Ngoài món dạ dày luộc quen thuộc, bạn có thể biến tấu và đổi vị với món dạ dày xốt chua ngọt. Cách làm dạ dày xốt chua ngọt không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể thực hiện thành công món ăn này theo các bước dưới đây.Nguyên liệu làm dạ dày xốt chua ngọt
 |
Nguyên liệu cơ bản làm món dạ dày xốt chua ngọt. |
- Dạ dày lợn: 500g
- Dứa: 1 quả
- Cà chua: 1 quả
- Quả me chua: 50g
- Rau mùi: 1 mớ
- Ớt, gừng, hành khô, tỏi
- Gia vị: Đường, muối, hạt tiêu xay, giấm
Cách làm dạ dày xốt chua ngọt
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Dạ dày rửa sạch bằng giấm và muối. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch nhiều lần, để ráo nước.
Gừng cắt bỏ vỏ thái lát mỏng. Ớt rửa sạch, tách bỏ hạt, băm nhỏ.
Dứa gọt bỏ vỏ, bỏ mắt dứa sau đó thái miếng hình rẻ quạt.
Tỏi, hành khô bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
Me chua cạo bỏ rồi rửa sạch. Rau mùi nhặt sạch cọng úa, rửa và để cho ráo nước.
- Bước 2: Đun một nồi nước sôi sau đó cho dạ dày vào trần qua khoảng 2 phút rồi vớt ra rửa lại bằng nước lạnh và thái miếng vừa ăn.
- Bước 3: Cho cà chua thái múi vào xoong, thêm dầu ăn, muối và đun cho cà chua chín mềm, sau đó giầm nhuyễn.
- Bước 4: Me chua ngâm với nước sôi nóng cho mềm rồi giầm nhuyễn và chắt lấy nước cốt me ra bát.
- Bước 5: Cho dầu ăn vào chảo đun nóng sau đó cho hành tỏi băm vào phi thơm, vàng rồi cho dứa, dạ dày vào xào cùng khoảng 3 phút.
- Bước 6: Cuối cùng, các bạn nêm nếm gia vị vào chảo dạ dày phần nước xốt cà chua, nước cốt me, muối, đường và hạt tiêu cho vừa vị ăn. Trộn đều các nguyên liệu với nhau và đun chín là hoàn thành cách làm dạ dày xốt chua ngọt.
Món dạ dày xốt chua ngọt ngon nhất khi ăn nóng. Đây cũng là món những ông chồng rất khoái và đặc biệt yêu thích.
Chúc các bạn thành công!

Món ăn ngon
Cùng Món ngon mỗi ngày chia sẻ bí kíp nấu các món ăn ngon để có bữa cơm cuối tuần tuyệt vời nhất cùng với gia đình, người thân.
" alt=""/>Món ngon: Cách làm dạ dày xốt chua ngọt ngon tuyệt
Ngày 17/7, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội công bố danh sách nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân (NNND), nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 3 - năm 2021.Có 25 nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu NNND và 85 nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT đợt này.
 |
Trong đợt xét tặng danh hiệu nghệ nhân lần 3, di sản ca trù có 22 nghệ nhân được đề nghị xét tặng. |
Các nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu đợt này tập trung ở nhiều loại hình di sản văn hoá phi vật thể, như: Ca trù, hát tuồng, diều sáo, hát xẩm, múa rối, nặn tò he và tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong đó, loại hình ca trù chiếm số đông nghệ nhân, gồm: 12 nghệ nhân được đề nghị danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 10 nghệ nhân được đề nghị danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Ở loại hình di sản nặn tò he - di sản chỉ có duy nhất ở Thủ đô Hà Nội, có 18 nghệ nhân được đề nghị xét tặng các danh hiệu.
Danh sách nghệ nhân được đề nghị xét tặng các danh hiệu sẽ được công khai trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Hội đồng xét tặng danh hiệu cấp thành phố. Thời gian lấy ý kiến là 15 ngày, kể từ ngày 17/7/2020.
Các ý kiến đóng góp gửi về Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.
Tình Lê

637 hồ sơ được đề nghị xét tặng Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú
Bộ VHTT&DL đang lấy ý kiến danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ II
" alt=""/>25 nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân
Ngày 19/7, tại Hà Nội, cuốn sách "Lịch thế giới 3.240 năm" của tác giả Đỗ Thành Lam đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục là cuốn sách có số trang nhiều nhất Việt Nam.Sách "Lịch thế giới 3.240 năm" được NXB Tri thức ấn hành tháng 5/2011. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận đây là cuốn sách có số trang nhiều nhất Việt Nam hiện nay với 4.019 trang và sáu trang bảng biểu đính kèm, được chia thành ba tập. Tổng khối lượng cả bộ sách là 8kg.
 |
Tác giả Đỗ Thành Lam đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục là cuốn sách có số trang nhiều nhất Việt Nam. |
"Lịch thế giới 3.240 năm" của Đỗ Thành Lam được tính dựa vào chu kỳ mặt trăng (lịch Can - Chi), nhưng có lồng ghép giữa tháng mặt trăng với năm mặt trời. Trong cuốn sách, tác giả đã có một số điều chỉnh so cách tính lịch hiện nay, với mong muốn bổ khuyết những điểm theo ông còn thiếu và chưa chính xác.
Chẳng hạn như các tháng nhuận âm lịch có tên can chi giống như tháng trước - việc này làm sai lệch các ngày tiết khí hoặc vì không có năm 0000 nên việc xác định thời điểm kết thúc thiên niên kỷ không thống nhất (tính là năm 1999 hay 2000?).
“Tôi hy vọng rằng cuốn sách “Lịch thế giới 3.240 năm” sẽ được các nhà khoa học trong và ngoài nước chú ý, từ đó đưa ra những phương án cải cách lịch nhằm bảo đảm sự hoàn thiện của lịch, của chu kỳ thời gian chuẩn xác nhất cho nhân loại. Vì điều này sẽ liên quan đến ý nghĩa đối với các mùa, tiết khí, tôn giáo hay xã hội”, ông Đỗ Thành Lam chia sẻ.
 |
Bạn bè tới chúc mừng tác giả Đỗ Thành Lam. |
Tác giả Đỗ Thành Lam, sinh năm 1934, vốn là một cựu binh. Sau khi trở về từ chiến trường, ông được giao việc chấp bút viết sử làng Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Trong quá trình thực hiện công việc, ông đã dùng cuốn "Âm dương đổi lịch 2000 năm" để tra cứu, quy đổi các niên đại liên quan đến những sự kiện của làng Xuân Phả.
Ông cho rằng cuốn lịch này có nhiều chi tiết chưa chính xác, việc tính các mốc thời gian, tiết khí bị sai. Từ năm 1984, ông Lam đã dành thời gian và tâm huyết để biên soạn cuốn sách “Lịch âm dương 3.240 năm - can chi thiên niên vĩnh cửu”.
Năm 2000, cuốn sách được Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa) cấp giấy chứng nhận quyền tác giả. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tọa đàm (ngày 4/9/2003) và thành lập Hội đồng Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước thẩm định (ngày 27/7/2004).
Tình Lê
" alt=""/>'Lịch thế giới 3.240 năm' đạt kỷ lục cuốn sách có nhiều trang nhất Việt Nam