
Theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, có 2 khu vực được xây tối đa tới 45 tầng và 50 tầng.Ngày 27/5, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội”.
Theo Quyết định về việc Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, quy chế được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc của quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ.
 |
Dù đều là ở khu nội đô lịch sử khu vực Liễu Giai và Triển lãm Giảng Võ được phép xây 45, 50 tầng, gấp đôi các khu khác. (Ảnh minh họa - nguồn VTV) |
Quy chế quy định rõ về điều kiện để nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng, số tầng cao, chiều cao tối đa cho phép; về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị; các khu vực không được phép xây dựng công trình cao tầng; về kiểm soát dân số...
Khu vực nội đô lịch sử được chia thành 7 khu vực để kiểm soát và quản lý tầng cao, chiều cao xây dựng công trình bao gồm: Khu Trung tâm chính trị Ba Đình, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Khu phố cổ, Khu phố cũ, Khu vực Hồ Gươm và phụ cận, Khu vực Hồ Tây và phụ cận, Khu vực hạn chế phát triển.
Các vị trí cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng gồm có: Các vị trí hai bên đường vành đai, tuyến phố hướng tâm, tuyến phố chính và tại các khu vực điểm nhấn đô thị. Khu vực Vành đai I, chiều cao tối đa công trình là 24 tầng, 86m; Vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng, 97m; đường ven đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m…
Quy chế nêu rõ các khu vực và giới hạn tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở Hà Nội như sau: Khu Văn Chương (18 tầng); Nguyễn Công Trứ 25 tầng; Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh 21 tầng; các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… 24 tầng.
Nhiều tuyến phố trong khu vực phố cổ không được phép xây dựng nhà cao tầng như: Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, một số đoạn trên đường Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn, Lò Đúc, Pháo Đài Láng... Một số điểm hạn chế chiều cao như đầu đường Lê Duẩn tối đa 9 tầng, phố Hào Nam, Thái Hà, Chùa Bộc tối đa 13 tầng.
Một số điểm nhấn được phép xây dựng cao tối đa tới 39 tầng (tương đương 140m) gồm phía Tây đường Nguyễn Khoái (đoạn từ nút giao đường Minh Khai tới nút giao đường Vĩnh Tuy); Và một số vị trí nút giao của đường vành đai 2 –Hoàng Hoa Thám-Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy-La Thành-Bưởi-Láng, Nguyễn Chí Thanh-Láng, Tây Sơn-Láng Trường Chinh-Đại La.
Đặc biệt, khu nội đô lịch sử chỉ có duy nhất 2 vị trí được xây dựng quá 39 tầng, đó là Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180m) và Khu vực ô đất 29 Liễu Giai cao tối đa 45 tầng (tương đương 162m). Được biết, cả 2 lô đất này hiện đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup.
Theo quy chế, các công trình cao tầng điểm nhấn phải được Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố thông qua.
Các trường hợp khác với quy định này, ngoài vị trí và vượt quá quy mô cho phép sẽ do UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. Quy chế cũng quy định rõ chức năng, trách nhiệm của các sở, ngành trong việc quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 14/4/2016.
Hồng Khanh
Chung cư cũ án ngữ ‘đất vàng’ vào tầm ngắm" alt=""/>Khu đất Triển lãm Giảng Võ được xây ‘tháp chọc trời’ 50 tầng
Được nhân viên bán hàng hứa hẹn hỗ trợ tiếp cận gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, nhưng khi người mua nhà đóng tiền thì gói vay khép lại. Phương thức thanh toán chủ đầu tư đưa ra lại không phù hợp khiến khách hàng rơi vào tình thế khó…Dự án Jamona City, nay đã đổi tên thành Luxury Home, nằm trên đường Đào Trí, Quận 7, TP.HCM do Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) làm chủ đầu tư. Hiện nay nhiều người mua nhà ở xã hội tại dự án này đang rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi không vay được gói 30.000 tỷ đồng mà phương thức trả chậm của chủ đầu tư lại không hợp lý.
Trao đổi với PV Infonet, anh Bùi Hoàng T. (người mua căn hộ tầng 8, tháp M1 dự án Jamona City) cho biết, để thuộc diện người mua nhà ở xã hội tại dự án nói trên, hơn 1 năm nay anh đã chạy vạy lo nhiều thủ tục như chứng minh thu nhập, xác nhận độc thân, chưa có nhà…
“Lúc tìm hiểu về dự án, nhân viên bán hàng hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho tôi vay gói 30.000 tỷ. Tin tưởng vào lời hứa này và xét thu nhập của hai vợ chồng, tôi quyết định mua căn hộ tại dự án này với giá khoảng 1 tỷ đồng. Nhưng sau khi ký hợp đồng đặt cọc và đóng 150 triệu đồng thì mới “ngã ngửa” khi biết trường hợp của mình không vay được”, anh T. nói.
 |
Dự án Jamona City do Sacomreal làm chủ đầu tư. |
Theo anh T, nếu muốn tiếp tục mua căn hộ dự án Jamona City anh có hai phương án lựa chọn hoặc vay thương mại hoặc thanh toán theo tiến độ 4%/2 tháng (tức khoảng 20 triệu đồng/tháng) như phương thức chủ đầu tư đưa ra. Anh T. cho rằng cả hai cách này vợ chồng anh đều không kham nổi, bởi nếu vay thương mại thì không trả nổi lãi suất theo thị trường, còn đóng tiền theo tiến độ như nói trên thì quá áp lực.
Trước tình thế này, anh T. đã đề nghị Sacomreal cho được thanh toán giảm xuống mức 1% (khoảng 10 triệu đồng)/tháng, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ chủ đầu tư.
Chung cảnh ngộ như anh T. là trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Th. (người mua căn hộ tầng 12A, tháp M1 dự án Jamona City). Vợ anh Th. cho hay, sau khi biết thông tin dừng ký hợp đồng vay mới gói 30.000 tỷ, chị lên trụ sở Sacomreal để hoàn tất hồ sơ thì thấy cả trăm khách hàng chầu chực để ký hợp đồng. Nhiều người mua căn hộ tháp M1 như chị vẫn chưa chắc được vay.
Nhân viên sale hối thúc ký hợp đồng mua bán nhưng vợ anh Th. sợ rủi ro vì thời điểm đó theo chị được biết dự án vẫn chưa được nghiệm thu phần móng. Khi biết nằm ngoài diện vay gói ưu đãi, vợ chồng anh Th. lại nhận được thông báo về cách thức thanh toán chủ đầu tư đưa ra, với mức đóng 20 triệu đồng/tháng.
“Với thu nhập của hai vợ chồng, mức đóng này khá cao. Nếu không được chủ đầu tư hỗ trợ về thanh toán, vợ chồng tôi đành phải lấy lại tiền và tìm dự án khác. Tiếc nhất đó là đã bỏ thời gian theo đuổi hồ sơ thủ tục, giấc mơ có được căn hộ giá rẻ cũng đành dang dở”, anh Th. chia sẻ.
Theo tìm hiểu của PV, tại dự án Jamona City còn nhiều khách hàng khác không tiếp cận được gói vay ưu đãi dù đã ký hợp đồng mua bán, thậm chí đóng 15% giá trị căn hộ. Những trường hợp này, người mua nhà như đang rơi vào thế “việt vị”, bởi thanh lý thì khó vì có điều khoản ràng buộc, mà tiếp tục mua cũng không dễ vì phá vỡ kế hoạch tài chính.
Một nhà đầu tư địa ốc có kinh nghiệm cho rằng, để bán được hàng các nhân viên sale thường hứa miệng với người mua sẽ hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ, điều này lại không thể hiện trong hợp đồng. Gói 30.000 tỷ như là mồi nhử và khi xảy ra chuyện thì khách hàng bị bỏ rơi. Nhiều chủ đầu tư còn ràng buộc điều khoản phạt khi khách hàng không tiếp tục đóng tiền theo tiến độ. Về phần người mua, với tâm lý muốn có nhà nên họ đành chấp nhận.
Trao đổi với PV Infonet, một lãnh đạo của Sacomreal cho biết, công ty chưa có chính sách chung hỗ trợ cho khách hàng không vay được gói 30.000 tỷ và cũng tùy từng trường hợp cụ thể. Về phương thức thanh toán 1%/tháng mà khách hàng đề xuất sẽ khó áp dụng vì công ty không đủ nguồn tiền, bởi dòng vốn phải đi cùng với tiến độ xây dựng. Với trường hợp khách hàng chưa vay được, công ty vẫn đang chờ Nhà nước có chính sách hỗ trợ mới và chắc chắn đây là chính sách hỗ trợ lâu dài.
TheoInfonet
1 tỷ đồng băn khoăn mua căn hộ hay nhà thổ cư" alt=""/>Người mua căn hộ Jamona City 'chết kẹt' vì trót tin lời hứa