phải chịu các chi phí tăng thêm như ép mua bảo hiểm gói vay, bảo hiểm nhân thọ, "bán bia kèm lạc", chênh giá...
"Tình hình thị trường cuối năm đang có nhiều bất lợi do khách hàng. Việc khó tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng do đã hết “room” tín dụng dẫn đến tình trạng có khách mua nhưng không vay được từ ngân hàng và cũng có trường hợp khách mua xe bằng tiền mặt lại không có sẵn xe như mong muốn của khách hàng", anh Nam cho biết.
Dự đoán thị trường sắp tới, anh Nam dè dặt cho rằng, doanh số thị trường ô tô quý 4 năm nay sẽ chỉ bằng 70-80% so với cùng kỳ năm ngoái. Sở dĩ vậy vì nhiều yếu tố như tỷ giá biến động, bất động sản và ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến khó đoán dẫn đến người dân sẽ hạn chế mua sắm cuối năm, nhất là khi giá xe ít ưu đãi.
Y Nhụy
Bạn có suy nghĩ, đánh giá gì về thị trường ô tô Việt Nam cuối năm. Mời bạn đọc bình luận hoặc gửi thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giò nây là món ăn dân dã nhưng mang đậm bản sắc văn hóa, tinh hoa ẩm thực của người dân Thái Bình (Ảnh: Nghĩa Râu)
Theo anh Nguyễn Văn Nghĩa, chủ một hộ kinh doanh chuyên cung cấp đặc sản giò nây ở Thái Bình đã nhiều năm nay cho hay, món giò này tuy không cầu kỳ về nguyên liệu nhưng đòi hỏi quy trình chế biến tỉ mỉ, kỹ càng.
“Thịt ba chỉ phải được tuyển chọn từ những con lợn sạch, ngon và đảm bảo hàng tươi mới chế biến được món giò nây chất lượng. Thịt mua về đem sơ chế sạch, giữ nguyên miếng rồi tẩm ướp các loại gia vị thông thường như muối, mì chính, hạt tiêu,... Chờ thịt ngấm đều rồi cuộn chặt tay, gói trong lá chuối giúp giò thành phẩm có màu sắc và hương vị đặc trưng”, anh Nghĩa chia sẻ.
Giò nây được làm từ thịt ba chỉ nguyên tảng, không xay nhuyễn như các loại giò khác mà phải giữ lại lớp mỡ và bì giòn(Ảnh: Oanh Lượng)
Nếu muốn giò giòn và đậm đà hơn, tùy từng nơi, người dân có thể ướp thịt với hành tỏi băm nhỏ và cho thêm mộc nhĩ thái sợi. Thịt ba chỉ được giữ nguyên lớp bì mỡ, xếp phần nạc lên trên chứ không pha trộn tạp nham rồi bọc thật chặt bằng lớp lá chuối. Công đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Giò phải được cuốn chặt tay để các thớ thịt dính chặt vào nhau, không bị rời rạc nguyên liệu.
Tùy từng địa phương, người ta làm giò nây theo khuôn tròn hoặc khuôn vuông như bánh chưng (Ảnh: Khánh Vân)
Sau khi cuộn, giò được đem luộc trong khoảng 4-5 giờ ở mức lửa vừa để giữ nhiệt. Cần đảm bảo thời gian luộc vừa đủ để giò chín đều, có độ giòn. Vớt giò ra khỏi nồi nước, chờ nguội rồi ép chặt như bánh chưng để giò ráo nước, giúp phần thịt bên trong càng thêm dính quyện vào nhau. Nhờ thế mà giò có màu xanh đẹp mắt và hương vị thơm ngon, dậy mùi thơm nức mũi. Khi giò nguội đem cất vào tủ lạnh ngăn mát, có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 10 ngày.
Giò nây được làm từ thịt lợn sạch, không chất bảo quản hay hàn the nên dù chỉ ướp vài gia vị cơ bản nhưng vẫn có mùi thơm, độ đậm đà (Ảnh: Oanh Lượng)
Thoạt nhìn, giò nây “nguyên tảng” khiến thực khách có cảm giác ngấy nhưng khi ăn giò lại mềm tan, có vị thanh mát như thạch khá lạ miệng, không bị ngán.
Giò nây có vẻ ngoài đẹp mắt. Khi ăn, thái giò thành từng miếng hình chữ nhật, ăn kèm với hành muối hoặc dưa muối rất “tốn cơm”. Ở Thái Bình, món giò nây thường được dùng để tiếp đãi khách quý và góp mặt trong thực đơn giỗ chạp, đám cưới ở địa phương.
Đặc biệt vào dịp năm mới, giò nây trở thành món ăn “giải ngấy” không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của các gia đình Thái Bình. Giò nây có vị đậm đà, béo ngậy, mềm tan của thịt ba chỉ hòa quyện vị cay nồng của hạt tiêu, dậy mùi thơm lá chuối khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Từ món ăn truyền thống của người Thái Bình, giò nây giờ đã xuất hiện trên mâm cơm 3 miền và được thực khách thập phương yêu thích (Ảnh: Phạm Thị Lụa)
Chị Lê Hương (sống ở quận Hà Đông, Hà Nội) chuyên nhận đặt giò nây từ Thái Bình lên Hà Nội để phục vụ nhu cầu thưởng thức đặc sản của thực khách Thủ đô đã 4 năm nay. Riêng đợt cuối năm, giáp Tết, lượng giò nây chị bán được có thể lên tới 100kg/ngày.
“Thông thường, tính cả công vận chuyển thì giò nây có giá khoảng 180.000 - 220.000 đồng/kg, tăng giảm tùy giá thực phẩm và nguyên liệu trên thị trường. Nhưng riêng dịp Tết, hàng cung không đủ cầu, giá giò nây tăng cao, dao động từ 300.000 - 350.000 đồng, khách phải đặt trước cả tuần mới có. Nếu ngày thường, mình chỉ bán khoảng 15-20kg/ngày thì cuối năm, số lượng tăng gấp nhiều lần vì nhu cầu của khách tăng cao”, chị Hương nói.
Tiểu thương này cũng cho hay, giò nây bảo quản ngăn mát được khá lâu nên người ta thường mua nhiều về ăn dần hoặc mang biếu tặng. Giò nây ăn thanh mát, giải ngấy hiệu quả nên được ưa chuộng trong dịp Tết hoặc cuối tuần.
Phan Đậu
" alt=""/>Món giò “nguyên tảng” ăn giải ngấy, chờ nửa ngày mới được thưởng thức ở Thái Bình