Người mẹ trẻ không thể nào quên được những giờ phút cuối đời của con: "Chloe hỏi tôi rằng liệu con bé có chết không. Thật ám ảnh khi đứa trẻ 13 tuổi này đã dự đoán đúng. Thật đau đớn. Trong 18 giờ cuối cùng của Chloe trên Trái đất, con tôi đã phải chịu đau đớn và bị đối xử khinh thường”.
Khi thấy âm thanh lạ phát ra từ lồng ngực của con gái, Longster đã báo cho y tá nhưng không nhận được sự quan tâm. Sau đó, Chloe được xác định mắc cúm A. Lúc này, bệnh nhi mới được đo huyết áp dù đã nhập viện được 8 tiếng.
Bác sĩ tư vấn cấp cứu Marwan Gamaleldin tiếp xúc với Chloe 3-4 lần trước khi cô bé chuyển đến Khoa Nhi. Chloe được chỉ định dùng 4 liều thuốc giảm thuộc 3 loại khác nhau.
Bác sĩ Gamaleldin cho biết trong khoảng thời gian 2 giờ theo dõi bệnh nhi, ông không nghĩ rằng cô bé nhiễm trùng huyết. Ông nói với tòa rằng có 4 dấu hiệu để khẳng định tình trạng bệnh bao gồm số lượng bạch cầu cao và sốt. Bệnh nhân cần có 1 trong 2 dấu hiệu này để được chẩn đoán là nhiễm trùng huyết. Chloe không có biểu hiện nào như vậy.
Y tá Tricia Martinez là người phân loại mức độ bệnh của Chloe khi cô bé vào Khoa Nho. Nữ y tá cho hay Chloe trông "đau đớn" nên cô xác định đây là trường hợp nghiêm trọng và yêu cầu chụp X-quang, nhưng không đánh dấu vào ô cần sàng lọc nhiễm trùng huyết.
"Trong thời gian tiếp xúc với bệnh nhi, tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn với đứa trẻ này. Nhưng chúng tôi chỉ có thể gợi ý rằng một người mắc bệnh này hoặc bệnh kia còn chẩn đoán sẽ do bác sĩ đưa ra”, nữ y tá nói.
Chloe không có bệnh lý nền, đã tử vong sau hơn 18 tiếng nhập viện. Hiệu trưởng Dan Cleary đánh giá: "Em ấy là một cá nhân năng động, tài năng và giàu lòng trắc ẩn. Em đã mang lại rất nhiều niềm vui, thể hiện lòng tốt với những người xung quanh".
Cuộc điều tra về cái chết của Chloe vẫn đang tiếp tục.
Quản lý bán hàng có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng
Những năm gần đây, ngành kinh tế nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống (F&B) nói riêng cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp. Phương thức bán hàng truyền thống hiện khó đáp ứng hoàn toàn mọi nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ, mô hình phần mềm quản lý bán hàng được ra mắt với nhiều tính năng, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Báo cáo thị trường phần mềm nền tảng bán hàng của Future market insights, thị trường phần mềm nền tảng bán hàng đạt khoảng 71,5 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến tăng lên 193,1 tỷ USD vào năm 2032 trên toàn cầu. Năm 2024 cho thấy làn sóng ứng dụng công nghệ mạnh mẽ, các doanh nghiệp F&B đua nhau sử dụng các giải pháp quản lý kinh doanh nhằm tháo gỡ các khó khăn trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Theo chia sẻ của nhiều người bán hàng, các phần mềm quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả vận hành, giảm áp lực cho nhà quản lý nhờ khả năng tự động hóa và trao quyền. Các giải pháp quản lý bán hàng mang đến nhiều tính năng tiện ích như lập kế hoạch, tổ chức và giám sát việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, giúp doanh nghiệp chuyển đổi hiệu quả đầu vào gồm lao động, vật liệu, công nghệ… thành đầu ra là sản phẩm có chất lượng cao.
Cùng với đó, các giải pháp quản lý bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu. Nhờ tính năng lưu trữ, phân tích hiệu quả dữ liệu khách hàng, các giải pháp này giúp doanh nghiệp dễ dàng phân loại và theo dõi tất cả thông tin liên quan đến khách hàng tiềm năng. Qua đó, doanh nghiệp có thể truy cập và trực quan hóa các số liệu bán hàng như doanh thu, quy trình bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân và sự hài lòng của khách hàng.
Bên cạnh doanh nghiệp, các phần mềm quản lý bán hàng còn mang đến nhiều trải nghiệm văn minh và thuận tiện cho người tiêu dùng. Trên môi trường công nghệ số, người tiêu dùng dường như có quyền lực hơn, được nhanh chóng đưa ra phản hồi nếu trải nghiệm chưa tốt. Nhờ đó, cả người bán lẫn người mua có thể dễ dàng tìm ra sự kết nối, giúp cải thiện dịch vụ để ngành kinh tế phát triển mạnh hơn.
1POS - Giải pháp quản lý bán hàng thông minh chỉ 1 chạm
Dẫn đầu xu hướng mang công nghệ đến gần hơn với người dùng, MobiFone ra mắt giải pháp Quản lý bán hàng thông minh 1POS đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ cho đến cả các hộ, cá nhân kinh doanh. Với đa dạng các tính năng ưu việt, 1POS đã và đang khẳng định mạnh mẽ uy tín trên thị trường, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn trong quá trình cải thiện hiệu suất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1POS cho phép người dùng quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh tại các chuỗi cửa hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Giải pháp này hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh như: Tạo, xử lý và lưu trữ chi tiết về các giao dịch, sản phẩm, thống kê, báo cáo kinh doanh, quản lý hàng hóa, kho hàng tại cửa hàng cũng như từng điểm tại chuỗi cửa hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Đặc biệt, 1POS còn có tính bảo mật thông tin cao, có thể mã hóa dữ liệu, quản lý quyền truy cập, đồng thời ghi lại nhật ký hoạt động của người dùng, từ đó bảo vệ mọi thông tin quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng.
Nằm trong hệ sinh thái Make in MobiFone, giải pháp 1POS được tích hợp cùng MobiFone Invoice - giải pháp Hóa đơn điện tử mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm tiện ích khi sử dụng dịch vụ. Khách hàng mua gói 1POS kỳ hạn 1 năm cho cửa hàng đầu tiên sẽ được nhận miễn phí gói 300 hóa đơn điện tử. Khách hàng mua gói 1POS kỳ hạn 2 năm cho cửa hàng đầu tiên được nhận 700 hóa đơn điện tử. Và khách hàng mua gói 1POS 3 năm cho cửa hàng đầu tiên được nhận 1.500 hóa đơn điện tử. Mỗi khách hàng chỉ được hưởng ưu đãi 1 lần duy nhất.
Với nền tảng công nghệ hiện đại, tích hợp với nhiều giải pháp trong hệ sinh thái Make In MobiFone, 1POS hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp ‘vượt ải’ bước qua mọi khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ra mắt giải pháp quản lý kinh doanh 1POS, MobiFone một lần nữa khẳng định dấu ấn chuyển mình mạnh mẽ, không dừng lại ở thị trường viễn thông mà còn mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
" alt=""/>Doanh nghiệp hưởng nhiều lợi ích khi ứng dụng giải pháp quản lý bán hàngChia sẻ cùng cộng đồng
Cách đây khoảng 3 năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bắt đầu triển khai thí điểm chương trình chi trả chính sách trợ cấp xã hội không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.
Để thực hiện chủ trương mới và khó này, một số địa phương huy động những người có trách nhiệm; trong đó, có các đoàn viên thanh niên thành thạo công nghệ cùng phối hợp với đơn vị dịch vụ chi trả qua thẻ như Viettel, Vietinbank, Bưu điện tỉnh...
Các bạn trẻ về tận cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn và hoàn thiện việc thu thập thông tin, cập nhật căn cước công dân, cài đặt, mở tài khoản, đăng nhập... cho đối tượng bảo trợ xã hội, người được ủy quyền có thể giao dịch thuận tiện.
Đến nay, tỷ lệ chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội ở các địa phương tăng cao.
Mới đây, Đoàn Thanh niên Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Tỉnh đoàn, đoàn cơ sở và đoàn các địa phương triển khai chương trình phục hồi di ảnh liệt sĩ.
Để hoàn thành nhiệm vụ ý nghĩa và thiêng liêng này, các đơn vị kêu gọi sự chung tay của các bạn đoàn viên có chuyên môn, rành về công nghệ phục hồi ảnh cũ, chỉnh sửa photoshop... tiến hành phục hồi, phục chế ảnh màu di ảnh các anh hùng liệt sĩ để trao tặng cho thân nhân.
Đó chỉ là một số hoạt động trong nhiều chương trình hành động của đoàn viên thanh niên trên địa bàn trong việc phát huy vai trò xung kích, tiên phong trong chuyển đổi số.
Đặc biệt, thanh niên ở nhiều đơn vị, địa phương tích cực tham gia hỗ trợ cộng đồng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số, nhất là nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người khuyết tật, người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Tuổi trẻ Công an tỉnh được đánh giá là lực lượng luôn xung kích đi đầu, có mặt trong mọi nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số. Đơn cử, triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng diện rộng, hệ thống tổng đài điện thoại, bộ đàm kỹ thuật số...; chủ công vận hành hệ thống camera giám sát an ninh công cộng và trật tự an toàn giao thông; khai thác, sử dụng hiệu quả hình ảnh từ hệ thống camera của Trung tâm IOC tỉnh...
Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, thanh niên Công an tỉnh còn tổ chức hàng loạt hoạt động thiết thực.
Trong đó, thực hiện thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân và định danh điện tử; tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho hàng ngàn sinh viên, cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và bà con ở vùng cao A Lưới...
Ngoài ra, lực lượng trẻ này còn xung kích trong tham gia tạo lập cơ sở dữ liệu để phục vụ nghiệp vụ an ninh, cảnh sát, xây dựng lực lượng cần được số hóa cũng như xây dựng các ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự.
Làm chủ công nghệ
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Hoàng Thị Thùy Linh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 12 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, một trong những dấu ấn đặc biệt của tuổi trẻ trong ứng dụng công nghệ số đó là đoàn viên đã cùng tham gia vào Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương.
Đến nay, có 100% xã, phường, thị trấn đều có thành viên Tổ công nghệ số là Bí thư, Phó Bí thư Đoàn thanh niên. Năm 2023, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông ra mắt nền tảng số “Đoàn Thanh niên” trên Hue-S.
Ứng dụng được xây dựng nhằm đưa dữ liệu cán bộ đoàn, đoàn viên trên địa bàn toàn tỉnh lên nền tảng số và kết nối, tăng tương tác trên ứng dụng Hue-S.
Thanh niên không chỉ là người dùng công nghệ mà còn là những người sáng tạo nội dung số, sử dụng thành thạo các nền tảng mạng xã hội.
Họ được xem là nguồn nhân lực chính trong các ngành công nghệ, là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và phát triển kỹ năng số cho địa phương ở nhiều lĩnh vực.
TS. Lê Vũ Toàn, giảng viên chính Trường Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số, lượng thông tin lưu chuyển trên không gian mạng là khổng lồ, đôi khi khó phân biệt đúng sai.
Trong khi thanh niên lại được nhìn nhận là đối tượng dễ bị lôi kéo theo cả chiều tích cực và tiêu cực.
Theo TS. Toàn, đó cũng là lý do dễ hiểu khi hiện nay, đối mặt với môi trường số, kinh tế số, không ít thanh niên đang bị lợi dụng, kích động tham gia vào các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật.
Hoặc, có nhiều người là nạn nhân của những hành vi lừa đảo... Do đó, trong bối cảnh đầy biến động của số hóa, mỗi thanh niên cần tỉnh táo, phải trang bị đầy đủ kiến thức để “miễn nhiễm” trước các luồng thông tin độc hại, không rõ nguồn gốc.
Nhận thức đúng và thay đổi thói quen tốt, nhạy bén, sáng tạo... là những tố chất cần trong mỗi đoàn viên, thanh niên để đồng hành tham gia vào quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Để loại bỏ những mặt trái khi sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số, nhiệm vụ của mỗi thanh niên là phải học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là về công nghệ thông tin, ngoại ngữ để tạo dựng cho mình “bộ lọc” tốt.
Thanh niên còn phải liên tục cập nhật, trang bị kiến thức và hiểu biết về cách thức vận hành, luật lệ của nền kinh tế số, sở hữu trí tuệ, tham gia đổi mới sáng tạo để đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
Theo HOÀI NGUYÊN(Báo Thừa Thiên Huế)
" alt=""/>Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận công nghệ số