Anh Vũ Anh Tài (đội 24, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) liên hệ tới báo VietNamNet để phản ánh bức xúc về trường hợp bảo hành chiếc xe Nissan X-Trail V-Series 2.5 SV Luxury giá hơn 1 tỷ đồng mua vào tháng 5/2019 tại đại lý Nissan Tây Hồ (Hà Nội).
Anh Tài cho biết, từ lúc mua xe đều bảo dưỡng định kỳ tại Nissan Phạm Văn Đồng (Hà Nội), đến ngưỡng 80.000 km thì xe gặp vấn đề.
"Ngày 28/4/2022 chiếc xe của tôi có dấu hiệu lỗi khi vận hành, màn hình xe báo lỗi động cơ. Tôi gọi ngay cho nhân viên tư vấn dịch vụ Nissan Phạm Văn Đồng thì được hướng dẫn cẩu xe về đại lý để kiểm tra. Sau vài ngày tôi nhận thông báo xe lỗi hộp số, nhưng phải 1 tháng sau xe của tôi mới được chấp nhận làm bảo hành sau rất nhiều lần tôi gọi điện cho tổng đài Nissan cũng như đại lý.
Đến tận ngày 7/6, tôi được nhân viên dịch vụ báo đến nhận xe và được thông tin xe đã được bảo hành thay mới hộp số và bộ điều khiển hộp số. Tuy nhiên, khi chạy xe từ Hà Nội lên Điện Biên đến ngày 10/6 thì lại có dấu hiệu lỗi. Sau khi khởi động, vào số tiến nhưng xe không di chuyển, kể cả chuyển sang số lùi, phải một lúc lâu xe mới nhận số nhưng di chuyển khá chậm chạp dù vào ga mạnh," anh Tài kể lại chi tiết quá trình xe bị lỗi.
Như vậy, chiếc X-Trail của anh Tài lại bị lỗi lần thứ hai chỉ sau 3 ngày trả bảo hành. Một lần nữa, anh Tài lại phải đưa xe về trở lại đại lý Phạm Văn Đồng. Tại đây, chiếc xe trị giá hơn 1 tỷ đồng vẫn được thông báo lỗi cũ và được tháo hạ động cơ, hộp số xuống để kiểm tra. Còn người chủ xe này lại tiếp tục... chờ.
Sau hơn 1 tháng, vào ngày 16/7, anh Vũ Anh Tài lại "khăn gói" từ Điện Biên xuống Hà Nội để làm việc và kiểm tra hiện trạng chiếc Nissan X-Trail của mình nhưng phía đại lý vẫn chưa có thông tin chính thức về phương án sửa chữa và các bước tiếp theo.
Anh Tài cho biết, rất không hài lòng về cách làm việc từ phía đơn vị bảo hành, đồng thời lo lắng tài sản của mình nằm chờ quá lâu với hiện trạng đã tháo rời động cơ, hộp số.
Lời kêu cứu cách Hà Nội 470 km
Sau gần 3 tháng chờ đợi, đi lại với tổng chiều dài cả đi lẫn về giữa Hà Nội - Điện Biên gần 1.000 km, anh Tài đã rất bức xúc và cảm thấy mất kiên nhẫn trước việc đại lý "chậm trễ" đưa ra phương án giải quyết, còn phía nhà phân phối mới của Nissan Việt Nam là công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Ô tô Việt Nam (VAD) lại "đá bóng" sang Nissan Châu Á Thái Bình Dương.
"Đã một tháng trôi qua tôi nhiều lần gọi cho tổng đài của Nissan thì được trả lời vẫn đang tìm nguyên nhân và gửi thông tin cho nhà mày Nissan Thái Lan, Nhật Bản và xin ý kiến Nissan khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Lần gần nhất tôi có yêu cầu hãng cho tôi giấy tiếp nhận xe làm bảo hành và ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành thì được nhân viên tổng đài trả lời chưa chấp nhận làm bảo hành vì chưa xác định được lỗi do chất lượng phụ tùng thay thế hay do lỗi vận hành.
Tôi nhận thấy Nissan đang cố tình kéo dài thời gian sửa chữa cho xe của tôi, và có dấu hiệu cố tình chối bỏ trách nhiệm về chất lượng thay thế phụ tùng kém trong lần bảo hành trước đó", anh Tài bức xúc nói.
Cực chẳng đã, ngày 12/7, anh Tài đã gửi đơn kêu cứu tới Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương). Trong đơn, ngoài nêu rõ về quá trình bảo hành xe, anh Tài đề nghị mong muốn hãng Nissan phải giải quyết đúng quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, có phương án đều bù tổn thất và những bất tiện trong thời gian qua theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
"Bản thân tôi làm kinh doanh bảo hiểm, phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh miền Bắc nên mới mua ô tô để phục vụ công việc. Mỗi tháng xe nằm xưởng đã tiêu tốn của tôi khoảng 25 triệu tiền đi lại. Hiện nay vợ tôi cũng đang mang bầu nên việc không có xe cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình rất nhiều. Ngay cả số tiền chở xe cứu hộ từ Điện Biên về Hà Nội hết 5 triệu đồng, tiền đổ xăng để kỹ thuật viên chạy thử hết 1 triệu đồng tôi cũng phải tự bỏ tiền túi ra. Trong khi đó, chiếc xe tài sản hơn 1 tỷ đồng nằm không nhiều tháng mà không hề có hỗ trợ nào từ đại lý,"anh Tài bức xúc.
Hiện tại, điều chủ chiếc Nissan X-Trail này quan tâm là bên cạnh đòi quyền lợi hợp pháp theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng còn là chất lượng của hộp số thay thế liệu có đúng chất lượng, đúng kỹ thuật bởi thời gian lần thứ 2 xe gặp lỗi tương tự như lần 1 là quá ngắn. Và không có gì chắc chắn rằng chiếc xe sẽ không gặp lỗi tương tự lần thứ 3, thứ 4,...
Thời điểm tháng 4/2019, trước việc hàng chục chủ xe Nissan X-Trail phản ánh về hiện tượng dầu (nhớt) bị loang ở vùng hộp số tiếp giáp với động cơ, Nissan Việt Nam (khi đó vẫn thuộc quyền phân phối của Tanchong Malaysia) đã công bố nguyên nhân những vết dầu loang chỉ là dầu chống gỉ cho hộp số, không nguy hại và không gây ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ, hộp số CVT. Kết luận này sau đó vẫn không làm hài lòng người dùng bởi một số chủ xe phải khắc phục nhiều lần vẫn chưa hết chảy đầu. Thậm chí trường hợp anh N.V. Dũng, một chủ xe X-Trail bị rò dầu tại Hà Nội sau đó đã được cho mượn xe đi tạm vì bị chảy dầu nặng và lâu nhất. Từ ngày 1/10/2020 đến nay, Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Ôtô Việt Nam (VAD) đã chính thức thay thế Tanchong Malaysia quyền phân phối xe Nissan tại Việt Nam, đồng thời tiếp quản nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng cho các xe Nissan bán qua nhà phân phối cũ. |
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Chủ xe Nissan XChiếc Honda Civic đỗ như thể ở nhà mình
![]() |
Đầu chiếc xe đỗ hẳn lên thảm hành lang của cơ sở mátxa trẻ em. |
"Chủ chiếc xe này nhiều lần đỗ ngang trước cửa cơ sở của em, trèo hẳn lên vỉa hè đỗ. Nhưng đây là lần thứ hai trong tháng người này có kiểu đỗ ngang nhiên đến vô lý như vậy. Em đã nhắc nhở nhưng dường như người này coi việc đỗ như vậy là quyền của anh ấy," chị Thương bức xúc.
Thậm chí khi nhân viên của chị Thương liên hệ để người này rời xe ra khỏi cửa để đón khách thì thái độ chủ xe cũng dửng dưng, mãi sau mới chịu đánh xe đi và không nói một lời nào.
Chị Thương chỉ biết lắc đầu ngao ngán bởi bản thân không phải dân địa phương mà chỉ đến thuê địa điểm kinh doanh, giờ gặp hàng xóm ngang ngược vậy ảnh hưởng rất nhiều đến công việc.
Xem video về chiếc xe đỗ kiểu ngang ngược khó tin:
Thời gian qua, đã xảy ra rất nhiều trường hợp va chạm giữa chủ nhà và người đỗ xe, từ xô xát nhỏ cho đến vi phạm pháp luật. Điển hình nhất mới đây ở Hưng Yên, đối tượng Lê Tuấn Phong, sinh năm 1979, ở căn biệt thự phố Thủy Nguyên vì bức nhiều ô tô ở khu chung cư gần đó đỗ chiếm chỗ để xe của mình nên đã dùng súng cao su bắn vỡ kính khoảng chục chiếc ô tô.
Hay như ngày 22/3, Công an thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Ba (49 tuổi, ngụ thị xã Tân Uyên) để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản. Ba là người đã thẳng tay đập phá xe Toyota Innova của một người lạ đỗ không xin phép trong khu đất của mình, thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 130 triệu đồng.
Để tránh xảy ra những bức xúc không đáng có giữa người dân có nhà mặt đất bị ảnh hưởng bởi nạn đỗ xe "chùa", giới tài xế cần phải văn minh hơn trong việc chọn nơi đỗ, ghi lại số điện thoại hoặc hỏi trước người dân xung quanh khi có ý định dừng đỗ xe một thời gian.
Đình Quý(video: Trần Thương)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mới đây, hình ảnh trên mạng xã hội về chiếc Kia Morning đỗ cắm đầu vuông góc trên vỉa hè, choán toàn bộ mặt tiền của một cửa hàng đã gây bùng nổ tranh luận về cả quy định và văn hóa giao thông.
" alt=""/>Bức xúc hàng xóm đỗ ô tô ngang nhiên vào trong cửa nhàMột nhân viên y tế đã kể câu chuyện về gia đình của 2 bệnh nhân khiến nhiều người suy ngẫm.
Bệnh nhân đầu tiên là một nhà sản xuất phim. Để mở rộng quan hệ, anh thường say khướt mỗi khi đi nhậu. Việc thức khuya, làm thêm giờ là thường tình. Khi được chẩn đoán bị viêm thận mãn tính, phải nhập viện điều trị, anh nhận ra công việc mình từng sống chết theo đuổi chẳng còn quan trọng nữa.
Anh thở dài: “Công việc giống như một quả bóng, nếu rơi xuống sẽ bật lại. Sức khỏe lại giống như quả cầu thuỷ tinh, một khi rơi xuống sẽ vỡ tan tành”.
Bệnh nhân thứ 2 là một người mẹ có con bị tăng kali máu. Cô cho biết mình chuẩn bị rất kỹ từ lúc mang thai, khi con được 5-6 tuổi đã được cho học piano, khiêu vũ. Khi con chuẩn bị vào tiểu học, cô đăng ký cho con học dự thính và nhiều lớp ngoại khóa khác nhau.
Mãi tới năm ngoái, khi con cô được phát hiện mắc bệnh. Cô nghĩ đó là căn bệnh nan y nên khóc mấy đêm liền, ngày nào cũng đưa con đi khám. May mắn thay, tăng kali máu không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Lúc này, cô mới bừng tỉnh và chú trọng tới sức khỏe của con mình hơn. Cô chỉ mong con được khỏe mạnh, học gì hay luyện tập gì cũng không còn quan trọng nữa. Trước khi con cô mắc bệnh, 2 vợ chồng lo đi làm, muốn kiếm nhiều tiền mua được ô tô, một ngôi nhà, cố làm thật nhiều để con cái không thua kém bạn bè.
Sau chuyện này, cô cảm thấy những điều trước đây mình quá chú trọng giờ thật tầm thường. Giờ đây cô chỉ có một suy nghĩ đơn giản, chỉ cần con còn sống là tốt rồi.
Điều bình thường hằng ngày là thứ xa xỉ trong bệnh viện
Một cư dân mạng chụp được bức ảnh một gia đình 3 người đang chơi đùa với nhau. Người bố mắc bệnh bạch cầu, vì sức đề kháng thấp nên nếu nhiễm bệnh có thể tử vong.
Người bố phải ở lại bệnh viện theo dõi, người nhà có 2 tiếng rưỡi ghé thăm. Hôm đó, mẹ dẫn con gái tới thăm bố. Ba người chơi trò đại bàng bắt gà con. Khi thấy cảnh này, nhiều người nghĩ đáng lẽ điều này nên xuất hiện vào một buổi chiều đầy nắng trong công viên, một gia đình 3 người hạnh phúc chơi đùa với nhau.
Khi chạm tới ranh giới giữa sống và chết, khi đau đớn chịu đựng nỗi đau bệnh tật mỗi ngày, người ta mới nhận ra hóa ra những điều bình thường trong cuộc sống lại trở nên xa xỉ trong bệnh viện.
Bạn nghĩ cuộc sống của mình lặp đi lặp lại và nhàm chán, nhưng những người mắc bệnh nan y lại cho rằng, được ngắm bình minh, ngửi mùi thơm của hoa, trò chuyện với những người thân thiết là món quà tuyệt vời nhất của cuộc sống.
Nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer từng nói: “Người ăn xin khỏe mạnh hạnh phúc hơn một vị vua ốm yếu”.
Hạnh phúc rốt cuộc là gì? Đối với một số người, đó chính là được chạy nhảy dưới ánh hoàng hôn, được ăn uống no say cùng bạn bè, được nắm tay vợ/chồng tới già. Thế nhưng, đối với những bệnh nhân trong bệnh viện, họ không biết ý nghĩa cuộc sống là gì, bởi chỉ cần được sống như người bình thường đã là niềm hạnh phúc lớn nhất.
Người duy nhất đồng hành cùng bạn vượt qua khó khăn là gia đình
Có một bộ phim ngắn kể về câu chuyện của một thợ chà nhám tên Dai Zhaozhang (Trung Quốc). Do tính chất công việc nên phổi của anh chứa đầy bụi hợp kim. Anh chỉ có thể nằm trên giường và dựa vào máy thở để duy trì sự sống.
Bác sĩ cho biết, nếu Dai Zhaozhang không được ghép phổi sẽ không thể sống được. Dù chỉ có 50% cơ hội sống sót, nhưng cha anh nhất quyết đòi thay phổi cho con trai mình.
Để có tiền chữa bệnh, người cha đã đi từng nhà trong làng để vay tiền. Vào ngày phẫu thuật, sau 4 tiếng bác sĩ ra sức cứu chữa, tảng đá trong lòng người cha già cuối cùng cũng rơi xuống.
Khi nhìn thấy con trai dần hồi phục và có thể ăn được, người cha mới có thể mỉm cười mãn nguyện. Đối với người cha, chỉ cần con khỏe mạnh, dù có vào dầu sôi lửa bỏng vẫn chấp nhận.
Dai Zhaozhang chứng kiến sự hy sinh vô bờ bến của cha mình, anh xúc động nghẹn ngào.
Khi trải qua một trận thập tử nhất sinh, hiểu biết về cảm xúc của chúng ta trở nên rõ ràng hơn. Cha mẹ - những người mà bạn coi thường là già nua và vô dụng, hóa ra lại luôn bên cạnh con cái. Vợ chồng – người đầu ấp tay gối mà bạn thường cãi vã, mới là người ở bên cạnh lúc ốm đau.
Khi cận kề cái chết, bạn sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa cuộc sống. Trong cuộc sống không có gì quan trọng hơn việc được sống. Có cơm ăn áo mặc, không muộn phiền lo lắng là một phúc lành.