![]() |
Nguyễn Cảnh Hoàng (phải) chụp ảnh kỷ yếu cùng bạn bè. |
Tối hôm qua, thông tin về sự thành công của đội tuyển Olympic toán quốc tế dự thi tại Brazil về đến Việt Nam. Đó cũng là thời khắc mà gia đình anh Nguyễn Cảnh Cường vỡ òa khi biết con mình lần đầu tiên đạt giải cao nhất tại một cuộc thi tầm cỡ.
Anh Nguyễn Cảnh Cường, bố của Hoàng nói: “Từ hồi cấp 1, Hoàng đã bộc lộ tư duy nhanh nhạy về toán. Thế nhưng suốt 12 năm học với bao nhiêu lần đi thi từ giải huyện đến giải Quốc gia, chưa khi nào Hoàng đạt giải nhất, luôn là vua về nhì.
Hoàng có 2 giải nhì kỳ thi Toán cấp tỉnh, 2 giải nhì kỳ thi Toán cấp Quốc gia, 2 giải nhì kỳ thi toán Quốc tế các thành phố".
Chị Trần Thị Việt Hà, mẹ của Hoàng chia sẻ: “Sáng nay, Hoàng gọi về nói Vàng rồi mẹ ơi làm cả gia đình nhảy lên sung sướng. Tối hôm qua, khi biết cả đội tuyển đều hoàn thành tốt phần dự thi, cả nhà sốt sắng không thể ngủ nổi, nghĩ lại thêm lần nữa về nhì.
Cuối cùng thì cậu con trai của anh chị đã thoát "định mệnh" về Nhì.
![]() |
Bố, mẹ và chị gái của Cảnh Hoàng. Ảnh: Bá Cường. |
Nói về nỗ lực học tập của con, anh Cường nói: Từ mẫu giáo thì Hoàng đã rất cố gắng và mẫn cảm với những con số và phép tính. Đến cuối cấp 1, khả năng Toán học của Hoàng được mọi người thừa nhận.
Các thầy cô và bạn bè đều cho rằng Hoàng tư duy toán rất nhanh, có thể giải toán theo nhiều cách, kể cả những cách chưa được hướng dẫn. Từ đó, gia đình cố gắng quan tâm đến Hoàng , thầy cô thì đầu tư để cháu có thể phát huy hết khả năng của mình.
Trong cuộc phỏng vấn ngắn qua điện thoại, Hoàng cho biết đây là lần đầu tiên em không “thất vọng” về bản thân mình. Từ trước đến giờ, vẫn mang danh vua về nhì nên em vẫn âm thầm cố gắng, tự học , tự cố gắng.
Vợ chồng anh Cường và chị Hà đều làm ở Cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, công việc bận rộn với suốt ngày hết bão lụt đến hạn hán. Quan tâm chuyện học hành của các con chỉ thể hiện ở những lời động viên, chị em Hoàng phải tự ý thức chuyện học hành.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang, chị gái Hoàng cho biết: Từ nhỏ thị chị em đã phải tự bảo ban nhau chuyện học hành, bố mẹ luôn bận rộn. Chuyện học tập của Hoàng thì chỉ có chị em biết.
Năm ngoái, khi lại thêm lần nữa “về nhì” trong cuộc thi toán Quốc gia, Hoàng tự hứa rằng sẽ quyết tâm để có suất trong đội tuyển Olimpic Quốc tế và phải giật giải cao.
Bố mẹ chỉ quan tâm được qua những lời động viên sau những buổi tan sở. Chị em cứ hải tự túc, tôi ủng hộ em hết mình, động viên mỗi khi thấy nó có ý “chùng” hay chán nản .
Trang cho biết, từ sớm thì Hoàng đã có ý thức tự học, “đóng cửa tu luyện” nhiều năm, nhất là những năm cuối cấp III mới đạt được thành tích như hôm nay.
![]() |
Nguyễn Cảnh Hoàng trong đội tuyển thi IMO Việt Nam 2017. |
Đến nay đã gần 3 tháng Hoàng rời gia đình để “tu luyện”. Chỉ sợ những lúc nhớ nhà mà con bị phân tâm.
Tâm sự ngắn qua điện thoại, Hoàng cho biết ước mơ sau này sẽ trở thành một thầy giáo, truyền thụ những điều mình học và tích lũy được cho các thế hệ sau.
Bá Cường
Là một trong 4 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế, Lê Quang Dũng từ nhỏ đến giờ hầu như luôn đứng vị trí số 1 trong các cuộc thi.
" alt=""/>Tấm Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế của “Vua về nhì”Sở kiến nghị tùy tình hình thực tế ở mỗi trường có thể tổ chức dạy thêm, học thêm vào các buổi khác nhau trên nguyên tắc không gây ảnh hưởng, đan xen với các lớp học chính khóa, không dạy thêm, học thêm vào các ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ tết.
![]() |
Mỗi học sinh học thêm không quá 18 tiết/tuần (Ảnh: Thanh Tùng) |
Mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Đảm bảo việc chọn lựa giáo viên và môn học theo nguyện vọng của học viên tham gia học thêm.
Học thêm trong nhà trường không quá 45 em/ lớp.
Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, nhưng không vượt quá mức trần.
Nhà trường thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường. Giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Mức chi và tỉ lệ phân bổ chi phải được thông qua hội đồng trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị.
Học thêm ngoài trường thu theo thỏa thuận
Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm. Công khai mức thu tiền học thêm, khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh theo quy định.
Sở cũng kiến nghị những tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm phải cam kết với UBND phường - xã, thị trấn nơi đặt địa điểm dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; an toàn phòng cháy chữa cháy; không gây ách tắc giao thông, giữ gìn trật tự, an ninh; đảm bảo vệ sinh môi trường.
Sở Giáo dục và đào tạo cũng đề nghị Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo hướng dẫn mức thu. Cụ thể như quy định rõ mức trần học phí đối với trường hợp dạy thêm, học thêm trong nhà trường, nội dung chi tiền học thêm và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài chính, công tác thu, chi từ hoạt động dạy thêm, học thêm.
Thanh tra thành phố thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của UBND TP về các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức dạy thêm, học thêm.
Riêng đối với Hiệu trưởng nhà trường, Sở kiến nghị quản lý và đảm bảo quyền lợi cho người học thêm. Nếu chấm dứt hoặc tạm dừng dạy thêm phải thông báo cho người học trước 30 ngày và hoàn trả kinh phí đã thu tương ứng phần dạy thêm không thực hiện.
Lê Huyền
-Phản ứng chuyện thầy giáo bắt đi học thêm và mắng chửi học sinh, gia đình có nguyện vọng đổi thầy, nhà trường bèn chuyển học sinh từ lớp chọn sang lớp thường.
" alt=""/>Đề xuất học thêm không quá 18 tiết/ tuầnTrong phần trao đổi, một nữ sinh đã đặt câu hỏi: “Em thấy có rất nhiều bài luận có những ý tưởng độc đáo trúng tuyển vào các trường đại học Mỹ, nhưng những bài luận đó cũng đi kèm với sự mạo hiểm. Liệu có cần thiết phải viết những bài luận độc đáo như thế không hay nên viết một bài luận bình thường hơn?”.
![]() |
Buổi tọa đàm “Chiến thuật lội ngược dòng vào đại học Mỹ khi hồ sơ có nhiều điểm chết” diễn ra chiều ngày 28/5 |
Trước câu hỏi này, Nguyễn Tùng Nam chia sẻ, cậu cũng từng có 2 luồng tư tưởng trong đầu, một là viết một bài luận bình thường, hai là viết một bài luận táo bạo.
“Hãy viết một bài luận càng táo bạo càng tốt. Người Mỹ luôn thích sự khác biệt. Đừng sợ sự táo bạo và khác biệt. Không có bài luận nào là bình thường cả” – Nam đưa lời khuyên.
Trong khi đó, thợ săn học bổng Trần Đắc Minh Trung – Thạc sĩ giáo dục ĐH Harvard - chia sẻ thông tin: Trung bình ban tuyển sinh chỉ dành thời gian khoảng 20 phút cho một bộ hồ sơ.
Từng học tập ở Singapore suốt những năm cấp 3, Nam chia sẻ, cậu đã “sốc” trước sự tự tin, hiểu biết của bạn bè cùng lứa, trong khi bản thân cậu còn không biết mình thích học môn gì, thích cái gì.
Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng là lúc cậu trưởng thành và học hỏi được nhiều điều.
“"Ý tưởng viết bài luận là gì?" là một câu hỏi quá chung. Ở bên Singapore có những khóa học dành cho học sinh muốn đi du học Mỹ. Ở đó, người ta đặt ra những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chạm vào cảm xúc như "bạn thích cái gì?", "ghét cái gì?"…, từ đó bật ra những ý tưởng và phát triển nó lên”.
![]() |
Nguyễn Tùng Nam - chủ nhân học bổng 4,8 tỷ đồng ĐH Colgate, Mỹ |
Khẳng định về tầm quan trọng của bài luận, thợ săn học bổng Trần Đắc Minh Trung – Thạc sĩ giáo dục ĐH Harvard, người từng giành được học bổng của nhiều ngôi trường danh giá như Pennsylvania, HEC Paris, Cornell, John Hopkins…đưa thông tin dựa theo các khảo sát: có đến 30-50% quyết định trúng tuyển và được cấp học bổng dựa chủ yếu trên nội dung bài luận.
Chia sẻ câu chuyện của mình, Nam cho biết, mọi thứ trong quá trình nộp đơn đều không theo bất cứ kế hoạch nào mà cậu đặt ra: điểm chuẩn hóa không như ý muốn, trượt ĐH Columbia trong vòng nộp sớm…
Thế nhưng, Nam đã biến thất bại này thành cơ hội để thành công ở một ngôi trường khác. Cậu đã giải thích với những trường nộp sau về lý do mình thất bại và kinh nghiệm gì rút ra từ đó. “Câu chuyện của mình để nói với các bạn rằng, quá trình "apply" không kết thúc sau khi ấn nút nộp đơn”.
Với tư cách là một giáo viên, thầy Đặng Minh Tuấn – người sáng lập Edutalk & UberMath nêu lên một thực tế. Do dạy ở trường chuyên Hà Nội – Amsterdam nên có rất nhiều học sinh có ý định đi du học, vì thế thầy chứng kiến nhiều học sinh bỏ bê việc học trên lớp để học SAT, ôn TOEFL. Và chính điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm GPA (điểm trung bình học tập) của các em – một yếu tố mà các trường luôn coi trọng.
“Đừng quá tập trung vào SAT, TOEFL khi GPA chưa tốt” – thầy Tuấn nói.
Việc học tập trên lớp cũng thể hiện thái độ rõ nhất của học sinh, và nó sẽ ảnh hưởng đến thư giới thiệu mà các em muốn thầy cô viết cho các em. “Các thầy cô cần phải thấy thái độ học tập của các em có cầu thị không, có cố gắng không, có giúp đỡ các bạn khác hay không… Đừng quên việc học trên lớp bởi vì nó cực kỳ quan trọng”.
![]() |
Thầy Đặng Minh Tuấn (trái) đưa ra một số lời khuyên với tư cách là giáo viên |
Thầy Đặng Minh Tuấn cũng đưa câu chuyện của Đinh Thị Hương Thảo – chủ nhân của 2 tấm Huy chương Vàng Olympic Vật lý vừa giành học bổng của Viện Công nghệ Massachusetts - ra làm ví dụ cho việc sẽ khó khăn như thế nào nếu không đưa ra một lộ trình cụ thể cho mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, thầy Tuấn cũng chỉ ra xu hướng của nhiều bạn bây giờ chỉ làm những thứ mang lại chứng chỉ để làm đẹp hồ sơ, mà không quan tâm làm giàu trải nghiệm cho bản thân, để những gì mình nói ra là ngôn ngữ của mình, chỉ riêng mình có, từ đó tạo ra sự khác biệt.
“Các bạn hãy tìm ra thứ mà chỉ duy nhất mình có, thứ làm mình nổi bật hơn người khác”.
“Bây giờ nhiều phụ huynh đang làm thay con từ GPA cho đến làm hồ sơ. Đến lúc các con phải làm thật thì không biết gì cả”.
Trả lời câu hỏi của một học sinh lớp 11: mặc dù thích môn xã hội nhưng điểm số các môn tự nhiên lại cao hơn thì nên chọn ngành tự nhiên hay xã hội, thầy Đặng Minh Tuấn khẳng định: Những kiến thức trong sách giáo khoa không có gì đặc biệt cả, điều đó chỉ cho thấy em có năng lực giải quyết vấn đề tốt.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Du học Mỹ: Đừng bao giờ viết một bài luận bình thường